GDP Trung Quốc và sự phục hồi thần kỳ sau đại dịch

Dù Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu sự ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng đây cũng là quốc gia đầu tiên phục hồi sau đại dịch, sự phục hồi nhanh chóng này cũng giúp nền kinh tế và GDP Trung Quốc phát triển nhanh chóng, từ đó ngày càng rút gần hơn khoảng cách với GDP của Mỹ. 

Chỉ số GDP

GDP là gì? 

Gross Domestic Product (GDP) là Tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số này dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một đất nước trong khoảng thời gian nhất định (thường 1 quý đến 1 năm).

Ba yếu tố sẽ tác động lên chỉ số GDP của một đất nước là dân số của một quốc gia, chỉ số FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và lạm phát. Do đó, GDP được xem như một chỉ số giúp phản ánh nền kinh tế của đất nước đó

gdp trung quốc
GDP là gì?

GDP bình quân đầu người là gì? 

GDP bình quân đầu người là chỉ số thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân theo đầu người (dân số) của một quốc gia trong một năm. Ngoài ra, chỉ số này còn tỷ lệ thuận với mức thu nhập trung bình theo đầu người của của một quốc gia, từ đó trở thành một dữ liệu để đánh giá mức sống và mức thu nhập của một quốc gia. Tuy nhiên, chỉ số này không tính đến khoảng cách giàu-nghèo (chỉ số Gini) nên GDP theo đầu người cao cũng chưa chắc đã là quốc gia có mức sống hay chất lượng sống cao và bình đẳng. 

Ý nghĩa của chỉ số GDP

Đây là chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng và sự biến động của kinh tế quốc gia đó, cũng như sự biến động giá hàng hoá dịch vụ theo thời gian. Ví dụ như trường hợp GDP suy giảm thì nền kinh tế đang chịu những tác động xấu nhau lạm phát, thất nghiệp,… ảnh hưởng đến nền kinh tế nước.

Từ GDP và GDP bình quân đầu người ta có thể biết mức thu nhập trung bình của người dân đất nước này cũng như mức sống và chất lượng cuộc sống của họ. 

Các cơ quan tổ chức có thể dựa trên chỉ số GDP và các dữ liệu khác để xây dựng các chiến lược giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. 

Đây cũng là chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá trước khi quyết định đầu tư vào một đất nước (chứng khoán, ngoại tệ, xây dựng cơ sở kinh doanh,…)

Tổng quan kinh tế Trung Quốc

Lịch sử biến động của GDP Trung Quốc

Trong lịch sử nền kinh tế Trung Quốc, đất nước này từng là cường quốc kinh tế trong suốt gần hai thiên niên kỷ (thế kỷ I-XIX). Cho đến cuối những năm 1700, GDP Trung Quốc từng chiếm ¼ GDP toàn cầu. Năm 1820 khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu diễn ra ở Anh thì GDP Trung Quốc chiếm ⅓ GDP toàn cầu, lớn gấp 6 lần GDP của Anh Quốc thời bấy giờ và gấp 20 lần GDP Hoa Kỳ (lúc này Mỹ còn là quốc gia mới). 

Năm 1952, GDP Trung Quốc đạt mức 30 tỷ USD, sau nhiều lần biến động khiến chỉ số GDP của Trung Quốc bị đưa khỏi top đầu của bảng xếp hạng thì đến năm 2010, chỉ số Trung Quốc đã vượt qua nhiều quốc gia, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ và luôn giữ vững vị trí này cho đến hiện tại. 

gdp trung quốc
GDP Trung Quốc qua các thời kỳ (Biểu đồ: CNBC)

Dưới thời của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bắt đầu thực hiện các chính sách cải cách kinh tế sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1978). Từ đây, đất nước này bắt đầu công cuộc cải tổ và mở cửa để đưa quốc gia ra khỏi tình trạng bị cô lập kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế Trung Quốc trở thành cường quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. GDP Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 30 năm tiếp theo với tốc độ trung bình là 10%/năm (luôn trên 8%). 

Kinh tế Trung Quốc những năm gần đây

Trong những năm gần đây, dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình thì tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia này giảm dần về khoảng 7,1%. Trước đây nền kinh tế nước này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài thì hiện nay lại chuyển dịch sang tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ và công nghệ. Trong quý II/2019, GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng 30 năm, chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Một trong những mốc thời gian đáng chú ý là năm 2016, GDP Trung Quốc đạt 10.730 tỷ Đô la Mỹ, theo dự kiến thì đây là con số mục tiêu của năm 2020, tức chỉ số GDP Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn 4 năm. Tỷ trọng GDP Trung Quốc trong GDP toàn cầu trong vòng 40 năm (1978-2018) đã tăng từ 1,8% lên 15%.

Với những ưu thế về khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực mà kinh tế Trung Quốc có mức độ  đa dạng hóa cao và đóng vai trò quan trọng trong thị trường thương mại quốc tế. Nền kinh tế nước này có đa dạng nhiều lĩnh vực từ sản xuất, tiêu dùng, bán lẻ, khai khoáng, dệt may, ô tô, điện tử, thương mại điện tử, du lịch,… 

GDP Trung Quốc trong đại dịch

Có thể thấy rằng Đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới nói riêng và Trung Quốc nói chung. Dù Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch này khi nhiều hoạt động kinh tế phải đình trệ khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng, nhưng đây cũng là quốc gia đầu tiên phục hồi sau đại dịch. Hãy cùng xem những biến động của GDP Trung Quốc và những sự kiện kinh tế đáng nhớ của đất nước này trong khoảng thời gian đại dịch. 

gdp trung quốc
GDP Trung Quốc trong đại dịch

Rút ngắn khoảng cách GDP với Mỹ

Trong năm 2020, GDP Mỹ đã chịu sự sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1946 khi bị giảm đến kể từ sự kiện khủng hoảng tài chính (2009). Trong năm này, GDP danh nghĩa của Trung Quốc bằng  70,4% GDP danh nghĩa của Mỹ, con số này ở 2019 là khoảng 67%. 

Các chuyên gia đánh giá khoảng cách GDP Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục được thu hẹp hơn nữa trong tương lai dựa vào sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ của đất nước này. 

Những sự bất ổn tác động đến nền kinh tế 

Sự bùng phát của dịch bệnh khiến cho kinh tế Trung Quốc trong quý III/2021 tăng trưởng chậm hơn hai tháng đầu năm. Dù có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế ngay cả trong đại dịch nhưng nền kinh tế nước này cũng gặp nhiều thách thức lớn như những bất ổn trong lĩnh vực bất động sản, thiếu điện, tâm lý tiêu dùng bị giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng, tắc nghẽn nguồn cung,..

Theo những nhận định từ các chuyên gia thì nền kinh tế nước này đang bị chậm lại một phần là do sự suy giảm của thị trường bất động sản, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm,… Ngoài ra, do một số tiêu chí về khí hậu và an toàn mà chính quyền sẽ thực hiện chính sách cắt giảm sản lượng cũng khiến cho GDP Trung Quốc bị ảnh hưởng và sự phục hồi kinh tế theo khu vực cũng không đồng đều. 

Mặc cho những những thử thách hiện tại nhưng những nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng 8% cả năm, và đây sẽ là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm nay. 

Kết luận

Mặc cho những thử thách mà đại dịch đã mang lại thì nền kinh tế và GDP Trung Quốc vẫn phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế thứ hai thế giới này cũng được dự đoán sẽ phát triển vượt bậc hơn nữa và sẽ theo kịp với nền kinh tế và GDP Mỹ trong tương lai. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *