Cung cầu trong kinh tế vi mô là gì? Cung cầu của thị trường

Cung cầu trong kinh tế vi mô là gì? Tại sao người ta lại quan tâm đến cung cầu, mà không phải một vấn đề khác của kinh tế vi mô. Cung cầu là một trong những vấn đề đáng được quan tâm trên thị trường, nó được quyết định bởi nhu cầu, từ nhu cầu đó sẽ cung cấp sản phẩm, hàng hóa nhất định với mức giá hợp lý, ổn định. Còn kinh tế vi mô cũng là nơi phân tích cơ chế thị trường, một mức giá tương đối ra sẽ được tạo ra thông qua phân tích được cơ chế thị trường. Qua đó, cho ta thấy cung cầu trong kinh tế vi mô là một trong những vấn để đáng được quan tâm, tìm hiểu và phân tích. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Định nghĩa cung, cầu và kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô, một trong những ngành kinh tế, tạo ra nhằm mục đích quan sát, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó được dùng để, xác định được những nhân tố và sản phẩm, từ đó xác định được giá và lượng cung cấp đầu vào của thị trường.

 Cung cầu trong kinh tế vi mô
Cung cầu trong kinh tế vi mô

Trước khi chúng ta đi tìm hiểu về cung cầu là gì trong kinh tế vi mô, thì chúng ta tìm hiểu rõ hơn về kinh tế vi mô và những gì mà được phân tích tìm hiểu tại kinh tế vi mô để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cung cầu và kinh tế vi mô.

Những vấn đề được tìm hiểu, phân tích tại kinh tế vi mô là những vấn đề được cho là những vấn đề cần thiết đến thị trường và người tiêu dùng. Những vấn đề mà kinh tế vi mô phân tích tìm hiểu đó là nguyên lý cung cầu, những lý thuyết về sản xuất, chi phí sản xuất, kinh tế lao động. Mọi vấn đề sẽ được giải đáp, những thắc mắc cơ bản, giúp những nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về các vấn đề đó và tránh được những rủi ro mà những vấn đề đó mang lại.

  • Nguyên lý cung cầu, cân bằng: thông qua vấn đề này của kinh tế vi mô sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định được mức giá tại các thị trường cạnh tranh hiện nay, đối với một thị trường cạnh tranh ở mức hoàn hảo, mức giá mà người tiêu dùng yêu cầu sẽ được đưa ra bởi các nhà sản xuất cung cấp, điều đó sẽ dẫn đến cân bằng trong thị trường và cung cầu của kinh tế.
  • Những lý thuyết sản xuất: chi phí sản xuất sẽ được kinh tế vi mô phân tích tìm hiểu để đưa ra những vấn đề nghiên cứu về sản xuất ban đầu, những quá trình phải trải qua để chuyển đổi đầu vào của sản phẩm thành đầu ra của sản phẩm.
  • Chi phí sản xuất: không có vấn đề này chúng ta sẽ biết mức giá của một sản phẩm được hình thành như thế nào và từ những nguồn nào. Thông thường một sản phẩm giá của nó sẽ cấu thành từ những thứ mà đã tạo nên nó từ nguyên liệu, các trang thiết bị, nhân công, thành phẩm.
  • Kinh tế lao động: vấn đề này sẽ nói cho chúng ta biết tầm quan trọng của những nguồn lao động, để tạo ra một sản phẩm sẽ có giá trị như thế nào đối với sản phẩm, đó nếu muốn có sản phẩm tốt  thì sẽ không có nguồn lao động giỏi, nếu nguồn lao động tốt, thì sản phẩm sẽ tạo ra có năng suất cao, vì thế các nguồn cung cấp dịch vụ lao động, cố gắng phân tích tìm hiểu được mô hình tiền lương để trả lương cho các người lao động phù hợp với những gì họ bỏ ra để tạo ra sản phẩm tốt.

Cung cầu trong kinh tế vi mô

Cầu

Nhu cầu, chúng ta có thể hiểu dễ dàng đó là những nhu cầu cần thiết của những nhà tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc những sở thích của họ đối với các sản phẩm đó.Nếu nhu cầu đó không được đáp ứng, thì nhu cầu đó không thể gọi là cầu, còn khi nhu cầu được đáp ứng thì mới gọi là cầu.

Cung cầu trong kinh tế vi mô
Cầu là gì ?

Cầu được hiểu là nhu cầu của bản thân và khả năng thanh toán của bản thân đối với nhu cầu đó. Nếu bạn có nhu cầu mua một sản phẩm, dịch vụ đó và bạn phải đảm bảo là bạn có khả năng thanh toán được sản phẩm và dịch vụ đó mới gọi là cầu. Nếu nhu cầu của nhiều người góp lại và những nhu cầu đó được thanh toán thì được gọi là cầu của thị trường với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Với phạm vi lớn hơn của tất cả thì được gọi là tổng cầu.

Một ví dụ sử giúp chúng ta hiểu hơn

Bạn A có nhu cầu muốn mua một chiếc túi tại một tiệm thời trang B và bạn A có nhu cầu thanh toán chiếc túi đó thì được gọi là cầu của bạn A.

Đối với thời điểm hiện nay thì tất cả mọi người đều cần sử dụng khẩu trang, vì thế nhu cầu của thị trường hiện nay đó là khẩu trang và tất cả mọi người đều có khả năng thanh toán những khẩu trang mà họ mua được gọi là cầu thị trường.

Về tổng cầu chúng ta có thể hiểu rằng vắc xin là một thứ không thể thiếu của tất cả các nước trên thế giới trong thời điểm covid như hiện nay.Và các nước đều sẵn sàng chi trả một mức chi phí để sở hữu vắc xin về cho nước của mình.

Về bản chất thật sự của cầu, là một tên gọi được dùng để chỉ những biểu hiện của người mua và khả năng thanh toán của họ đối với một hàng hóa, dịch vụ.

Một trong những yếu tố cấu thành để quyết định chúng ta có trở thành người mua (có nhu cầu) hay là chỉ có mục đích đi xem những hàng hóa:

  • Yếu tố thứ nhất: Đây là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành chúng ta có thể trở thành người mua, đặc biệt có nhu cầu đối với một sản phẩm hay dịch vụ, đó là sự yêu thích và sẵn sàng thanh toán sản phẩm dịch vụ đó để về tay của mình.
  • yếu tố thứ hai: đó là phương tiện để giúp chúng ta có thể sở hữu được sản phẩm, dịch vụ đó, chính là khả năng chi trả, tài chính của bản thân.

Cung

Cung được hiểu một cách đơn giản đó là những sản phẩm hoặc dịch vụ của những người bán đưa ra thị trường, những sản phẩm, dịch vụ đó được bán với mức giá khác nhau tại từng thời điểm, thời gian nhất định, đặc biệt các nhân tố khác sẽ không thể chi phối được.

Cung cầu trong kinh tế vi mô
Cung là gì?

Số lượng cung sẽ được quyết định bởi số lượng nhu cầu, mà của người tiêu dùng tại thị trường từ đó người bán sẽ cung cấp một số lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu mà người tiêu dùng trên thị trường.

Trong kinh tế vi mô cung ứng được diễn tả thông qua hình thức bán các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Những sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó được bán với mức giá đúng với thị trường hiện tại. Mức giá mà liên quan đến các yếu tố sản xuất, quá trình kỹ thuật, những quy định về sản phẩm của các cơ quan, chính phủ, giá được kỳ vọng, thời tiết thì được xem là lượng cung ứng. Vì tùy vào các yếu tố ở trên sẽ cung cấp một lượng sản phẩm tương ứng. 

Ví dụ: Vào mùa đông thì người ta sẽ rất cần mặc ấm, vì thế thị trường sẽ cung cấp số lượng lớn trang phục quần áo mặc vào dịp mùa đông, cho những người tiêu dùng chọn lựa phù hợp với nhu cầu và thời điểm hiện tại.

Đó là toàn bộ những thông tin mà mình tìm kiếm, phân tích được. Từ đó muốn chia sẻ cho các bạn hiểu rõ hơn về cung cầu trong kinh tế vi mô, tầm quan trọng của cung cầu trên thị trường, quyết định giá cả của thị trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *