Nếu bạn đã từng nghe đến hoặc tìm hiểu qua nguồn gốc của Bitcoin và các sàn giao dịch điện tử, chắc hẳn bạn có thể đã nghe được rằng chuỗi blockchain của các loại tiền ảo này đã từng trải qua vô số lần Hard Fork. Nên chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn quan tâm Hard Fork là gì? Tại sao nó lại ra đời? Sự khác biệt giữa Soft Fork và Hard Fork? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết nhé.
Hard Fork là gì?
Hard Fork được hiểu đơn giản là sự nâng cấp các giao thức và chức năng nhưng sự cập nhật này lại không tương thích với chuỗi khối trước đó. Vậy nên người dùng bắt buộc phải cập nhật lên giao diện mới nhất để có thể duy trì các giao dịch trong tương lai.
Tại sao Hard Fork lại ra đời?
Nhiều người thường đặt ra câu hỏi rằng Hard Fork gây giảm tính bảo mật thì tại sao vẫn được tạo ra và vẫn đang được phát triển rất mạnh mẽ. Bên cạnh việc có những yếu tố không có lợi thì nó cũng mang đến vô số lợi ích, cụ thể như một số lợi ích mà chúng tôi liệt kê như sau:
Cập nhật thêm đa dạng các chức năng: Đa số các người dùng đều muốn cập nhật và xây dựng các giao thức, chức năng phù hợp theo ý muốn của mình, bên cạnh đó các chuỗi khối còn được xây dựng theo mã nguồn mở cho phép người dùng có thể tự do truy cập và thay đổi dần dẫn đến bất đồng quan điểm trong sự cải tiến. Sau đó sẽ trải qua quá trình họp hội để giải quyết các vấn đề mới này nên nó cũng ra đời từ đây.
Sửa chữa rủi ro bảo mật: Hard Fork có thể ngăn chặn các rủi ro về vấn đề an ninh mạng trong các phiên bản trước đó. Đã từng xảy ra sự cố lớn về bảo mật nên khối Ethereum đều nhất trí tạo ra nó để xóa bỏ các giao dịch đen của những hacker cố tình xâm nhập mà còn có thể lấy lại tiền ether (ETH).
Giải quyết vấn đề xung đột giữa các người dùng: Như đã nói ở trên, Blockchain (chuỗi khối) được nhiều người dùng sử dụng và liên tục thay đổi dẫn đến bất đồng quan điểm nên muốn giải quyết các mâu thuẫn một cách hòa hợp thì Hard Fork sẽ phải được tạo ra.
Đảo ngược các giao dịch lỗi: Khi thực hiện vô số các giao dịch chỉ thông qua blockchain thì sẽ không tránh khỏi việc vi phạm các nguyên tắc bảo mật an toàn. Nhưng nhờ có Hard Fork, chúng ta có thể hoàn tác lại các giao dịch một cách đơn giản như cách ấn nút Ctrl + Z vậy, đồng thời đem lại cảm giác an toàn hơn khi thực hiện các công việc thông qua chuỗi khối, mang lại sự tự tin cho người dùng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc lạm dụng để gây ra quá nhiều lỗi trong giao dịch sẽ gây ảnh hưởng rất lớn nếu người dùng chưa cập nhật kịp thời.
So sánh sự khác nhau giữa Soft Fork và Hard Fork
Soft Fork nhìn chung dễ thực hiện hơn Hard Fork vì nó chỉ là việc cải tiến phần mềm, chỉ thay đổi diện mạo bên ngoài chứ không can thiệp sâu vào bên trong chuỗi khối.
Đồng thời khi việc cải tiến không đạt được kết quả tốt thì ở Soft Fork, chuỗi gốc không có bất kỳ sự thay đổi nào. Soft Fork cũng được ưa chuộng hơn vì nó không làm mạng bị tách quá nhiều, bên cạnh đó cũng ít gây rủi ro về tiền bạc vì nó có thể tương thích với cả những chuỗi cũ và mới trong trường hợp các khách hàng chưa kịp cập nhật lên phiên bản mới nhất. Tuy nhiên cả Soft Fork và Hard Fork đều mang những lợi ích nhất định, tùy vào mục đích sử dụng thích hợp người dùng sẽ đưa ra những lựa chọn tối ưu.
Các sự kiện Hard Fork đạt nhiều tiếng tăm trong lịch sử Crypto:
ETH Hard fork từ Ethereum (ETH)
ETH HF là sự kiện đình đám nhất và gây ra nhiều tranh cãi trong THE DAO. Sự kiện xảy ra vào năm 2016, hacker đã xâm nhập và lấy đi 167 triệu đô la, sau đó cộng đồng ETH đã đưa ra một quyết định quan trọng là sử dụng fork để đảo ngược lại các giao dịch bị đánh mất và lấy lại được số tiền cho các nhà đầu tư ban đầu. Nhưng đã có sự bất đồng quan điểm xảy ra, một số người không đồng tình với sự đổi thay này nên blockchain đã bị phân tách thành Ethereum Classic (chuỗi ban đầu) và chuỗi đã cập nhật sau khi bị đánh cắp (Ethereum hiện nay).
Hard fork Bitcoin Cash (BCH) và Bitcoin Gold (BTG) từ Bitcoin
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2017, sự kiện này lại thu hút lượng lớn sự quan tâm của cộng và nhà đầu tư tiền ảo, nhiều xung đột và bất đồng phát sinh và BCH đã được sinh ra. Tại thời điểm này, những ai nắm giữ BTC đều được cấp BCH theo tỷ lệ 1:1 và hoàn toàn miễn phí. Sau đó trị giá của BCH tăng liên tục và vốn hóa đã vượt mặt cả ETH.
Tiếp theo sau Bitcoin cash thì Bitcoin lại tiếp tục phân tách thành Bitcoin Gold vào 25/10/2017, cũng giống như đợt phân tách thành BCH, những người nắm giữ cũng được cấp BTG theo tỷ lệ 1:1, nhưng không may rằng BTG đã lao dốc không phanh, hiện tại BTG có giá trị kém hơn BCH rất lớn.
Bitcoin cash SV và Bitcoin cash ABC
Sự kiện hard fork cash diễn ra gần đây nhất vào ngày 15/11/2018, Bitcoin cash đã phân tách thành Bitcoin cash SV và Bitcoin cash ABC, mặc dù chưa biết hai chuỗi này sẽ phát triển ra sao nhưng đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư đã sử dụng nó trước khi việc phân tách xảy ra.
Các hard fork đáng chú ý của ETH bao gồm:
Ethereum Classic (ETC)
Ethereum Classic là một trong những fork đầu tiên và cũng nổ ra rất nhiều sự tranh cãi dữ dội nhất. Vào năm 2016, Hacker đã lợi dụng lỗi bảo mật trong các hợp đồng của DAO khiến cho 3,6 triệu đồng tiền điện tử ETH đã bị lấy cắp khỏi thị trường giao dịch. Nhưng theo hợp đồng thì số tiền này sẽ bị đóng băng tạm thời trong khoảng thời gian là 28 ngày.
Trong trường hợp như thế này, fork sẽ được triển khai và đội ngũ kỹ thuật có thể nhanh chóng tháo gỡ và lấy lại được số tiền đã mất.
Ý kiến này đã làm cộng đồng ETH xuất hiện nhiều ý kiến bất đồng. Một số người cảm thấy rất tốt vì có thể thuận lợi lấy được số tiền đã đánh mất, đồng thời còn có thể gia tăng kinh nghiệm cho các đội ngũ nếu tiếp tục gặp trường hợp như vậy. Một số người còn lại cảm thấy không đồng tình và nghĩ rằng việc thực hiện như thế sẽ gây ảnh hưởng đến tương lai của ngành đầu tư tiền điện tử và một chuỗi các sự kiện không tốt sẽ xảy ra
Ether Zero
Không gây quá nhiều tranh cãi như ETC, nhưng ETZ cũng khá là phổ biến.
Dự án này được sự tham gia của nhiều chuyên gia công nghệ nên có nền tảng vững chắc hơn cho các giao dịch và hợp đồng. Một điều làm cho ETZ nổi tiếng là nhờ vào việc các đội ngũ kỹ thuật ở đây không quá tập trung chuyên sâu vào việc cải thiện thời gian giao dịch mà họ chủ yếu làm cho mọi giao dịch hoàn toàn không tốn bất cứ chi phí nào.
Các hard fork đạt nhiều sự quan tâm khi nó làm phân tách thành nhiều chuỗi và gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng đầu tư điện tử. Qua bài này, mong có thể giúp bạn hiểu được định nghĩa hard fork là gì và những sự kiện xoay quanh nó.