Hệ số beta đối với các nhà đầu tư là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc đưa ra các quyết định. Thông thường, phần lớn công ty niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ có công bố hệ số này. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta cần nắm được cách tính để có thể tự xác định beta. Cùng đến với bài viết sau để nắm được ý nghĩa cúng như cách xác định hệ số này như thế nào?
1. Hệ số Beta là gì?
Khái niệm
Hệ số Beta – Hệ số rủi ro là một hệ số đo lường rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hay của một danh mục đầu tư. Beta cho thấy mức độ tương quan về biến động của danh mục, cổ phiếu đó so với sự biến động của toàn thị trường (Beta thị trường bằng 1).
Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống
Rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường là rủi ro có tác động đến toàn thị trường và tất cả các chứng khoán. Rủi ro này chịu tác động của thị trường như lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, …. Các doanh nghiệp không thể kiểm soát được rủi ro này.
Rủi ro phi hệ thống là rủi ro có thể kiểm soát. Chỉ tác động đến một chứng khoán hay một phần nhỏ. Tạo ra từ những thay đổi của nội bộ như: chính sách công ty, ban quản lý, lợi nhuận thay đổi …. Rủi ro này không có tính lây lan.
Sự đa dạng hóa trong đầu tư giúp giảm rủi ro phi hệ thống. Tuy nhiên, việc này sẽ không giúp giảm rủi ro hệ thống.
2. Ý nghĩa và vai trò của hệ số Beta
Beta giúp các nhà đầu tư lựa chọn được những cổ phiếu ưa thích với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư đó mong muốn. Rủi ro nhiều – lợi nhuận cao, rủi ro thấp – lợi nhuận thấp. Cũng như đưa ra những chiến lược đầu tư cá nhân. Qua hệ số Beta, còn giúp dự đoán sự thay đổi của doanh nghiệp khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.
Đây là chỉ số được sử dụng trong mô hình CAPM. Mô hình định giá cổ phiếu, giúp ích cho quá trình phân tích. Beta thể hiện những biến động so với biến động của thị trường. Và vì thế hệ số Beta thường được so sánh với 1 (Beta thị trường)
Beta = 1: Mức độ biến động của chứng khoán ngang với biến động của thị trường, di chuyển cùng thị trường
Beta > 1: Mức độ biến động của chứng khoán cao hơn thị trường. Đồng thời, cảnh bảo đây là chứng khoán có rủi ro rất cao, nhưng bên cạnh đó nếu thành công sẽ mang đến lợi nhuận rất cao cho nhà đầu tư. Dành cho những nhà đầu tư ưa thích rủi ro. Một số ngành có mức biến động cao như bất động sản, công nghệ, ….
Beta < 1: Biến động thấp hơn thị trường. Đây là những cổ phiếu khá an toàn, nhưng lợi nhuận mang lại sẽ không cao. Thích hợp cho những nhà đầu tư e ngại rủi ro. Một số ngành có beta thấp như: thực phẩm, giáo dục, ….
Một trường hợp đặc biệt đó là Beta mang giá trị 0. Đây là cổ phiếu độc lập không phụ thuộc vào biến động của thị trường. Nếu mang giá trị âm, là biến động ngược với thị trường.
3. Công thức xác định hệ số Beta
Công thức tính beta
Beta được xác định bằng công thức sau:
= Cov ( Ri , RM)Var (RM)
Trong đó:
: Hệ số Beta
Ri : Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán, cổ phiếu
RM: Tỷ suất sinh lợi của thị trường
Cov ( Ri , RM): Hiệp phương sai của chứng khoán với thị trường
Var (RM): Phương sai chứng khoán
Công thức tính tỷ suất sinh lời
R = p1 – p0p1
Ta sẽ xác định tỷ suất sinh lời bằng cách lấy giá chứng khoán, cổ phiếu hôm nay trừ cho giá phiên giao dịch trước và chia cho giá hôm nay. Chứng khoán có phiên giao dịch < 30 thì không tính Beta.
Một số vấn đề phát sinh khi xác định Beta là: Beta thay đổi theo thời gian, quy mô mẫu để tính còn nhỏ dẫn đến không chính xác. Beta bi tác động bởi sự thay đổi của đòn bẩy tài chính và rủi ro kinh doanh.
Tính Beta bằng excel
Bước 1: Tải bảng giá của cổ phiếu và chỉ số gốc đại diện thị trường (VNI,..) từ các Website
Bước 2: Áp dụng công thức tính tỷ suất sinh lời của cổ phiếu (A) là chỉ số VNI (B)
Bước 3: Áp dụng hàm SLOPE. SLOPE(A,B). Ta sẽ thu được kết quả
Vì % biến đổi của cổ phiếu = * %biến động của thị trường. Nên nếu như ta xác định = 1.21 thì có nghĩa là biến động của cổ phiếu mạnh hơn thị trường gấp 1.21 lần. Hay nếu thị trường biến động 1% thì cổ phiếu biến động 1.21%.
Nhiều web tài chính thường công bố hệ số Beta sẵn, các bạn có thể dựa vào đấy. Ví dụ như trên: Vietstock, Cafef, cophieu68, …Nhưng thường kết quả của các trang sẽ không giống nhau vì mốc thời gian không giống nhau. Vì thế, bạn có thể tự thực hiện việc tính toán một cách nhanh chóng qua công thức trên.
4. Những nhân tố xác định hệ số Beta
Chu kỳ của doanh thu
Thông thường những công ty có tính chu kỳ cao sẽ có beta cao, bởi vì có sự biến động mạnh trong chu kỳ kinh doanh điều đó tạo nên sự gia tăng của beta, một số ngành như: sản xuất ô tô, công ty bán lẻ,….. Tuy nhiên, các bạn cần phân biệt rõ giữa tính chu kỳ và bất ổn. Nhưng những chứng khoán có độ lệch chuẩn cao không hẳn phải có beta cao.
Đòn bẩy hoạt động
Những công ty có định phí cao và biến phí thấp → đòn bẩy hoạt động cao
Những công ty có định phí thấp và biến phí cao → đòn bẩy hoạt động thấp
Trong đó: định phí là chi phí không đổi khi thay đổi doanh số, biến phí là những chi phí biến đổi khi doanh số có sự thay đổi.
Đòn bẩy hoạt động sẽ làm phóng đại tác động của chu kỳ kinh doanh đến beta. Tức là, chu kỳ của kinh doanh không đổi, tuy nhiên khi thay thế biến phí thành định phí → beta cao hơn.
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Sự gia tăng trong đòn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng hệ số Beta và ngược lại.
5. Liên hệ thực tế hệ số Beta
Trên thế giới: Beta của một số quốc gia trên thế giới là hệ số rất đáng tin cậy như: Mỹ, Châu Âu, Nhật,… Đây là những thị trường chứng khoán lớn. Dữ liệu cung cấp đủ nhiều trong khoảng thời gian dài, lượng doanh nghiệp niêm yết nhiều và có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn. Thông tin được cập nhật nhanh chóng, ít có những bất cân xứng thông tin. Việc sử dụng Beta làm công cụ phân tích rất phổ biến và được ưa chuộng.
Việt Nam: Hệ số Beta ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phản ánh được một cách rõ nét và đầy đủ như trên các quốc gia trên thế giới. Bởi vì vẫn còn nhiều hạn chế: Số lượng công ty niêm yết và đủ tiêu chuẩn để tính toán không đủ lớn. Thời gian lấy dữ liệu ngắn. Thông tin không được cập nhất một cách nhanh chóng, nhiều thông tin không được công bố, hoặc công bố không chuẩn (Thông tin bất cân xứng). Hiện nay, Việt Nam lấy chỉ số VNI làm đại diện cho toàn thị trường và kết hợp với đọc tin tức từ https://toptradingforex.com/. Nhưng chỉ số này chưa thật sự đủ mạnh. Tuy nhiên, việc dựa vào chỉ số Beta để dự đoán đề ra chiến lược vẫn rất cần thiết.
Dù cho thế nào, thì hệ số Beta vẫn rất hữu dụng. Đặc biệt cho các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhờ vào chỉ số này mà các nhà đầu tư có thể mang đến cho mình những chiến lược đầu tư hợp lý, sự lựa chọn cổ phiếu đầu tư tốt. Cũng như chọn cho mình những cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình. Mong rằng, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn một lượng kiến thức nhất định về Beta.
Tổng hợp: https://gocchungkhoan.com