Mã SWIFT là một trong những thuật ngữ được nhiều người nhắc đến mỗi khi tiến hành giao dịch chuyển tiền quốc tế. Vậy đây có phải là cách tốt nhất để bạn gửi tiền ra nước ngoài không và cùng tìm hiểu ưu cũng như nhược điểm của hình thức này.
1. Về SWIFT và mã SWIFT
Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, thường được gọi là SWIFT, cung cấp một môi trường mạng được tiêu chuẩn hóa, an toàn cho phép các tổ chức tài chính trên toàn thế giới trao đổi thông tin về các giao dịch tài chính. Với hơn 35 triệu giao dịch được thực hiện qua mạng của mình mỗi ngày, SWIFT là một trong những cách phổ biến nhất để chuyển tiền quốc tế.
Mã SWIFT (mã BIC) là mã số duy nhất cho mỗi tổ chức tài chính, chứa 8 hoặc 11 ký tự xác định: Quốc gia, thành phố và chi nhánh của ngân hàng. Khi ngân hàng gửi và nhận có giao dịch, tiền sẽ được chuyển ngay lúc ngân hàng đích nhận được thông báo SWIFT từ ngân hàng gửi.
Trong trường hợp hai ngân hàng không có thỏa thuận trực tiếp, một hoặc một số ngân hàng trung gian sẽ hỗ trợ quá trình này, làm tăng thêm chi phí và thời gian chuyển tiền.
Nói chung mạng chuyển tiền qua mã SWIFT có hơn 11.000 tổ chức thành viên trên toàn thế giới, bao gồm cả như ngân hàng và các tổ chức tài chính khác như sàn giao dịch hoặc trung tâm thanh toán bù trừ. Với thời gian tồn tại suốt 50 năm qua, SWIFT đã trở thành phương thức tiêu chuẩn để chuyển tiền giữa các ngân hàng ở bất kỳ đâu trên thế giới.
2. Cách mã SWIFT hoạt động
SWIFT hoạt động như một mạng nhắn tin, theo nghĩa là các ngân hàng thực hiện lệnh giao tiếp thanh toán giữa các tài khoản ngân hàng thay vì chuyển tiền thực tế.
Các lệnh thanh toán này được gửi bằng cách sử dụng mã SWIFT để đảm bảo rằng tiền của bạn sẽ đến đúng tài khoản người nhận. Và bạn sẽ được yêu cầu cung cấp mã SWIFT này mỗi khi thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài.
Vì SWIFT được sử dụng cho các khoản thanh toán xuyên biên giới nên đơn vị tiền tệ ban đầu phải được chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ đích. Một trong những ngân hàng liên quan thường sẽ thực hiện việc trao đổi tiền tệ. Tùy thuộc vào người gửi và đơn vị tiền tệ đích, việc chuyển đổi tiền tệ kép có thể diễn ra.
3. Thanh toán với mã SWIFT mất bao lâu?
Sau khi chuyển khoản được bắt đầu, thanh toán SWIFT có thể mất từ 1 đến 5 ngày làm việc để hoàn tất.
Một trong những lý do chính khiến việc chuyển tiền chậm bằng mã SWIFT là do các thủ tục phòng chống gian lận và chống rửa tiền (AML) được thực hiện bởi các ngân hàng tham gia giao dịch.
Một yếu tố nữa là khi ngân hàng người gửi và người nhận không có sự thỏa thuận trực tiếp, các ngân hàng trung gian sẽ kéo dài quy trình này hơn.
Và cuối cùng, các ngày lễ ngân hàng, ngày cuối tuần và lịch trình của các khu vực khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian xử lý chuyển khoản.
4. Cần thông tin gì để thực hiện chuyển khoản SWIFT?
Để gửi thanh toán bằng mã SWIFT quốc tế, bạn cần cung cấp các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ người nhận
- Tên và địa chỉ ngân hàng của người nhận
- Số tài khoản của người nhận (IBAN)
- BIC hoặc mã SWIFT của ngân hàng người nhận. Nếu không biết mã SWIFT/BIC của ngân hàng, bạn có thể lấy thông tin này từ ngân hàng hoặc trang web của họ.
Thực tế là SWIFT đã tồn tại hàng chục thập kỷ qua và đã trở thành tiêu chuẩn cho các giao dịch tiền quốc tế an toàn.Điều này là do mạng SWIFT chỉ truyền đạt các hướng dẫn chuyển tiền được mã hóa giữa các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thông qua mã SWIFT thay vì thực sự chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác.
Như vậy, trong quá trình chuyển tiền SWIFT, tiền chỉ được xử lý bởi các ngân hàng tham gia vào giao dịch, làm cho nó trở thành một cách gửi tiền ra nước ngoài an toàn và bảo mật cao.
Quy trình thực hiện chuyển tiền SWIFT cụ thể như sau:
Xác minh danh tính của bạn: Bạn có thể thực hiện chuyển khoản ngân hàng trực tuyến từ tài khoản ngân hàng trực tuyến hoặc đến trực tiếp ngân hàng. Nếu là trực tuyến, bạn sẽ cần phải đăng nhập hoặc xác nhận danh tính của mình để tránh gian lận.
Đảm bảo bạn có đủ tiền: Đảm bảo bạn có đủ tiền trong tài khoản để tránh trường hợp ngân hàng từ chối khoản thanh toán của bạn do không đủ tiền.
Kiểm tra tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có thể thay đổi đôi chút từ một dịch vụ chuyển tiền và ngân hàng này sang ngân hàng khác. Vì vậy hãy đảm bảo kiểm tra xem tỷ giá mà ngân hàng của bạn đưa ra có nằm trong phạm vi của bạn hay không và liệu bạn có bị tính thêm phí chuyển đổi tiền tệ hay không.
Xác nhận chuyển khoản của bạn: Nếu bạn đồng ý với tỷ giá hối đoái, bạn có thể tiếp tục và xác nhận thanh toán. Và cuối cùng, thông qua mã SWIFT, tiền của bạn sẽ được chuyển đổi và nhận bởi người nhận của bạn bằng loại tiền trong tài khoản ngân hàng của họ, theo tỷ giá hối đoái đã thỏa thuận.
5. Ưu và nhược điểm của thanh toán mã SWIFT
5.1. Ưu điểm mã SWIFT
Vốn là phương thức thanh toán đã được thiết lập, chuyển khoản SWIFT phải tuân theo quy trình xác minh chống gian lận và chống rửa tiền nghiêm ngặt, giúp giữ an toàn cho tài khoản ngân hàng và giao dịch của bạn.
SWIFT được sử dụng ở hơn 200 quốc gia bởi hơn 11.000 tổ chức, điều này khiến nó trở nên phổ biến để chuyển tiền giữa hầu hết hai quốc gia.
5.2. Nhược điểm đối với chuyển mã SWIFT
Đầu tiên, cơ chế khá phức tạp khiến việc chuyển tiền diễn ra chậm chạp, cần tới 5 ngày làm việc để hoàn tất một giao dịch. Sự chậm trễ có thể còn lâu hơn tùy thuộc vào điểm đến, thời gian đóng cửa của ngân hàng và thỏa thuận giữa các ngân hàng.
Thứ hai, chuyển tiền SWIFT khá đắt. Nếu cần một ngân hàng trung gian để hoàn tất quy trình, phí bổ sung có thể sẽ được cộng vào tổng chi phí chuyển khoản của bạn. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ bất kỳ khác nhau giữa các ngân hàng và chúng cũng thay đổi hàng ngày nên khiến cho mức phí chuyển tiền SWIFT không mấy dễ chịu và cố định.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc gửi tiền ra nước ngoài bằng SWIFT không hề đơn giản. Bạn được yêu cầu nhập nhiều thông tin bao gồm tên và địa chỉ của người nhận, tên ngân hàng, mã SWIFT hoặc BIC và số IBAN (tài khoản ngân hàng) của người nhận.
6. Kết
Cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu thông qua SWIFT được chấp nhận và sử dụng bởi nhiều loại tổ chức trên thị trường tài chính và vốn, bao gồm ngân hàng, sàn giao dịch, kho lưu ký, môi giới, sàn giao dịch tiền tệ, đại lý chứng khoán và tổ chức quản lý tài sản.
Tuy nhiên có một điều thú vị, mã SWIFT là bắt buộc đối với mọi giao dịch quốc tế ngoại trừ khu vực SEPA. Nếu bạn gửi đồng euro giữa các quốc gia EU trong mạng SEPA, giao dịch chuyển tiền của bạn sẽ được xử lý trong vòng 1 ngày làm việc và bạn không cần mã BIC hoặc mã SWIFT (Tuy nhiên bạn vẫn cần số IBAN hoặc số ngân hàng của người nhận). Còn đối với những khu vực khác, như từ Việt Nam chuyển tiền đi thế giới đều cần mã SWIFT nếu bạn muốn chuyển tiền qua mạng này.