Nến Marubozu là gì? Giao dịch hiệu quả với mô hình maru

Một mô hình nến kỹ thuật phân tích quan trọng, được nhiều người sử dụng trên thị trường tài chính đó chính là nến Marubozu. Mặc dù vậy, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về loại nến này, đặc điểm, cách giao dịch tốt nhất. 

1. Nến Marubozu là gì?

Khái niệm

Nến Marubozu hay nến cường lực thể hiện sự nắm quyền kiểm soát của một bên mua hoặc bán trong một phiên giao dịch. Maru xuất hiện trong thời điểm bất kỳ của một xu hướng tăng/giảm đột ngột. Mô hình nến cho biết thị trường đang chuẩn bị dịch hướng sang một xu hướng mới. 

Nến Marubozu là gì? Giao dịch hiệu quả với mô hình maru
Marubozu trong tiếng Nhật là “Trọc”

Ý nghĩa

Mô hình nến cường lực cơ bản có 2 loại: Bullish Marubozu và Bearish Marubozu.

Bullish Marubozu: là loại nến cường lực tăng. Thân nến dài, có màu xanh lá, nến không có râu, tín hiệu cho thấy trong phiên giao dịch hôm đó, bên mua hoàn toàn chiếm độc quyền. Nến tăng thể hiện sự đột phá, độc lập tăng của bên mua. Sức mua đang được đẩy lên cao. Trong các phiên tiếp theo, bên mua vẫn sẽ tiếp tục giữ ưu thế hơn. 

Bearish Marubozu: là loại nến Marubozu giảm đơn giản. Nến thường có màu đỏ, thân nến rất dài. Nến Bearish trên đồ thị cho thấy bên bán đang áp đảo, trong khi bên mua không thể hoặc yếu thế để tham gia vào giao dịch. Lực bán đẩy ra quá mạnh. Bên bán sẽ vẫn nắm lựa thế cho các phiên sau, thị trường thì xu hướng giảm xuống. 

Đặc điểm

  • Nến Marubozu xuất hiện thì thân nến này rất dài, gấp 5 lần các nến có trước.
  • Là nến đơn với bóng trên không có, bóng dưới thi thoảng sẽ có, nhưng rất ngắn.
  • Nến Marubozu tăng màu xanh có giá cao nhất bằng mức giá tại đóng cửa. Và mức giá xuống thấp nhất tại mở cửa. Ngược lại, nến giảm màu đỏ thì giá cao nhất tại lúc mở cửa và mức thấp nhất tại lúc đóng cửa.
Nến Marubozu là gì? Giao dịch hiệu quả với mô hình maru
Nến cường lực Marubozu là đơn nến

2. Biến thể của mô hình nến cường lực

Mô hình Bullish Marubozu có bóng

Mô hình nến Marubozu tăng có bóng trên: 

Cho thấy bên mua độc quyền ưu thế từ khi bắt đầu giao dịch, giá mua được đẩy lên cao liên tục. Bên bán cố gắng đưa giá đi xuống vào gần cuối phiên. Tuy nhiên, lực mua rất mạnh làm lực bán không đáng kể. Trong quá trình giao dịch, bên mua có thời điểm bị bên bán kéo giá mua xuống. Do đó, có râu trên khá ngắn. Với mô hình Marubozu, giá mua vẫn tăng ở các phiên giao dịch sau đó. 

Mô hình nến tăng có bóng dưới: 

Tại thời điểm ban đầu hoặc vào giữa phiên, bên bán đã cố gắng tìm cách đẩy giá xuống, nhưng sự giảm giá này không đáng kể so với thời điểm mở cửa, nguyên nhân làm nến Marubozu tăng có râu dưới ngắn. Do lực mua mạnh hơn làm giá vẫn được đẩy lên cao cho tới cuối phiên. Và trong những phiên tiếp theo, giá bên mua có khả năng vẫn tăng lên. 

Nến Marubozu là gì? Giao dịch hiệu quả với mô hình maru
Bullish Marubozu có bóng

Mô hình Bearish Marubozu có bóng

Mô hình nến giảm có bóng trên: 

Với loại mô hình Marubozu giảm biến thể có bóng trên này, bạn thấy rằng, thời điểm đầu giao dịch bên mua tìm cách đẩy giá lên, tuy nhiên lực mua yếu hơn làm tác động không đáng kể để kéo giá đi lên. Giá bị kéo xuống lại sau đó, bóng trên của Marubozu rất ngắn. Bên bán tuy không nắm hoàn toàn quyền độc chiếm trong suốt phiên, nhưng cũng đã giành chiến thắng. Trong các phiên giao dịch tiếp, có khả năng cao bên bán vẫn nắm thế hơn, xu hướng thị trường đi xuống. 

Mô hình nến Marubozu giảm có bóng dưới: 

Vào gần cuối phiên, bên mua cố sức đẩy giá đi lên mà vẫn không đáng kể đến lực bán đang mạnh. Vì vậy, bóng dưới của Marubozu xuất hiện rất ngắn. Ở những giao dịch sau, bên bán vẫn có thể chiếm lợi thế hơn. 

Nến Marubozu là gì? Giao dịch hiệu quả với mô hình maru
Bearish Marubozu có bóng nến

3. Giao dịch hiệu quả với nến Marubozu

Đồ thị Marubozu với mức hỗ trợ/ kháng cự

Mô hình nến Marubozu cho nhà đầu tư biết tại lúc mở cửa/ đóng cửa thì sẽ có các mức giá cao/thấp của phiên. Lúc đó, mô hình thể hiện mức hỗ trợ hay kháng cự về giá. Cụ thể như sau: Đối với mô hình Bearish Marubozu mức giá cao nhất tạo thành ngưỡng kháng cự. Ngưỡng hỗ trợ được tạo ra từ mức giá thấp nhất trong mô hình nến tăng Bullish Marubozu

Nến Marubozu tăng, tín hiệu cho thị trường sẽ đi lên. Lúc đó, mức giá thấp nhất là giá mở cửa sẽ hình thành ngưỡng hỗ trợ. 

Khi nến cường lực giảm xuất hiện, cho thấy thị trường khả năng sẽ đi xuống. Bấy giờ, mức giá tại đóng cửa là mức giá cao nhất của nến sẽ thể hiện ngưỡng kháng cự cho xu hướng giao dịch trong tương lai. 

Mô hình nến Marubozu tiếp diễn

Khi mô hình nến Marubozu tăng sẽ báo hiệu cho một xu hướng mới đang đi lên và có thể sẽ còn tiếp diễn tăng trong tương lai. Ngược lại, khi nến cường lực giảm xuất hiện sẽ tín hiệu cho một xu hướng thị trường đi xuống và có khả năng xu hướng này sẽ tiếp diễn kéo dài trong tương lai. 

Nến Marubozu là gì? Giao dịch hiệu quả với mô hình maru
Nến Marubozu tiếp diễn

Để tiến hành giao dịch, đầu tiên bạn cần xác định được hướng đi của xu hướng thị trường hiện tại. Bạn có thể sử dụng các đường hỗ trợ, trendline hay đơn giản bằng mắt để quan sát đồ thị nến Marubozu

Lưu ý về thời điểm xuất hiện của mô hình nến cường lực Marubozu. Ngay sau khi nến xuất hiện, lúc phiên giao dịch đó kết thúc và nhanh chóng vào lệnh mua/ bán. Các nhà đầu tư cũng có thể đợi lúc giá giao dịch được làm mới lại và mức hỗ trợ/ kháng cự được tạo nên từ nến Marubozu mới. 

Trong trường hợp nến cường lực Bullish đang ở xu hướng tăng, bạn hãy đặt vào lệnh Buy. Chú ý đến thời điểm mức giá cao nhất của nến Marubozu bị phá vỡ. Còn khi nến cường lực Marubozu đang ở xu hướng giảm, hãy nhanh chóng vào lệnh Sell ngay khi thời điểm giá phá vỡ mức thấp nhất.

Trường hợp bạn cần lưu ý, nếu giá đặt lại ở biểu đồ nến cường lực thì mức giá tối đa có thể đặt lại là ½ chiều dài của thân nến. Trong một vài tình huống, mô hình nến Marubozu có thể đặt lại giá trong khoảng từ 50% cho đến mức ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự. Để có một cách giao dịch phù hợp, hiệu quả nhất thì bạn cần chú ý vào những trường hợp đặt lại giá này của nến Marubozu

Nến Marubozu với breakout

Khi các vùng quan trọng bị phá vỡ, một hướng đi mới của giá có thể được xác định một cách rõ ràng. Trong ngưỡng hỗ trợ hay vùng giá phân phối, nếu giá breakout thì xu hướng thị trường bước vào thời kỳ giảm.

Nếu giá breakout vượt qua ngưỡng kháng cự hay vùng tích lũy, thị trường xu hướng tăng. Khi bạn nhìn thấy breakout là một mô hình nến Marubozu thì chứng tỏ breakout đang diễn ra mạnh mẽ. 

Cách giao dịch đối với trường hợp breakout là cần xác định trước được ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự. Giá đang ở thời điểm tích lũy, tức là có thể đi ngang hay di chuyển tăng/ giảm với mức độ không đáng kể, hình thành ra mức giá hỗ trợ/ kháng cự trên biểu đồ. 

Trường hợp nến cường lực Bullish Marubozu phá vỡ mức kháng cự thì ngay tại thời điểm giá đóng cửa hay giá retest lại trong vùng này bạn hãy vào lệnh Buy. 

Còn mức hỗ trợ bị nến cường lực Bearish phá vỡ, hay vào lệnh Sell tại thời điểm giá đóng cửa hoặc giá retest tại ngưỡng hỗ trợ. 

Qua bài viết, bạn hiểu kĩ hơn về ý nghĩa, cách giao dịch của nến Marubozu. Biết cách sử dụng tốt mô hình Marubozu sẽ biến nó thành vũ khí lợi hại giúp bạn chinh chiến tốt trên thị trường tài chính. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *