GDP đầu người Việt Nam và tình hình kinh tế sau đại dịch

Nền kinh tế nước nhà đang trên đà phát triển để sánh vai với các nước bạn. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây dịch bệnh hoành hành khiến không riêng gì Việt Nam mà các nước khác trên thế giới phải đau đầu.  Tuy nhiên GDP của một số quốc gia vẫn nằm ở mức tăng trưởng dương, trong đó có GDP đầu người Việt Nam ta.

Khái niệm chỉ số GDP là gì?

GDP với tên gọi đầy đủ là Gross Domestic Product mang ý nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội. Đây là chỉ số thể hiện tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ cuối cùng của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ với 1 khoảng thời gian xác định. Thường tính theo quý hoặc năm.

gdp đầu người vn
GDP là gì?

Ý nghĩa của chỉ số này

GDP thường được xem như là một thước đo đánh giá khách quan nền kinh tế của một quốc gia. Chỉ số GDP cao chứng tỏ nền kinh tế quốc gia đó đang có mức tăng trưởng tốt.

Bên cạnh đó GDP bình quân đầu người còn thể hiện được khả năng thu nhập của công dân quốc gia đó. Chúng phản ánh về tình trạng sinh hoạt, chất lượng cuộc sống tại quốc gia đó như thế nào.

Ngoài ra GDP còn thể hiện sự biến động về giá cả, một khi chỉ số này liên tục giảm qua các năm thì quốc gia đó đang trong giai đoạn lạm phát, nền kinh tế suy thoái mạnh, cuộc sống của công dân quốc gia đó rơi vào cảnh lầm than, cực khổ.

Do đó, bất kể quốc gia nào cũng luôn cố gắng sản xuất, xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như tăng trưởng nền kinh tế nước nhà.

Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP

Thông thường sẽ có 3 nhân tố chính tác động đến chỉ số GDP, bao gồm:

Yếu tố dân số

Chỉ số GDP và dân số có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau, vì để tính chỉ số GDP của một quốc gia người ta sẽ dựa vào GDP bình quân đầu người. Dân số của một quốc gia đóng vai trò vô cùng quan trọng là lực lượng lao động chính tạo ra vật chất cũng như các sản phẩm trong tất cả các ngành.

Dân số cũng là các đối tượng chính trong việc tiêu thụ các sản phẩm cũng như sử dụng các tất cả dịch vụ cung ứng, GDP tăng hoặc giảm là nhờ trực tiếp vào các nhu cầu sử dụng và sản xuất của dân số.

Yếu tố FDI

Chỉ số FDI là chỉ số đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư từ nước ngoài mang lại. Với chỉ số FDI nó cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào chỉ số GDP, với các hình thức đầu tư lâu dài nó bao gồm như tiền bạc, các cơ sở hạ tầng, các phương tiện sản xuất, vật chất, dịch vụ,….

Yếu tố lạm phát

Chỉ số lạm phát được hiểu là sự mất đi giá trị tiền tệ của quốc gia, kèm theo đó là giá cả thị trường leo thang tăng liên tục theo thời gian. Nhưng đổi lại việc cung ứng không đủ điều kiện, lạm phát quá mức sẽ dẫn đến sự mất cân bằng. Bên cạnh đó sẽ diễn ra tình trạng khủng hoảng kinh tế với việc chỉ số GDP thì bị ngộ nhận là tăng nhưng thực chất thì không phải như vậy.

GDP đầu người Việt Nam hiện nay

Về tình hình hiện nay năm 2020 được xem là một năm đầy khó khăn và thách thức với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.

Do dịch bệnh covid đã ảnh hưởng nghiêm trọng và suy thoái sâu đến GDP đầu người Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng được nền kinh tế với ước tính được 2,91% GDP toàn ngành.

gdp đầu người vn
GDP Việt Nam hiện nay

Mặc dù tăng trưởng GDP của năm 2020 được xem là thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2011-2020 với tác động của covid kéo theo tất cả các ngành nghề đi xuống. Tuy nhiên ở mức GDP là 2,91% thì Việt Nam vẫn nằm trong các nước trên thế giới thuộc nhóm GDP cao của thế giới.

Với mức đạt 343 tỷ USD cùng với Trung Quốc và Myanmar, nước ta là một trong ba quốc gia của Châu Á có mức tăng trưởng rất tích cực trong năm 2020. Đối với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn trở thành quốc gia có GDP đứng thứ 4 sau Indonesia, Thái Lan và Philippin.

Bên cạnh việc GDP đầu người Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng nhưng nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp rất nhiều vấn đề mắc phải và cần phải giải quyết. Ở mức độ quy mô toàn thế giới việc hội nhập ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng nên nền kinh tế của thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ta.

Với tình hình dịch Covid ở nước ta, đã trải qua rất nhiều giai đoạn và càng được nới lỏng, kiểm soát cũng như tiêm vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng.

Nhưng với một phần nào đó dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống,  nó mang lại ảnh hưởng trực tiếp vô cùng nặng nề vào GDP. Thông qua các hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng, lưu thông thương mại, dịch vụ hàng không, du lịch, lao động và việc làm của người dân bị gián đoạn.

Với GDP ngành xuất nhập khẩu chưa đảm bảo được tính bền vững, năng suất lao động còn ở mức khá thấp…

Do mục tiêu kép mà nhà nước đề ra vừa phòng chống dịch. Đó là vừa tận dụng các cơ hội để tập trung phục hồi và phát triển nền kinh tế của xã hội, vừa khai thác tối đa tiềm năng. Điều này cũng như bàn đạp để tạo lợi thế cho GDP đầu người Việt Nam của toàn ngành kinh tế phục hồi và tăng trưởng ở năm 2021.

Tình hình nền kinh tế nước ta sau đại dịch

Trải qua 2 năm chống chọi với đại dịch, hết biến thể Delta thì nay lại có sự xuất hiện của biến thể Omicron. Đây sẽ lại là một thách thức mới lớn hơn cho cả Việt Nam và các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 9 vừa qua, GDP đầu người Việt Nam chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số có thể chấp nhận được vì nhìn chung tất cả các lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Đặc biệt là phía ngành dịch vụ, các hoạt động du lịch, kinh doanh nhà hàng khách sạn rơi vào trạng thái đóng cửa. Việc này làm giảm 0,69% so với kỳ trước và tác động đến 22,05% mức GDP đầu người Việt Nam.

gdp đầu người vn
Tổng quan nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Các hoạt động nông- lâm nghiệp, thủy sản vẫn duy trì được hoạt động ổn định, các nhóm này là một trong các nhân tố giúp cho GDP ở mức tương đối. Với phần trăm tăng trưởng lần lượt là : 3,32% cho nông nghiệp, lâm nghiệp là 3,3% và 0,66% với thủy sản. 

Bên cạnh đó, khối ngành công nghiệp cũng có những đóng góp to lớn cho mức độ tăng trưởng của kinh tế nước ta. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Ngành khai thác khoáng sản, xây dựng thì ngược lại có sự giảm sút. 

Lời kết

Nhìn chung, mọi ngành đều chịu ảnh hưởng từ dịch nên không tránh khỏi sự giảm sút về mức độ tăng trưởng. Diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, mặc dù vậy cũng không thể nào tạm ngưng tất cả hoạt động đời sống thường ngày. 

Tình hình hiện tại ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đang học cách sống chung với dịch bệnh, duy trì trạng thái hoạt động kinh tế. Khái quát mà nói, GDP đầu người Việt Nam và các nước khác đang có bước tiến triển lớn so với năm 2021 và dự báo sẽ thay đổi rõ rệt hơn trong năm 2022. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *