Nếu muốn thành công, đạt lợi nhuận cao và giảm tối đa rủi ro không mong muốn xảy khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, chúng ta hay các nhà đầu tư chứng khoán cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đầu tư hiệu quả, thường xuyên cập nhật tin tức, mức giá mua bán chứng khoán liên tục đề kịp thời đưa ra quyết định kịp thời, mua bán chốt lời hay mua bán xả lỗ. Chúng ta cần phải xác định được những mức giá tại các thời điểm khác nhau, để đưa ra quyết định kịp thời. Một trong những nguyên tắc giúp bạn xác định giá mua bán một cách dễ dàng đó là bạn cần phải xác định được price reference ngày giao dịch đó. Vậy giá tham chiếu là gì? Có giúp được các nhà đầu tư chứng khoán không?
Định nghĩa giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu là gì? Price reference, mức giá cuối cùng được đưa ra, còn gọi là giá đóng cửa giao dịch chứng khoán, được tính tại một khoảng thời gian nhất định. Từ mức giá này chúng ta có thể dễ dàng xác định được mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất của một ngày giao dịch.
Chúng ta có thể hiểu dễ dàng, price reference là mức giá cuối cùng của một cuộc giao dịch chứng khoán của một ngày, giá tham chiếu cũng là giá để chúng ta tham khảo để cho giao dịch chứng khoán của ngày tiếp theo.
Ví dụ: Cổ phiếu, chứng khoán của công ty Pepsi mức giá đóng cửa vào ngày 5 tháng 12 năm 2021 là 64.000 đồng, thì mức giá cổ phiếu, chứng khoán 64.000 đồng cũng là giá tham khảo (price reference) tiếp theo cho ngày 6 tháng 12 năm 2021, để cho các nhà đầu tư có thể dự đoán mức giá dao động, định hướng xu hướng đưa ra quyết định kịp thời.
Khi mà chúng ta xác định được price reference, chúng ta cũng có thể xác định được giá cao nhất hay còn gọi là giá trần, giá thấp nhất hay còn gọi là giá sàn trong ngày giao dịch đó, thông qua chúng ta xác định được giá tham chiếu.
Làm sao để xác định được giá trần và giá sàn của các giao dịch chứng khoán khi chúng ta biết được price reference của ngày đó? Vì mỗi loại cổ phiếu, chứng khoán của một công ty nào đó, đều được niêm yết tại các sở giao dịch chứng khoán, tùy vào giá niêm yết khác nhau, thì chúng ta sẽ xác định được giá trần và giá sàn của giao dịch chứng khoán tại ngày đó.
Ví dụ: Giá niêm yết chứng khoán của công ty Pepsi cam kết đối với sở giao dịch chứng khoán là 7%, thì chúng ta sẽ xác định được mức giá sàn và mức giá trần của giao dịch chứng khoán vào ngày hôm đó, khi biết được price reference ngày hôm đó là 64.000 đồng, từ đó chúng ta có thể suy ra dễ dàng giá trần của ngày hôm đó là 68.480 đồng, còn giá sàn của ngày hôm đó là 59.520 đồng.
Thông thường thì các mức giá tại các giao dịch chứng khoán, cổ phiếu được hưởng các quyền cổ tức hoặc các quyền kèm theo. Nhưng tại trường hợp này, price reference lại không được hưởng quyền cổ tức và các quyền kèm theo. Mà quyền cổ tức và quyền kèm theo sẽ được xác định bởi giá đóng cửa của các giao dịch gần nhất, để điều chỉnh các giá trị để phù hợp quyền cổ tức và các quyền kèm theo đó cho price reference.
Cũng có một số trường hợp không xác định được giá tham chiếu tại các phiên giao dịch chứng khoán, khi bị một số sự cố không đáng tiếc xảy ra, nhưng chúng ta vẫn có thể xác định được price reference, bằng cách thông qua ủy ban chứng khoán nhà nước, để đưa ra mức price reference phù hợp nhất vào ngày đó.
Ví dụ:Tại phiên giao dịch của công ty chứng khoán Pepsi, chỉ có giao dịch vào buổi sáng, buổi chiều đóng phiên giao dịch, bởi vì tránh các sự cố không mong muốn xảy ra khi giá khớp lệnh không đúng và đóng cửa phiên giao dịch buổi chiều để khắc phục trường hợp này. Vậy tại đây, mức giá cuối cùng của phiên giao dịch buổi sáng đó là price reference cho ngày giao dịch tiếp theo.
Đó cũng là cách tính price reference của các sàn giao dịch chứng khoán như Hose và HNX, trừ các trường hợp đặc biệt, thì price reference sẽ được tính theo như ví dụ mà mình đã nói ở trên. Bên cạnh đó, sàn giao dịch xác định price reference của chứng khoán, thông qua cộng các mức giá, giá đó phải khớp lệnh của ngày những ngày gần nhất lại với nhau, chia lại ra số trung bình cộng, thì sẽ được làm price reference, đó là cách tính của sàn giao dịch chứng khoán Upcom.
Giá trần, giá sàn có khác với giá tham chiếu
Giá trần là mức giá cao nhất của phiên giao dịch chứng khoán được xác định tại một thời điểm, các nhà đầu tư chứng khoán có thể thực hiện các lệnh mua, bán để phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, thông qua biết giá trần của phiên giao dịch chứng khoán.
Cách tính của giá trần:
Điều đầu tiên chúng ta muốn tính được giá trần thì chúng ta phải biết được price reference và biên độ dao động. Vì, giá trần = giá tham chiếu *(100%+biên độ giao dịch), thì chúng ta sẽ xác định được giá trần của phiên dịch ngày hôm đó.
Giá sàn là mức giá thấp nhất của phiên giao dịch chứng khoán, được xác định tại một thời điểm nhất định, từ đó các nhà đầu tư có thể thực hiện các lệnh mua bán để tránh được các rủi ro không mong muốn xảy ra.
Cách tính của giá sàn
cũng giống như cách tính của giá trần chúng ta cũng phải xác định được price reference và biên độ dao động của sàn giao dịch thì chúng ta sẽ xác định được giá sàn vào ngày hôm đó.
Giá sàn = giá tham chiếu*(100% – biên độ giao động) Từ công thức này chúng ta sẽ có thể xác định được giá sàn của phiên giao dịch hôm đó.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu biên độ dao động được quy định của các sàn giao dịch Hose, Hnx và Upcom:
- Theo quy định các cổ phiếu, chứng khoán quỹ đóng, chứng khoán quỹ ETF thì các biên độ dao động của các sàn giao dịch chứng khoán sẽ như sàn Hose Có biên độ dao động là 7%, sàn Hnx có biên độ dao động là 10%, sàn Upcom có biên độ dao động là 15%.
- Theo quy định các cổ phiếu, chứng khoán mới đăng ký giao dịch, giao dịch ngày đầu tiên thì được quy định có biên độ dao động của các sàn giao dịch lần lượt là sàn Hose có biên độ giao dịch là 20%, sàn Hnx có biên độ giao dịch là 30% và sàn Upcom có biên độ giao dịch là 40%.
- Quy định đối với trường hợp thưởng cho cổ đông bằng cổ phiếu, thì chỉ quy định tại sàn giao dịch Hnx có biên độ dao động là 30%. Còn lại tất cả các trường hợp khác, thì biên độ dao động sẽ không quy định.
Ví dụ : tính giá sàn và giá trần tại sàn giao dịch Upcom khi biết giá tham chiếu là 32.000 đồng/ cổ phiếu.
Giá trần là 36.800 đồng từ công thức 32.000*(100%+15%) = 36.800 đồng.
Giá sàn là 27.200 đồng từ công thức 32.000*(100%-15%) = 27.200 đồng.
Đó là toàn bộ những thông tin mà mình tìm hiểu được, muốn chia sẻ cho các bạn, để cho các bạn hiểu rõ hơn về giá tham chiếu là gì, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định kịp thời tại thời điểm thích hợp nhất, để tạo ra lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro, khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, cổ phiếu.