Trong quá trình phân tích thị trường đầu tư tài chính, thì sự xuất hiện của các chỉ báo là hoàn toàn cần thiết. Hiện nay có rất nhiều những chỉ báo khác nhau ví dụ như: MACD, RSI, MFI,…. đưa ra cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn hơn. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn biết về chỉ số MFI là gì? Và chỉ báo này sẽ hoạt động ra sao trong phân tích kỹ thuật.
1. MFI là gì? (Money Flow Index)
Khái niệm MFI (Money Flow Index)
Chỉ báo MFI (MFI indicator) là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật dao động từ 0-100, sử dụng dữ liệu giá và khối lượng giao dịch để xác định quá mua/quá bán của một tài sản. Ngoài ra còn sử dụng để phát hiện phân kỳ/ hội tụ và xu hướng.
Điểm tạo nên sự khác biệt cho MFI đó chính là: không chỉ sử dụng dữ kiện giá để tính toán như những chỉ báo khác, mà MFI còn sử dụng cả khối lượng để xác định
Đặc điểm
- MFI di chuyển trong khoảng từ 0-100
- Hướng di chuyển: Nếu MFI di chuyển về 0 (bán nhiều → áp lực giảm giá). Nếu MFI tiến lên đường 100 (mua nhiều → áp lực tăng giá)
- Chạm hai vạch giới hạn: Rất hiếm trường hợp MFI chạm hai vạch này. Chạm vạch 0 khi tất cả các phiên của chu kỳ đều giảm giá. Chạm vạch 100 khi tất cả các phiên đều tăng giá.
- Hai vạch 20 và 80 được lựa chọn làm ngưỡng hỗ trợ, kháng cự. Giới hạn của vùng quá bán và quá mua. Trên 80 → quá mua, dưới 20 → quán bán
2. Xác định MFI như thế nào?
Để xác định được MFI ta phải sử dụng đến cả 3 loại giá là giá đóng, cao và thấp nhất. Đây là điều khác biệt đối với hầu hết các chỉ báo, vì đa số những chỉ báo thường chỉ lấy giá đóng cửa. Và một yếu tố quan trọng không thể thiếu, đó chính là Khối lượng giao dịch. Ta có công thức xác định MFI như sau:
Money Flow Index = 100 – 1001 + MR
Trong đó:
- MR (Money Flow Ratio) là tỷ lệ dòng tiền. Được tính như sau:
MR = MF (+,14)MF (-,14) = Dòng tiền dương chu kỳ 14Dòng tiền âm chu kỳ 14
Chu kỳ 14 không phải là cố định, bạn có thể thay đổi chu kỳ theo những tính toán riêng để lựa chọn chu kỳ thích hợp nhất, không nhất thiết phải lựa chọn 14 như công thức trên
- MF (Money flow) chính là tổng dòng tiền trong vòng 14 ngày
MF = Typical Price (TP) * Khối lượng
MF : dương nếu như giá tượng trưng (TP) hôm nay > hôm qua
MF : âm nếu như giá tượng trưng (TP) hôm nay < hôm qua
- Và cuối cùng là xác định TP hay giá tượng trưng. Sẽ được xác định bằng cách tính giá trung bình cộng của giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa.
TP = Giá cao nhất + Thấp nhất + Đóng cửa3
3. Áp dụng chỉ báo MFI vào giao dịch
Ở phần này ta sẽ đi sâu vào cơ cấu hoạt động của tín hiệu MFI. Như đã nói ở phần định nghĩa thì MFI gom lại trong 3 chức năng chính. Thứ nhất là thước đo áp lực mua/bán hay quá mua/quá bán. Thứ hai là tín hiệu hội tụ/ phân kỳ và cuối cùng là xác định xu hướng của chứng khoán, …
Giao dịch khi có tín hiệu quá mua/bán
Như đã nói thì MFI dao động trong khoảng 0-100. Và vùng an toàn sẽ từ 20-80. Tức là từ 0-20 là vùng quá bán và từ 80-100 là vùng quá mua. Tín hiệu khi chỉ báo đi vào hai vùng này như sau:
Nếu MFI đâm thẳng lên trên và vượt qua vạch 80 tiến vào vùng quá mua → dự báo cho một sự đảo chiều cho một xu hướng giảm sắp xảy ra → báo trước một tín hiệu BÁN. Và tín hiệu này sẽ rõ ràng nhất khi MFI vào vùng quá mua sau đó đảo chiều cắt xuống 80 → nhà đầu tư nên BÁN.
Nếu MFI đâm thẳng xuống và đi qua vạch 20 tiến vào vùng quá bán → dự báo cho một sự đảo chiều cho một xu hướng tăng sắp xảy ra → báo trước một tín hiệu MUA. Và tín hiệu này sẽ rõ ràng nhất khi MFI vào vùng quá bán sau đó đảo chiều cắt lên đường → nhà đầu tư nên MUA.
Tuy nhiên, không phải lúc nào tín hiệu đưa ra cũng hoàn toàn chính xác, sẽ có rất nhiều tín hiệu là tín hiệu nhiễu. Vì thế, cần cân nhắc xem xét thật kĩ trước khi đưa ra quyết định. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ là MFI không còn nằm trong vùng quá mua/bán nữa thì mới giao dịch. Thứ hai: Thông thường MFI sẽ retest lại khi ra hai vùng này, nhưng không quay ngược lại vào hai vùng. Khi mọi tín hiệu rõ ràng thì hãy tiến hành các giao dịch. Ngoài ra, bạn cần xem xét nến trên đồ thị giá, tăng nếu cắt lên đường 20 và giảm nếu cắt xuống 80.
Tín hiệu hội tụ/phân kì
Dựa vào tín hiệu hội tụ phân kì của MFI không giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định trading. Tuy nhiên, đây là yếu tố giúp các trader xác định được hướng giao dịch. Không hẳn sự xuất hiện của phân kì/ hội tụ của MFI sẽ dẫn đến một sự đảo chiều sau này. Do đó, bạn có thể dựa vào tín hiệu này cùng nhiều chỉ báo, công cụ phân tích kỹ thuật khác để đưa quyết định đúng
Sự hội tụ và phân kỳ được tạo ra từ đường MFI và giá.
Sự phân kỳ sẽ diễn ra khi MFI chuyển động ngược hướng với giá, MFI có xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp) nhưng giá vẫn đang tăng (đỉnh giá cao). Đây là một tín hiệu cho một sự đảo chiều xu hướng giảm sắp xảy ra. Ví dụ: MFI bắt đầu giảm xuống mức 80 trong khi giá vẫn đang ở xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ rằng, xu hướng đang yếu dần, động lượng của xu hướng tăng đang cạn kiệt. Vì thế tạo một tín hiệu cho xu hướng giảm sắp xảy ra.
Sự hội tụ cũng sẽ diễn ra khi MFI chuyển động ngược hướng với giá, nhưng đối với hội tụ, MFI tăng (tạo đáy cao) và giá giảm (tạo đáy thấp). Điều này cho thấy động lượng của xu hướng giảm đang yếu dần, và sắp có một sự đảo chiều cho xu hướng tăng xảy ra.
Xác định xu hướng
Việc xác định xu hướng sẽ dựa vào đường 50. Nếu MFI nằm trên đường 50 → xu hướng tăng và ngược lại. Hoặc ta có thể lấy hai đường thay thế đó là 45 và 55. Nếu liên tục ở dưới vạch 45 → dấu hiệu của một xu hướng giảm. Nằm trên đường 55 liên tiếp → xu hướng tăng. Ngoài ra có thể dự đoán xu hướng đảo chiều thông qua tín hiệu quá mua/ bán và hội tụ/ phân kì.
4. So sánh MFI và RSI
So sánh hai chỉ số MFI và RSI
Hai chỉ số MFI và RSI ta thấy rằng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau, có nhiều nét tương đồng. Cra hai chỉ báo đều dao động từ 0-100. Sự khác biệt chính là MFI kết hợp khối lượng giao dịch, trong khi đó RSI thì không. Và ngoài ra mức ngưỡng của RSI là 30-70 và của MFI là 20-80. Những nhà phân tích ủng hộ yếu tố khối lượng vào việc phân tích thì dành sự ưa chuộng nhiều cho MFI. Bởi vì, họ tin rằng MFI sẽ cung cấp những tín hiệu và khả năng cảnh báo đảo chiều có thể xảy ra một cách nhanh chóng hơn RSI.
Một số lưu ý
Nhiều tín hiệu từ chỉ báo MFI chỉ là những tín hiệu gây nhiễu. Cần xem xét kỹ các yếu tố, nhất là khi vào vùng quá bán quá mua, bạn phải thật sự xác định MFI không còn nằm ở vùng này nữa kết hợp với tín hiệu phân kỳ/hội tụ. Để tránh việc giá tiếp tục tăng và chưa có xu hướng giảm
Không nên dùng đơn lẻ MFI. Nên kết hợp những chỉ báo khác, xác định đúng xu hướng và thông tin cần thiết. Nắm chắc xu hướng hẳn tiến hành giao dịch.
Luôn đi đúng xu hướng của thị trường XU HƯỚNG TĂNG → MUA, XU HƯỚNG GIẢM → BÁN
Một số kiến thức mà chúng tôi cung cấp về MFI indicator là gì, mong rằng bạn sẽ biết thêm về một chỉ báo để áp dụng cho quá trình phân tích của mình. Không có một chỉ báo nào đúng hoàn toàn, hay mang lại cho bạn những dự đoán, tín hiệu chính xác. Dù là chỉ báo nào đi nữa, thì bạn cũng cần cân nhắc xem xét một cách thận trọng. MFI hay RSI đều là những chỉ báo hữu ích, giúp đỡ cho nhà đầu tư. Nhưng nếu sử dụng đơn lẻ thì đôi khi lại gây ra sự phản tác dụng. Vì thế bạn cần có sự kết hợp các chỉ báo một cách có khoa học, để đưa ra quyết định đúng.