VN-Index là chỉ số đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Chỉ số VN-Index không chỉ giúp nhà đầu tư phân tích sự biến động của giá các cổ phiếu trên sàn, VN-Index còn là chỉ số giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá và dự đoán sự thay đổi trong tương lai nhằm ra những chiến lược đầu tư hiệu quả.
VN-Index là gì?
VN-Index là chỉ số đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) từ lúc thị trường chứng khoán bắt đầu hoạt động. VN-Index được dùng để so sánh giá trị vốn hóa của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại so với ngày cơ sở 28/7/2000.
Ngày đầu tiên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên là 28/7/2000 và đây cũng chính là ngày cơ sở được lựa chọn để tính chỉ số VN-Index, với giá trị cơ sở ban đầu là 100 điểm.
Chỉ số VN-Index được cập nhật khi viết bài viết này (sáng 17/11/2021) là 1465.28 điểm, tức tại thời điểm này, tổng giá trị của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE hiện tại cao gấp 14,6528 lần so với giá trị cơ sở ban đầu vào ngày 28/7/2000.
Một số cột mốc trong lịch sử chỉ số VN-Index
Năm 2006 là cột mốc quan trọng đầu tiên của chỉ số VN-Index khi Việt Nam gia nhập WTO. Sự kiện này khiến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh, kéo theo đó là chỉ số VN-Index cũng chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt. Tuy nhiên, sau khoản thời gian tăng mạnh này là nhiều phiên giảm điểm liên tiếp của cổ phiếu trên thị trường.
Năm 2007, quy định cắt giảm ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp có niêm yết cổ phiếu trên sàn bắt đầu có hiệu lực. Bên cạnh đó, các công ty doanh nghiệp nhà nước cũng bắt đầu tiến hành IPO (tạm dịch “Phát hành lần đầu ra công chúng” – Initial Public Offering). Chỉ trong năm 2017, chỉ số VN-Index tăng gần 4 lần so với 2006, khiến đây là thời điểm được nhận định là năm huy hoàng nhất của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau khoảng thời gian hoàng kim là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2008, đây là năm không mấy lạc quan đối với nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Tuy nhiên, điều khả quan là dưới sự kích cầu từ chính phủ, chỉ số VN-Index có xu hướng tăng trở lại.
Nhiều sự kiện quốc tế liên tục diễn ra, lấy ví dụ như “ Thiên nga đen” đã diễn ra và gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và TTCK. Tại thời điểm kỷ niệm 20 năm của ngành chứng khoán Việt Nam (08/08/2016), VN-Index đã đạt 660.30 điểm.
Những biến động của VN-Index 5 năm gần đây
Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đánh dấu sự hồi phục tích cực của VN-Index sau những tổn thất kinh tế. Vào ngày 25/12/2017, chỉ số VN-Index được ghi nhận là 970 điểm, VN-Index đã tăng gấp rưỡi so với năm 2016. Đây cũng là năm thị trường trái phiếu của nước ta phát triển mạnh.
Năm 2018 có thể xem là năm khủng hoảng của thị trường chứng khoán khi chỉ số VN-Index đã đạt 1221.93 điểm vào ngày 10/04/2018, đây giá trị cao nhất trong lịch sử tại thời điểm đó nhưng chỉ sáu tháng sau VN-Index lại giảm chạm đáy chỉ còn 888 điểm (30/10/2018). Đây là lần đầu tiên sàn giao dịch HOSE và cả những điểm giao dịch chứng khoán khác tại Việt Nam phải dừng hoạt động 2 ngày vì sự cố hệ thống.
Đầu năm 2019, thị trường chứng khoán đã có nhiều khởi sắc khi vào ngày 11/03/2019 chỉ số VN-Index đạt 1004.52 điểm và cũng cuối năm này, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng ổn định hơn rất nhiều.
Những tác động của đại dịch Covid-19 lên VN Index là gì?
Một năm khó khăn nữa của nền kinh tế thế giới nói chung là năm 2020, khi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng tài sản khiến chỉ số VN-Index bị giảm mạnh đến 31%. Đây là đợt suy giảm lớn thứ hai đối với thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2018.
Nhờ vào tình hình dịch bệnh ở Việt Nam thời điểm này được kiểm soát rất chặt chẽ, cùng với đó là những hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước khi quyết định cắt giảm lãi suất mà vào quý 2 năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam và VN-Index đã bắt đầu có những thay đổi tích cực trở lại. Bên cạnh đó, việc dịch bệnh được quản lý tốt cũng khiến Việt Nam trở thành thị trường đầu tư tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài quay lại với số lượng lớn hơn trước rất nhiều.
TTCK vẫn theo đà tăng trưởng đến đầu năm 2021 với chỉ số VN-Index đạt mức 1491.58 điểm được ghi nhận vào ngày 26/02/2021. Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian gần đây khiến thị trường liên tục biến động. Tuy nhiên, dựa theo những đánh giá của các chuyên gia thì thị trường chứng khoán Việt Nam và VN-Index sẽ lại tiếp tục khởi sắc trở lại trong tương lai.
Những ý nghĩa từ chỉ số VNIndex là gì?
Chỉ số VN-Index không chỉ giúp nhà đầu tư phân tích sự biến động của giá các cổ phiếu trên sàn, đây còn là chỉ số giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá và dự đoán sự thay đổi của thị trường chứng khoán trong tương lai. Hãy cùng 5 ý nghĩa xung quanh chỉ số VN-Index là gì nhé.
VN-Index – Thể hiện một cách khách quan sự tăng trưởng và suy thoái của nền kinh tế
VN-Index được xem như cách đánh giá khối lượng của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn, VN-Index giúp đo lường sự phát triển của trình độ kinh tế nói chung hay của từng doanh nghiệp nói riêng. Chỉ số VN-Index và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu tỷ lệ này tăng, nền kinh tế đang thúc đẩy sự phát triển và ngược lại nếu giảm, chứng tỏ nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái.
VN-Index – Thể hiện tâm lý của nhà đầu tư
Ngoài những yếu tố phản ánh nền kinh tế thì chỉ số VN-Index còn phản ánh tâm lý của nhà tư đối với thị trường chứng khoán vào thời điểm đó. Trường hợp nền kinh tế tốt, nhà đầu tư sẽ có niềm tin về sự tăng trưởng của cổ phiếu, từ đó họ tích cực thực hiện các giao dịch và kéo theo đó là sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index. Nhưng nếu những nhà đầu tư cho rằng nền kinh tế sẽ suy thoái trong thời gian tới thì học sẽ có tâm lý bi quan và ít hứng thú hơn đối với việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Điều này sẽ khiến giá của tổng thể cổ phiếu bị giảm, từ đó VN-Index cũng bị giảm theo.
VN-Index – Thể hiện hiệu suất thị trường chứng khoán
Hiệu suất của thị trường chứng khoán được tính bằng tỷ lệ giá trị vốn hóa của thị trường ở thời điểm hiện tại so với ngày cơ sở. Thông qua chỉ số VN-Index có thể đánh giá được tình hình TTCK hiện tại.
VN-Index – Thể hiện sự “tụt dốc” của nền kinh tế
Khi thị trường suy thoái hay tụt dốc thì chỉ số VN-Index cũng biến động ở mức thấp. Dù việc đánh giá một nền kinh tế có đang phát triển hay bấy ổn không chỉ dựa vào VN-Index, nhưng cũng không thể phủ nhận VN-Index là chỉ số quan trọng làm cơ sở để đánh giá thị trường vào thời điểm đó.
VN-Index – Thể hiện sự dịch chuyển nền kinh tế
Nếu trong nền kinh tế có sự tái cơ cấu lại các ngành thì giá cổ phiếu những ngành này sẽ có sự thay đổi khiến VN-Index sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Từ VN-Index, nhà đầu tư sẽ nhận biết được những thay đổi cơ cấu cũng như sự dịch chuyển cơ cấu ngành của nền kinh tế nước nhà.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích về chỉ số VN-Index, không chỉ giúp nhà đầu tư mới có thể hiểu được chỉ số VN-Index là gì mà còn có những ý nghĩa quan trọng liên quan đến VN-Index mà nhà đầu tư nên chú ý để ra những quyết định đầu tư hiệu quả.