Chỉ số Index nghĩa là gì? Tổng hợp kiến thức quan trọng

Index là từ ngữ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Từ tài chính ngân hàng, hóa học, kỹ thuật đến chứng khoán. Trong thị trường chứng khoán, Index được hiểu là một mục lục, danh sách tổng hợp cụ thể các chỉ số chứng khoán để khi nhìn vào đó các trader dễ dàng thu thập thông tin. Có rất nhiều chỉ số Index được liệt kê và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn dưới đây nhé.

1. Tổng quan về chỉ số Index

Chỉ số Index là danh sách các chỉ số chứng khoán được thống kê theo những quy ước có sẵn để phản ánh tình hình cổ phiếu và tổng mức vốn hóa thị trường tại một thời điểm nào đó. Qua đó giúp trader quyết định mua mã cổ phiếu nào để có lợi nhuận cao.

Trong ngành tài chính ngân hàng, chỉ số Index – một thuật ngữ quá quen thuộc. Vì ngành này có quá nhiều con số, dữ liệu cần sắp xếp logic nên việc áp dụng phương pháp Index sẽ giúp họ đạt hiệu quả công việc. Những thông tin được sắp xếp theo thứ tự, trật tự, quy luật nào đó để dễ hiểu, dễ tra cứu thì được hiểu là Index

Index
Index nghĩa là gì?

Bên cạnh đó, Index còn được sử dụng trong hóa học, tin học, kỹ thuật. Dấu mốc, bản liệt kê được phiên dịch từ Index trong hóa học. Còn đối với tin học, Index là mục trong file dữ liệu trên máy tính. Đối với kỹ thuật, Index là đánh dấu, trùng tên, mũi tên. Hay đơn giản hơn đó là bảng danh sách học sinh được sắp xếp theo chữ cái đầu từ A đến Z. Đó chính là ví dụ đơn giản nhất về thuật ngữ này mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống.

Đặc biệt, chỉ số Index trong lĩnh vực chứng khoán được sử dụng rất nhiều. Dựa vào những quy ước cụ thể mà lập nên danh sách các chỉ số chứng khoán để mọi người khi nhìn vào có thể nhanh chóng tìm được chỉ số mình muốn. Đồng thời dựa vào chỉ số để quyết định mình có mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó hay không. 

Hiện nay có các chỉ số nổi bật như Upcom Index, VN- Index, HNX30 Index đang rất thịnh hành tại nước ta. Trên thế giới có DAX của nước Đức, Dow Jones của Mỹ, FTSE 100 của Vương quốc Anh…

Các trader thường dựa vào chỉ số Index để lựa chọn các doanh nghiệp thích hợp để đầu tư. Vậy có nên tin tưởng vào Index không và những ưu điểm, nhược điểm của chỉ số chứng khoán là gì?

Thông qua việc phân tích chỉ số Index mà bạn có thể biết được hiện giờ doanh nghiệp nào đang phát triển và giá trị của họ là bao nhiêu. Thứ hạng trong danh sách Index, so sánh chênh lệch với những công ty khác. Để từ đó hỗ trợ bạn lựa chọn mã cổ phiếu để đầu tư ít rủi ro hơn. 

2. Chỉ số Upcom Index

Upcom Index ra đời năm 2009 do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý. Khi mới lập danh sách này chỉ có 10 doanh nghiệp đăng ký nhưng đến nay con số đó đã tăng lên rất nhiều.

Chỉ số Upcom Index được đưa ra dựa vào việc so sánh tổng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó trên thị trường forex hiện tại so với tổng giá trị cổ phiếu ở thời điểm phát hành. Qua đó phản ánh chính xác giá trị cổ phiếu của từng doanh nghiệp để liệt kê trong danh sách. Công thức tính toán của Upcom tương đồng với của HNX Index.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu trong Upcom Index đều có tỷ lệ tự do chuyển nhượng từ 5% trở lên. Upcom Index theo cách tính mới thì không có áp dụng tỷ lệ vốn hóa tối đa. Cách tính mới này bắt đầu từ tháng 1 năm 2016.

3. Chỉ số VN Index

Chỉ số VN Index ra đời năm 2000 do Trung tâm giao dịch chứng khoán HCM – HOSE quản lý. Đây cũng là trung tâm đánh dấu cột mốc cho chứng khoán du nhập vào nước ta. Thời điểm năm 2000 mở ra dấu ấn thị trường chứng khoán Việt Nam. Và chỉ số VN Index là tiên phong với bảng liệt kê các cổ phiếu.

Index
Chỉ số VN Index rất thịnh hành

VN Index tính chỉ số theo công thức: giá trị vốn hóa hiện tại chia cho giá trị vốn hóa cơ sở. Ngày vốn hóa cơ sở là ngày ra đời VN Index 28/7/2000. Thông qua VN Index để biết được tâm lý, thái độ của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó nó còn thể hiện được hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.

Không chỉ thể VN Index còn cho thấy sự suy thoái hay tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Chỉ số VN Index nhìn chung qua các năm đều ít biến động. Điều đó đã thể hiện sự ổn định của các doanh nghiệp. 

4. Chỉ số HNX30 Index 

Chỉ số HNX30 Index ra đời muộn hơn các chỉ số khác. Năm 2012 HNX30 Index có danh sách đầu tiên với 30 mã cổ phiếu. Theo đó HNX30 Index đặt ra mức giới hạn tỷ lệ vốn hóa tối đa là 15%. 

Ngoài ra để vào rổ của HNX30 các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định: thanh khoản, mức độ tập trung nhóm ngành. Những cổ phiếu niêm yết dưới 6 tháng tại HNX đều không được xếp vào danh mục HNX30 Index. Những mã cổ phiếu dừng hoạt động trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên và tỷ lệ chuyển nhượng dưới 5% đều không nằm trong danh sách này.

Ngoài những điểm trừ để loại những cổ phiếu không đạt thì họ còn thiết lập các bước để chọn mã cổ phiếu tốt nhất. Trước tiên, họ sàn lọc từ 100 cổ phiếu có giá trị bình quân lớn nhất trong vòng 1 năm gần đây. Tiếp tục sàn lọc còn 70 mã có vốn hóa thị trường cao nhất.

Tiếp đến, kiểm tra tính thanh khoản để loại những công ty có tỷ lệ nhỏ hơn 0.02%. Từ đó chọn 30 mã cuối cùng có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn nhất nhưng lại không vượt quá 20%.

5. Chỉ số VN30 Index

VN30 Index là tổng hợp 30 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa, thanh khoản cao nhất thị trường. Chỉ số VN30 Index ra đời năm 2012, cùng với VN Index đều được Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh quản lý.

Index
VN30 Index ra đời năm 2012

Trong 30 cổ phiếu tiêu biểu được lựa chọn thì tổng giao dịch toàn thị trường phải chiếm 60%. Tổng giá trị vốn hóa thị trường phải đạt 80%. Mỗi năm Sở giao dịch sẽ thay đổi top 30 một lần vào ngày 1 tháng 7. Dựa trên trình tự cụ thể để sắp xếp lại thứ tự danh mục. Những cổ phiếu bị xem xét, tạm ngưng hoạt động đều không thể nằm trong danh mục. Những mã cổ phiếu niêm yết từ 3 tháng đều được tham gia.

Bước 1: Lập danh sách 50 mã cổ phiếu có vốn hóa bình quân mỗi ngày cao nhất (tính trong vòng 6 tháng gần nhất). Những mã này không có nằm trong trường hợp vi phạm, điều kiện đã nêu ở đoạn trên.

Bước 2: Những mã có tỷ lệ lưu hành tự do dưới 5% thì tiến hành loại bỏ. Đây là tiêu chí mà tất cả các Index đều áp dụng.

Bước 3: 20 mã cổ phiếu có mức giao dịch bình quân cao nhất sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. 10 chỗ còn lại sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp niêm yết lâu năm trên sàn và có mức giao dịch bình quân ở thứ hạng từ 21 đến 40.

Bước 4: Sở giao dịch Hồ Chí Minh sẽ tổ chức một cuộc họp để bàn bạc, thống nhất về kết quả của 30 mã trên VN30 Index. Sau khi nhận được sự đồng ý thì mới chính thức công khai.

Hiện tại các “ông lớn” đang nằm trong top 30 là: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID, Tập đoàn Bảo Việt BVH, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam CTG, Công ty Cổ phần FPT, Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần GAS…

6. Lời kết 

Như vậy mình đã chia sẻ với các bạn về chỉ số Index trong chứng khoán. Qua đó bạn hiểu được Index là gì? Và tìm hiểu về một vài chỉ số nổi bật của Việt Nam. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích để giúp bạn giao dịch thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *