GDP TPHCM và tổng quan về nền kinh tế trong đại dịch

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là trung tâm kinh tế lớn của nước ta, GDP TPHCM chiếm 23% GDP cả nước (2020) nên nếu nền kinh tế TP.HCM bị ảnh hưởng thì nền kinh tế của cả nước cũng sẽ biến động theo. Hãy cùng tìm hiểu tình hình nền kinh tế và GDP TPHCM đã có những thay đổi và phục hồi như thế nào cả trong giai đoạn cải cách 40 năm và giai đoạn dịch bệnh bùng phát!

GDP và GRDP là gì?

Chỉ số GDP là gì? 

​​Chỉ số GDP (Gross Domestic Product) là chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội, đây là chỉ tiêu dùng để đo lường giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia đó trong một thời kỳ nhất định.

gdp tphcm
GDP là gì?

Chỉ số này thường được tính trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một quý, nửa năm (6 tháng) hoặc một năm. Ngoài ra, chỉ số GDP này thường là trong một phạm vi lãnh thổ nhất định và thường là lãnh thổ một quốc gia. Cũng có trường hợp GDP dùng để chỉ cho phạm vi nhỏ hơn như thành phố hay tỉnh, nhưng trong trường hợp này, một số nơi sẽ dùng một chỉ số khác là GRDP.

Chỉ số GRDP là gì? 

Chỉ số GRDP (Gross Regional Domestic Product) có thể hiểu là Tổng sản phẩm trên địa bàn, đây là chỉ số dùng để đo lường giá trị thị trường của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng từ hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị kinh tế thường trú trong phạm vi tỉnh trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một quý đến một năm)

Sự khác biệt giữa chỉ số GDP và GRDP

Điều khác biệt lớn và dễ thấy nhất của hai chỉ số này là chính là phạm vi tính toán. Một chỉ số chỉ tổng sản phẩm hàng hoá dịch vụ được tính trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (GDP) và một chỉ số là tổng sản phẩm hàng hoá dịch vụ được tính trên phạm vi một khu vực như tỉnh hoặc thành phố của một quốc gia (GRDP). Ngoài ra, hai chỉ số này có phương pháp tính toán và nội dung tính toán hoàn toàn giống nhau. 

Tổng quan nền kinh tế TPHCM 

Trong suốt dòng lịch sử cho đến thời điểm hiện nay thì TP. Hồ Chí Minh luôn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và hiện được xem như trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Trong suốt chặng đường gần 40 năm (1982-2021) xây dựng, phát triển và hội nhập thì TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu to lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong suốt lịch sử kinh tế nước nhà. 

GDP TPHCM thay đổi theo thời gian

TP.HCM luôn duy trì sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong suốt nhiều năm liên tục. Trước thời kỳ thực hiện những cải cách đổi mới thì trong vòng 10 năm (1976 – 1985), GDP TPHCM chỉ tăng trưởng trung bình 2,7%/năm. Trong giai đoạn thực hiện đổi mới, GDP TPHCM đã có nhiều chuyển biến tốt khi từ 2011 đến nay, mức tăng trưởng đã ở mức xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,6 lần so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước . 

gdp tphcm
Sự phát triển của nền kinh tế và GDP TPHCM

Chỉ số GRDP bình quân đầu người của thành phố cũng tăng trưởng nhanh chóng, trong gần 20 năm (1995-2014) đã tăng từ 700 Đô la Mỹ lên 5.131 Đô la Mỹ. Năm 2014, tỷ trọng ngành dịch vụ đóng góp 59,6% GDP TPHCM, ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp 39,4% GDP TPHCM và cuối cùng là ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP TPHCM. 

Tính đến thời điểm hiện tại thì quy mô và tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh và đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế cả nước. Cụ thể, kinh tế TP.HCM đã đóng góp khoảng 20% kinh ngạch xuất khẩu, ⅓ giá trị sản xuất công nghiệp,… đóng góp vào 20% quy mô kinh tế của nước ta cũng như đóng góp 30% tổng ngân sách quốc gia. 

Tăng trưởng kinh tế hiện nay 

Trong 4 năm gần đây, kinh tế thành phố vẫn tăng trưởng ổn định với GDP TPHCM trung bình đạt  8,3%/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng của nền kinh tế TP.HCM so với nền kinh tế cả nước vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và GDP TPHCM đã đóng góp 23% vào GDP cả nước và 27% trong tổng thu ngân sách cả nước, tiếp tục giữ vững vị trí Trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta. 

Trong giai đoạn này thì cơ cấu của nền kinh tế tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ, đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP TPHCM. Cũng trong năm 2020, GDP TPHCM bình quân theo đầu người tiếp tục tăng và ước tính đạt khoảng 6.799 Đô la Mỹ, tức gấp 2,3 lần so với GDP bình quân đầu người chung của cả nước. 

Đại dịch ảnh hưởng như thế nào đến GDP TPHCM 

GDP TPHCM trong mùa dịch 

Đại dịch Covid đã tạo ra những ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, và điều này tất nhiên nói lên rằng nền kinh tế và GDP TPHCM cũng sẽ chịu nhiều biến động. Dù nước ta bùng nên đợt dịch lớn nhất sau các nước khác (khoảng tháng 5/2021) nhưng đợt dịch này cũng là đợt dịch lớn nhất và kéo dài nhất từ trước đến nay, tạo ra sự biến động không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta. 

Một tín hiệu khả quan nữa đối với nền kinh tế nước ta là trong thời điểm dịch bệnh, trong khi nhiều quốc gia phát triển trên thế giới có tốc độ tăng trưởng giảm (tăng trưởng âm) nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của GDP TPHCM vẫn đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Cũng nhờ những ưu thế này mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã cân nhắc lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM bởi sự an toàn và chính sách chính trị ổn định. 

gdp tphcm
GDP TPHCM trong mùa dịch

Nền kinh tế TP.HCM trong mùa dịch

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân của thành phố trong mùa dịch, trong thời gian qua TP.HCM đã chi từ ngân sách tổng cộng 10.442 tỷ đồng (con số này bằng 0,8% GDP TPHCM năm 2021). Ngoài ra, ngân sách chi cho hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả sau đại dịch là 45.865 tỷ đồng (khoảng 3,47% GDP TPHCM năm 2021).

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã điều chỉnh các chỉ tiêu và chính sách kinh tế, trong đó đặc biệt là giảm chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng GDP TPHCM trung bình hằng năm xuống còn 8%/năm (chỉ tiêu cũ là 8,3 – 8,5%). Những chỉ tiêu hỗ trợ và phát triển kinh tế thành phố cũng muốn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cũng sẽ đạt khoảng 6% trở lên, cũng như duy trì tỷ trọng của ngành dịch vụ đạt trên 42% trong GDP TPHCM. 

Sáu tháng vừa qua ( từ tháng 6-11/2021), kinh tế TP.HCM đã chịu nhiều tổn thất nặng nề và đây sẽ là khoảng thời gian khó quên của người dân Sài Gòn. Tuy nhiên hiện nay, TP.HCM đã cho phép một vài loại hình và cơ sở kinh doanh được phép hoạt động bình thường trở lại, tiến hành chính sách tiêm phủ vaccine cho mọi người dân tại thành phố, còn có chính sách “Bình thường hoá” cũng phần nào giúp cải thiện việc nền kinh tế bị đình trệ trong nhiều tháng thực hiện theo chỉ thị 16. 

Kết luận

Nền kinh tế và GDP TPHCM cũng đang dần dịch chuyển theo hướng tốt hơn và phục hồi trở lại sau những tổn thất nặng nề trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Đây cũng là một dấu hiện tốt không chỉ đối với người dân TP.HCM mà còn là tin mừng cho nhân dân cả nước vì TP.HCM chính là Trung tâm tài chính lớn nhất nước ta và chiếm nhiều trong tỷ trọng nền kinh tế cả nước, nếu kinh tế và GDP TPHCM bị tác động thì những khu vực khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *