Để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển, tiềm năng của một công ty, thì yếu tố lợi nhuận luôn là một trong những tiêu chí xem xét không thể bỏ lỡ. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về lợi nhuận gộp và một số loại lợi nhuận khác để dễ dàng nắm bắt và phân biệt các loại lợi nhuận. Ngoài ra, qua bài viết bạn sẽ biết được cách tính lợi nhuận của một công ty như thế nào?
1. Khái niệm lợi nhuận gộp
Lợi nhuận (Profit) là gì?
Lợi nhuận (Profit) là phần lời mà doanh nghiệp có được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Sau khi đã loại bỏ tất cả các loại chi phí, những chi tiêu mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mang doanh thu. Có rất nhiều lợi nhuận như: gộp, sau thuế, ròng,…
Gross Profit là gì?
Gross Profit hay lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận mà công ty tạo ra, sau đi đã trừ tất cả các chi phí ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ của công ty. Hay nói cách khác, đó là sự chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn.
Gross profit sẽ được thể hiện trên các báo cáo thu nhập của công ty. Đối với các công ty cổ phần, khoảng này sẽ được công bố trên các trang web tài chính, bạn có thể dễ dàng quan sát và tìm kiếm được, dễ dàng cho việc quan sát. Gross profit có thể được gọi là sales profit hoặc gross income.
Một số định nghĩa về lợi nhuận liên quan
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là lợi nhuận thu được sau khi trừ tất cả các chi phí, tuy nhiên chưa trừ chi phí lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này giúp xem xét khả năng đặt được lợi nhuận mà công ty mang lại. Chỉ tiêu này loại lãi vay và thuế nhằm mục đích để loại bỏ sự khác nhau về cấu trúc vốn của các công ty với tỷ suất của thuế.
Net Profit hay lợi nhuận ròng đây là khoảng lợi nhuận sau thuế, hay khoản lợi nhuận thực tế cuối cùng mà doanh nghiệp nhận lại được. Lợi nhuận ròng chính là khoản lợi nhuận EBIT trừ cho lãi vay và thuế. Đây là tiêu chí để đánh giá xem doanh nghiệp thu được bao nhiêu lợi từ hoạt động kinh doanh. Đánh giá tình hình kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Lợi nhuận càng cao thì cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng tốt.
Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) đây là khoản lợi nhuận công ty giữ lại để chi trả cho hoạt động kinh doanh của công ty như tái đầu tư, mở rộng kinh doanh, hay để dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp. Khoản lợi này sẽ có được sau khi đã chi trả cổ tức cho các cổ đông.
2. Vai trò của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp được dùng để cân đo, xem xét mức độ hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp về các mặt như sản xuất, kinh doanh hay quản lý tài sản lao động.
Kiểm soát, điều chỉnh các chi phí một cách có hiệu quả để gia tăng lợi nhuận. Từ kết quả thu được, bạn có thể tiến hành xem xét những khoản chi tiêu không cần thiết và nên gia giảm. Đặc biệt chỉ có thể xem xét những chi phí biến đổi theo mức sản lượng như: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị, chi phí chia cho lao động, chi phí hoa hồng, tín dụng, …..
Gross profit là thước đo mức độ hiệu quả về mức độ sử dụng lao động và vật tư để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đó là một con số quan trọng khi kiểm tra khả năng sinh lời và hoạt động tài chính của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp giúp bạn hiểu chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu. Khi giá trị giá vốn hàng bán (COGS) tăng, giá trị gross profit giảm, do đó bạn có ít tiền hơn để giải quyết chi phí hoạt động của mình. Khi giá vốn hàng bán giảm, lợi nhuận sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều tiền hơn để chi tiêu cho hoạt động kinh doanh của mình.
3. Cách tính lợi nhuận gộp
Công thức tính
Như khái niệm trên đã nhắc đến, việc xác định lợi nhuận gộp là không quá khó khăn. Bạn có thể tìm kiếm từ các trang Web tài chính như Cafef, Vietstock… đối với những công ty đã được niêm yết. Điều này sẽ thuận tiện và dễ dàng cho việc đánh giá. Tuy nhiên để xác định Gross profit chỉ đơn giản là sự chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn. Ta có công thức như sau:
Gross profit = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
Doanh thu thuần: doanh thu có được từ bán hàng và đã trừ đi các khoản giảm trừ như chiết khấu, giảm giá hàng bán, …
Giá vốn: Tất cả những chi phí để làm ra hay có được sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu, phí nhân công, vận chuyển, …. hay còn gọi là những biến phí.
Ví dụ: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty A năm 2020 là 277.000 triệu, chi phí sản xuất hàng hóa là 91.000 triệu và chi phí lao động là 51.000 triệu. Vậy ta sẽ tính được gross profit như sau:
Giá vốn hàng bán = 51.000 + 91.000 = 142.000 triệu
Lợi nhuận gộp = 277.000 – 142.000 = 135.000 triệu
Tỷ số lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp hay Gross Profit Margin là một chỉ số được sử dụng để đánh giá tình hình sức khỏe của một doanh nghiệp. Đồng thời cũng là thước đo mô hình kinh doanh của công ty có chính xác không. Tỷ số này được xác định qua công thức sau:
Gross Profit Margin = Lợi nhuận gộpDoanh thu = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bánDoanh thu
Vì sao lại có công thức tính tỷ suất lợi nhuận này? Việc tính dưới dạng phần trăm lợi nhuận này nhằm cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin, cái nhìn khái quát nhất. Dễ dàng cho việc phân tích, so sánh đối chiếu so sánh giữa các công ty trong cùng một ngành với nhau. Chỉ số này cho biết bạn sẽ có được bao nhiêu thu nhập từ một đồng doanh thu mang về.
Một doanh nghiệp có tỷ lệ này càng cao thì càng là một dấu hiệu tích cực. Cho thấy công ty hoạt động có lợi, các chi phí bỏ ra hợp lý. Có mô hình kinh doanh tốt, cân bằng, quản lý được chi phí bỏ ra.
Ví dụ: Tiếp tục ví dụ trên ta sẽ có tỷ lệ này như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp = 135.000277.000 = 0.4874 hay 48.74%
Tức là công ty A kiếm được 0.4874 thu nhập từ một đồng doanh thu mang về.
4. Cách tính lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận ròng
Cách tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng giúp xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp của bạn. Nó cho thấy liệu doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều hơn những gì nó chi tiêu hay không. Dựa vào đây để thu hút vốn từ những nhà đầu tư. Ngoài ra, lợi nhuận này còn cho biết số tiền bạn lợi nhuận giữ lại và cổ đông được hưởng. Từ đó tiều tiết các chi tiêu trong hoạt động kinh doanh, sản xuất
Lợi nhuận ròng được xác định như sau:
Net Profit = Lợi nhuận gộp – Tổng chi phí hoạt động khác – Lãi vay – Thuế
Lợi nhuận ròng cung cấp thông tin nhiều hơn cho các nhà đầu tư, chủ nợ về tình hình kinh doanh của bạn và tiền mặt khả dụng hơn là gross profit. Khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty của bạn, họ sẽ tham khảo lợi nhuận ròng của doanh nghiệp bạn để kiểm tra xem nó có đáng để họ đầu tư tiền của mình hay không.
Mặt khác, hiểu được xu hướng lợi nhuận gộp có thể giúp bạn tìm cách giảm thiểu giá vốn hàng bán hoặc tăng giá sản phẩm của mình. Và nếu lợi nhuận này của bạn nhỏ hơn lợi nhuận ròng, thì bạn biết rằng bạn cần phải tìm cách cắt giảm chi phí của mình.
Cách tính lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings) có thể đụng dùng để tái cấu trúc doanh nghiệp, đầu tư, mở rộng quy mô của công ty, chi trả cho hoạt động kinh doanh. Sử dụng trong các trường hợp công ty sáp nhập hoặc hợp tác, mua lại cổ phiếu đã phát hành, hay có thể là để trả nợ, ….Lợi nhuận giữ lại được xác định qua công thức sau:
Retained Earnings = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Lợi nhuận ròng (lỗ ròng) – Cổ tức
Đối với cổ tức sẽ được chi trả cả hai hình thức đó chính là tiền mặt hoặc cổ phần.
Lợi nhuận luôn là những tiêu chí mà những nhà đầu tư, cũng như ban lãnh đạo của các công ty dành sự quan tâm. Qua lợi nhuận họ có thể có cái nhìn bao quát về tình hình sức khỏe của công ty. Mong những kiến thức về lợi nhuận gộp, cũng như cách tính của một số loại lợi nhuận, có thể giúp bạn dễ dàng phân biệt được các loại lợi nhuận. Hiểu một cách rõ nét để có thể xem các thông số về lợi nhuận nhanh chóng hơn.