Một bức tranh tổng quát về quá trình sản xuất, tiêu thụ là một điều rất được quan tâm ở nhiều doanh nghiệp. Break Even Point là một trong những yếu tố mà được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc xác định này rất có ích cho những doanh nghiệp. Sau đây, chúng tôi sẽ mang đến một kiến thức hữu ích. Vậy điểm hòa vốn là gì? Yếu tố này có vai trò như thế nào, và làm làm sao để xác định được. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Tổng quát về điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn – Break Even Point (BEP) là điểm mà tại đó doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận và cũng không thua lỗ. Hay nói cách khác là thu bù chi, tại điểm này doanh nghiệp sẽ có tổng doanh thu bằng với tổng chi phí đã bỏ ra (định phí + biến phí)
Vai trò
Việc tính toán xác định điểm hòa vốn là vô cùng cần thiết và hữu ích với hầu hết tất cả các doanh nghiệp, để có một cái nhìn bao quát hết về tình hình của công ty. Sau đây là vai trò của việc tính toán Break Even Point:
- Xác định được mức doanh thu, chi phí, số lượng sản phẩm kinh doanh và một số yếu tố khác để hòa vốn, giúp doanh nghiệp không bị thua lỗ.
- Xác định được điểm dừng, điểm tối thiểu của các yếu tố ảnh hưởng.
- Có một cái nhìn tổng quát, một bức tranh về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nắm bắt được công ty đang ở đâu và sẽ phát triển như thế nào
- Bằng việc phân tích từ những yếu tố này, giúp các doanh nghiệp, biết được cần cải thiện những yếu tố nào, ví dụ như cần làm gì để doanh thu tăng, giảm biến phí, … để gia tăng lợi nhuận cho công ty.
- Được xem như một yếu tố giúp xem xét mức độ an toàn của doanh nghiệp
- Không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp mà đây còn là yếu tố có thể được xem xét trong đầu tư hay có thể dùng để định giá dự án.
2. Một số khái niệm liên quan
Định phí và biến phí là hai yếu tố mà tất cả doanh nghiệp đều phải nhận biết. Hai loại chi phí của doanh nghiệp: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định và chi phí biến đổi là những chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tiết lộ khá nhiều về khả năng sinh lời của một công ty. Đặc biệt, việc phân tích chi phí biến đổi có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng về cách định giá sản phẩm của họ và sản phẩm nào nên bán nhiều hơn. Đây cũng là hai yếu tố giúp xác định điểm hòa vốn.
Định phí là gì?
Định phí (Fixed Cost) hay chi phí cố định, là những chi phí không đổi trong suốt hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn không phải lo lắng về việc những chi phí này tăng lên cho dù doanh nghiệp của bạn đang bán nhiều hơn bình thường – hay ít hơn, bởi vì những chi phí này sẽ không đổi dù bạn có tăng hay giảm những yếu tố khác như sản lượng, …
Ví dụ về định phí: Như chi phí thuê văn phòng, mặt bằng, phí đăng ký, bảo hiểm, phí quảng cáo … Lợi ích đáng kể nhất của chi phí cố định là chúng dễ dàng lập ngân sách. Bạn biết những chi phí này sẽ là bao nhiêu trong từng thời kỳ và bạn không cần phải điều chỉnh ngân sách nếu sản lượng tăng đột ngột.
Biến phí là gì?
Chi phí biến đổi ngược lại với chi phí cố định, vì chúng dễ thay đổi theo thời gian. Những chi phí này liên quan đến số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đang sản xuất trong thời kỳ đó, có nghĩa là công ty tạo ra càng nhiều hàng hóa, thì chi phí biến đổi sẽ càng cao.
Ví dụ về chi phí biến đổi: Hoa hồng bán hàng, phí nguyên vật liệu, phí vận chuyển, …
Chủ doanh nghiệp ít dự đoán được chi phí biến đổi, mặc dù chúng thường tăng hoặc giảm liên quan đến sản xuất. Bạn mua bao nhiêu nguyên liệu phụ thuộc vào nhu cầu về sản phẩm của bạn. Đây là lý do tại sao điều cần thiết là phải dự báo chi phí kinh doanh của bạn trước thời hạn và đảm bảo rằng bạn để lại khoảng trống trong ngân sách của mình để đáp ứng sự gia tăng của chi phí biến đổi. Chính vì thế việc điều tiết lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ dựa rất nhiều vào sự thay đổi của biến phí.
3. Công thức xác định điểm hòa vốn
Ta có công thức tổng quát để xác định Break Even Point như sau:
BEP = Định phíGiá bán – Biến phí
Điểm hòa vốn trong công thức này sẽ được xác định bằng sản lượng hòa vốn. Thực chất công thức này xuất phát từ công thức sau:
Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận (1)
Tuy nhiên, phần lợi nhuận của vị trí hoàn vốn sẽ bằng 0, vì doanh nghiệp sẽ không thu lại lợi hay chịu thua lỗ ở điểm này. Từ công thức (1) ta suy ra công thức
Giá bán * Số sản phẩm = Số sản phẩm*Biến phí/1 sản phẩm + Định phí
⇒ Số sản phẩm = Định phíGiá bán – Biến phí/1 sản phẩm
4. Ưu và nhược điểm của việc xác định điểm hòa vốn
Việc áp dụng điểm hòa vốn vào quá trình phân tích của các doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, kèm theo đó thì yếu tố này vẫn còn nhiều hạn chế. Sau đây là một số ưu và nhược điểm khi phân tích break even point
Ưu điểm
- Thứ nhất: Phân tích những yếu tố quan trọng trong một doanh nghiệp như lợi nhuận, chi phí. Từ việc phân tích này giúp đánh giá từng yếu tố. Xem xét mức độ hợp lý khi sử dụng các yếu tố chưa?
- Thứ hai: Là bức tranh tổng quát để các doanh nghiệp nhìn vào một cách dễ dàng, giúp đề ra những chiến thuật nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, như gia tăng sản lượng hay giảm sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp. Lựa chọn phương án đầu tư tối ưu cho doanh nghiệp.
- Thứ ba: Sử dụng để phân tích những rủi ro trong quá trình đầu tư, hay trong một dự án. Nhanh chóng tìm hướng giải quyết những vấn đề thiếu sót.
Nhược điểm
Tuy nhiên, mọi sự tính toán đều có tính chất giả định cả, vì thế công thức sẽ không phải là đúng hoàn toàn nó sẽ có sự xê dịch. Để có thể xác nhận điểm hòa vốn theo sản lượng thì buộc những giả định sau phải chính xác
- Thứ nhất: Mối quan hệ giữa hai yếu tố chi phí và thu nhập phải có sự tuyến tính
- Thứ hai: Việc xác định chi phí là vô cùng khó khăn, xác định đúng định phí biến phí đã là một phần, nhưng bên cạnh đó chi phí còn rất nhiều mục cần xác định, kết cấu khá nhiều và phức tạp. Vì thế nó sẽ gây cản trở rất nhiều.
- Thứ ba: Việc xác định Break Even Point đã bỏ qua sự thay đổi về tiền tệ. Hay nói cách khác là lạm phát, một sự thay đổi trong lạm phát sẽ làm sai lệch kết quả dự đoán về điểm hòa vốn của bạn
- Thứ tư: Một doanh nghiệp thường sẽ có rất nhiều mặt hàng sản phẩm, chứ không phải chỉ một loại. Điều này lại là một bước cản lớn tiếp theo, làm cho việc xác định trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Vị trí hòa vốn là gì? Cách xác định ra sao và có vai trò như thế nào? Một số thông tin về điểm hòa vốn mà chúng tôi vừa mang lại bên trên, mong rằng sẽ là những kiến thức bổ ích, phục vụ cho công việc kinh doanh của chính doanh nghiệp bạn, Hoặc là một luồng kiến thức để bạn áp dụng cho lựa chọn dự án, đầu tư của mình, … Đây là một nhân tố cũng khá hữu ích nếu bạn áp dụng. Chúc bạn thành công!