Với diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với lực lượng lao động dồi dào, Ấn Độ có đầy đủ yếu tố để phát triển kinh tế và đưa GDP Ấn Độ tăng trưởng qua từng giai đoạn, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây (2019-2021), GDP nước này luôn ở vị trí thứ 5,6 trên bảng xếp hạng và vượt qua nhiều cường quốc kinh tế. Tuy nhiên, liệu chỉ số này có phản ánh thực tế nền kinh tế và chất lượng sống của người dân tại đất nước này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
GDP là gì?
Gross Domestic Product (GDP) là Tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số này dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một đất nước trong khoảng thời gian nhất định (thường 1 quý đến 1 năm).
Ba yếu tố sẽ tác động lên chỉ số GDP của một đất nước là dân số của quốc gia đó, chỉ số FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và lạm phát. Do đó, GDP được xem như một chỉ số phản ánh tình trạng của nền kinh tế đất nước đó là đang tăng trưởng hay suy giảm, từ đó các cơ quan tổ chức có thẩm quyền sẽ xây dựng những chính sách và chiến lược mới để hỗ trợ và kiểm soát sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngoài ra, GDP còn được xem như một chỉ số để đánh giá mức thu nhập trung bình của người dân tại đất nước này (nhờ GDP bình quân đầu người), từ đó đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, chỉ số GDP lại chưa xét đến khoảng cách giàu – nghèo (hệ số Gini) của đất nước nên nếu muốn dùng GDP bình quân đầu người để đánh giá chất lượng sống thì sẽ phải chú ý thêm nhiều yếu tố liên quan.
Tổng quan kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế khi đây là đất nước có số dân đông thứ hai thế giới, ngoài ra còn có nhiều phát triển nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tuy nhiên quốc gia này còn có nhiều đặc điểm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như vấn đề mất cân bằng giới tính trong nguồn lao động và chênh lệch giàu nghèo tại quốc gia này.
Năm 2007, GDP Ấn Độ đã đạt 1.216,74 nghìn tỷ Đô la Mỹ, đây cũng là cột mốc tăng trưởng kinh tế của nước này khi tốc độ tăng trưởng của GDP Ấn Độ trong giai đoạn 2006-2007 lên đến 9,4%, đưa Ấn Độ thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới. Dù GDP Ấn Độ đạt mức lý tưởng nhưng vì dân số đông mà GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt 4.031 Đô la Mỹ (tính theo sức mua tương đương – PPP) và GDP bình quân đầu người theo danh nghĩa là 885 Đô la Mỹ.
Đặc điểm kinh tế Ấn Độ
Các lĩnh vực kinh tế
Nền kinh tế Ấn Độ phân chia thành đa dạng các nhóm lĩnh vực. Trong đó, dịch vụ đang là lĩnh vực tăng trưởng mạnh, nhận được nhiều sự quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này dù ⅔ lực lượng lao động của quốc gia này vẫn đang sống bằng nghề nông.
Ấn Độ cũng phát triển nhân công chuyên môn cao trong các lĩnh vực về phần mềm, điện tử và cả dịch vụ tài chính. Ngoài ra, các lĩnh vực kinh tế tiềm năng khác của Ấn Độ cũng rất phát triển và ngày càng đạt mức tăng trưởng cao như dược phẩm, công nghệ sinh học, viễn thông, công nghệ nano,…
Đặc điểm dân số và nền kinh tế
Kinh tế Ấn Độ có lợi thế là số lượng lớn dân số trẻ, được đầu tư về giáo dục nên có học vấn cao, thêm vào đó là lợi thế khi đa số người trẻ Ấn Độ đều biết và sử dụng tiếng Anh. Điều này giúp Ấn Độ trở thành một khu vực lý tưởng để các công ty toàn cầu mở các văn phòng điều hành (back office) tại đây khi họ muốn sử dụng dịch vụ outsourcing, đặc biệt là về mảng kỹ thuật và công nghệ thông tin.
Mặt khác, nền kinh tế của Ấn Độ cũng có nhiều vấn đề riêng, nổi bật là tình trạng dân số gia tăng nhanh chóng, bất bình đẳng kinh tế xã hội, bất bình đẳng về giới tính trong việc tham gia lao động. Dân số Ấn Độ vào năm 2020 đúng thứ hai thế giới sau Trung Quốc với 1.380 nghìn người (dân số Trung Quốc là 1.439,32 nghìn người) nhưng mật độ dân số lại gấp 3 lần mật độ dân số Trung Quốc.
GDP Ấn Độ và các sự kiện kinh tế
Với diện tích lớn, tài nguyên phong phú cùng lực lượng lao động dồi dào, Ấn Độ đã có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế và trở thành nền kinh tế lớn khi GDP Ấn Độ chiếm đến 79% GDP khu vực Nam Á (2010)
Năm 2008, khu vực dịch vụ phát triển mạnh và đóng góp 56% GDP Ấn Độ, con số này đối với khu vực công nghiệp và nông nghiệp lần lượt là 22% và 18,5%. Năm 2009, ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra thì GDP Ấn Độ vẫn đạt mức tăng trưởng 7,4% và đạt 8,3% vào năm 2010 khi kinh tế Ấn Độ bắt đầu khôi phục sau khủng hoảng. Cũng trong năm 2010, ngành nông nghiệp nước này đã đóng góp 17,1% vào GDP Ấn Độ, tạo ra lượng công việc làm ăn lớn cho dân số trong độ tuổi lao động của nước này (52%).
Một bộ luật thuế mới được Ấn Độ áp dụng vào năm 2011 đã giúp GDP Ấn Độ tăng trưởng 9% và đưa kinh tế nước này lên vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng thế giới về GDP.
GDP Ấn Độ những năm gần đây
Năm 2019, trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc, nền kinh tế Ấn Độ đã vượt qua hai cường quốc là Anh và Pháp để vương trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Nền kinh tế Ấn Độ vẫn tiếp tục giữ vững vị trí thứ năm trong danh sách này ở năm 2020 (theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới). Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế thì năm 2021, vị trí của Ấn Độ trên bảng xếp hạng sẽ bị hạ xuống vị trí thứ 6, nhường lại vị trí của cho Anh.
Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức Báo cáo dân số thế giới (Mỹ) cho rằng Ấn Độ đang phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mở với GDP Ấn Độ năm 2019 đạt 2.940 tỷ Đô la Mỹ, tuy nhiên do dân số đông nên GDP Ấn Độ bình quân theo đầu người là 2.170 Đô la Mỹ, GDP Ấn Độ tính theo sức mua tương đương (PPP) là 10.510 tỷ Đô la Mỹ.
Dịch vụ vẫn là lĩnh vực phát triển mạnh và nhanh nhất khi chiếm đến 60% nền kinh tế. Ngoài ra, hai lĩnh vực khác cũng quan trọng không kém trong nền kinh tế Ấn Độ là sản xuất và nông nghiệp.
Những hạn chế cần khắc phục
Điều cần khắc phục đầu tiền là khoảng cách giàu nghèo tại đất nước này. Theo danh sách được công bố nào năm 2019 về các quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo lớn (dựa vào hệ số Gini) thì Ấn Độ nằm ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng với tỷ lệ thất nghiệp 2,6%. Các chính sách mới về thuế và trợ cấp đã giúp làm giảm 10% bất bình đẳng thu nhập. Việc cải thiện khoảng cách giàu nghèo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân.
Một trở ngại lớn thứ hai là sự bất bình đẳng giới tính, theo ước tính thì chỉ có khoảng 25% nữ giới của đất nước này được tham gia lực lượng lao động, con số này đối với nam giới là 79%. Nữ giới bị hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức và nền giáo dục cùng những định kiến giới tính khiến cho số lượng nữ giới ít cơ hội đóng góp cho nền kinh tế hơn, gây ra nhiều lãng phí về nguồn lực.
Kết luận
Ấn Độ với tiềm năng về nguồn lực và công nghệ thông tin đã đưa kinh tế đất nước này đi lên và tạo nên nhiều cột mốc đáng chú ý trong lịch sử phát triển. Dù GDP Ấn Độ hiện vẫn nằm trong top đầu về kinh tế nhưng bởi đặc điểm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như mất cân bằng giới tính trong lực lượng lao động và chênh lệch giàu nghèo đã khiến chỉ số GDP chưa phản ánh chính xác chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.