BSC là gì? Tất tần tật thông tin về Balanced Scorecard

Trong kinh doanh, việc xảy ra những vấn đề không mong muốn là khó xảy ra. Nếu chỉ xem xét một công ty qua những chỉ số tài chính công ty thì thật sự vẫn chưa đủ. Bạn cần kết hợp thước đo quản lý để giám sát, có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh. Nhắc tới công cụ quản lý kinh doanh, không thể không nhắc đến BSC. Vậy BSC là gì và có vai trò của BSC như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài viết sau

1. Khái niệm về BSC

BSC là gì?

BSC – Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng) là thước đo hiệu suất, để quản lý, lập kế hoạch, nhằm đạt được mục đích đề ra và cải thiện việc kinh doanh nội bộ lẫn bên ngoài. BSC sẽ định hướng cho doanh nghiệp xuyên suốt từ thiết lập, phát triển, triển khai, thực hiện, theo dõi đến đo lường. 

Nguồn gốc của chiến lược BSC

Tiến sĩ Robert Kaplan và David Norton là hai nhân vật đã giới thiệu Thẻ điểm cân bằng trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1992. Tên gọi “Balanced Scorecard – BSC” xuất phát từ ý tưởng xem xét các biện pháp chiến lược, bên cạnh các biện pháp tài chính truyền thống để có được cái nhìn “cân bằng” – “cân bằng giữa mục tiêu ngắn và dài hạn, nội và ngoại bộ, đầu ra và đầu vào” hơn về hiệu suất. BSC tạo khuôn khổ có kỷ luật để “kết nối các điểm” giữa các yếu tố khác nhau của việc lập, quản lý và giám sát kế hoạch của chiến lược. 

BSC ban đầu dành cho những tổ chức lợi nhuận, nhưng sau đã được điều chỉnh cho các tổ chức phi lợi nhuận và cơ quan chính phủ trên toàn thế giới. Hơn một nửa các công ty lớn ở Hoa kì, Vương quốc Anh, Châu Âu và Châu Á như Nhật Bản đang sử dụng BSC, chúng cũng được sử dụng ở Trung Đông, Châu Phi. Theo Bain & Co liệt kê thì BSC đứng thứ 5 trong top 10 công cụ quản lý được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới. BSC cũng đã được Harvard Business Review bầu chọn là một trong những ý tưởng có tầm tác động, ảnh hưởng nhất trong vòng hơn 75 năm trở lại đây.

BSC
BSC là gì?

2. Các thành phần cấu thành hệ thống BSC

BSC cho rằng chúng ta nên xem xét 4 thước đo khác nhau bao gồm: tài chính, khách hàng, nội bộ, học tập và phát triển, để đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, hệ thống này của BSC giúp phát triển các mục tiêu, biện pháp (KPI), những mục tiêu và ý tưởng liên quan. Đây là 4 lĩnh vực khác biệt nhau hoàn toàn nhưng lại có mối quan hệ và sự tác động lên nhau.

Tài chính của BSC

Việc xem xét tài chính của BSC nhằm mục đích xem hiệu suất tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp đồng thời để giám sát việc sử dụng, phân bổ nguồn tài chính của công ty. Thông qua chỉ tiêu này của BSC, giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, phân bổ nguồn vốn, lợi nhuận mà công ty kiếm được. Là thước đo sức khỏe và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này của BSC sẽ xem xét các yếu tố tài chính như chi phí (chi phí cố định, biến phí, khấu hao, …), thu nhập (lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu, …), vốn, các hệ số vòng quay tài chính, …. Các thước đo này có thể là số tiền hoặc tỷ số tài chính, phương sai ngân sách, …

Tuy nhiên, đánh giá từ trang tin tức đầu tư tài chính thì nếu chỉ sử dụng các thước đo này thì thật sự chưa đủ. Vì nó chỉ cho bạn thấy được cái nhìn ngắn hạn. Đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể chiến lược BSC mà bạn cần xem xét để đánh giá toàn bộ doanh nghiệp. Nếu chỉ sử dụng thước đo tài chính thì vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sai lệch.

Khách hàng của BSC

Khách hàng hoặc bên liên quan (Stakeholder), chỉ tiêu này của BSC nhằm xem xét hoạt động của tổ chức qua góc nhìn của khách hàng hoặc các bên liên quan chính là các tổ chức được lựa chọn để phục vụ. Qua chỉ tiêu này của BSC, sẽ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng dành cho doanh nghiệp. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong BSC, ảnh hưởng đến thu nhập của bạn. Việc lấy ý kiến từ khách hàng trong BSC, giúp bạn khắc phục những thiếu sót cần khắc phục, xem xét những nhu cầu của khách hàng để thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhờ đó có thể mang đến lượng khách hàng tiềm năng và khách hàng mới cho doanh nghiệp trong tương lai.

Để có thể nhận được những ý kiến đánh giá, cũng như những đóng góp từ khách hàng và bên liên quan. Bạn có thể tiến hành khảo sát với một số câu hỏi như: Mức độ ưa thích sản phẩm? Những điều muốn khắc phục là gì?, Chất lượng sản phẩm, Giá cả…. hoặc thông qua tỷ lệ đơn hàng cũ, chỉ số thương hiệu.

BSC
Bốn yếu tố đánh giá trong BSC?

Nội bộ, quy trình kinh doanh của BSC

Yếu tố nội bộ cũng là một yếu tố rất quan trọng của BSC khi đánh giá một doanh nghiệp. Chỉ tiêu nội bộ (quy trình kinh doanh) giúp xem xét chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc các quy trình kinh doanh. Qua đó còn giúp bản thân doanh nghiệp xem xét những thiếu sót trong quy trình sản xuất, hay quy trình hoạt động. Từ đó, rút kinh nghiệm và sửa đổi.

Một số tiêu chí để đánh giá về nội bộ của BSC như: hiệu suất, thời gian chu kỳ, năng lực hoạt động, thời gian phản hồi, thay đổi kỹ thuật, …Quy trình kinh doanh sẽ được đánh giá bằng cách điều tra xem sản phẩm được sản xuất tốt như thế nào? Bộ phận nào chưa hoàn thành nhiệm vụ hay còn điểm cần sửa chữa? Quản lý hoạt động để theo dõi những khoảng thiếu hụt, chậm trễ, lãng phí, ….

Học tập và phát triển của BSC

Học tập và phát triển của BSC là yếu tố liên quan nhiều đến nguồn nhân lực. Trong quá trình phát triển công ty thì sự tham gia của nhân lực luôn là yếu tố rất đỗi quan trọng. Sự kết hợp ăn ý giữa các thành viên là yếu tố tạo nên một dây chuyền hoạt động trơn tru. Nguồn nhân lực có kiến thức, tư duy sẽ mang đến những đổi mới, tạo bước tiến cho chính doanh nghiệp. 

Tiêu chí này của BSC thông qua việc điều tra về tri thức và sự đào tạo. Một số vấn đề cần xem xét như năng lực, học thức, thành tựu của ban lãnh đạo, Số ngày đào tạo cho nhân viên, chất lượng hoạt động nhóm. Việc nắm bắt thông tin và mức độ hiệu quả của nhân viên nhằm chuyển giao thành lợi thế cạnh tranh, tạo nên những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và khả quan.

3. Vai trò của BSC

  • BSC giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu, chiến lược kinh doanh đã đề ra, bằng cách tạo ra những kế hoạch tốt. Tất cả những yếu tố của chiến lược BSC sẽ kết hợp lại với nhau, tạo nên một chiến lược đồng nhất và hiệu quả. 
  • BSC truyền đạt những gì họ đang cố gắng hoàn thành. Nâng cao truyền thông qua bức tranh BSC đã được vẽ sẵn, khi mọi thứ đã được vạch ra một cách rõ ràng. Tiện cho việc doanh nghiệp thực hiện chiến lược, cùng như nhà đầu tư có thể dễ dàng quan sát.
  • Từ những đánh giá, giám sát có thể phát hiện những lỗ hổng cần lắp, những thiếu sót cần sửa. Từ đó, BSC giúp cải thiện bộ máy cũng như chiến lược, quy trình.
  • Ưu tiên các dự án, sản phẩm và dịch vụ. Thông qua việc kết nối các chiến lược của BSC, có thể xác minh được những gì mà doanh nghiệp cần dành sự ưu tiên.
  • BSC giúp đo lường và giám sát tiến độ đối với các mục tiêu chiến lược
BSC
Vai trò của BSC trong kinh doanh

4. Ứng dụng BSC vào kinh doanh

Bước 1: Bạn bên phác họa một bức tranh trên giấy. Bằng một sơ đồ tư duy bao quát nhất, nhưng phải thật sự chuẩn xác. Với bước khởi đầu của BSC, bạn hãy xác định mục tiêu hướng tới, không nên quá nhiều mục tiêu, dễ dẫn đến rối và quá nhiều không thể thực hiện được hết. Tiếp theo là chuẩn bị những câu hỏi để làm rõ mục tiêu và nghiên cứu tìm tòi tài liệu. Đưa ra chiến lược bao quát để mọi người nhận định góp ý.

Bước 2: Đánh giá tính khả quan của từng mục tiêu trong BSC. Những mục tiêu nào đang bị sai hướng, những mục tiêu gần đúng hướng và những mục tiêu đã đúng hướng. Nhằm điều chỉnh cho phù hợp. Cần đánh giá một cách khách quan.

Bước 3: Sử dụng KPI. Đặt KPI cho các mục tiêu trong BSC nhằm thúc đẩy tinh thần. Qua KPI còn có thể đánh giá được tính khả thi, những thiếu sót cần sửa chữa

Bước 4: Kết nối mục tiêu trong BSC, gom các mục tiêu có mối quan hệ lại với nhau

Với những kiến thức mà chúng tôi mang lại về BSC qua bài viết trên. Mong sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược BSC là gì? Hiểu được cách áp dụng BSC vào hoạt động kinh doanh để góp phần cải tiến chất lượng, cũng như mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *