Với các thông tin từ lý thuyết sóng Elliott, bạn hoàn toàn có khả năng phân tích được thị trường hiện tại cũng như có những phán đoán cho riêng mình. Đồng thời nó được xem như là một công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư có những giao dịch thông minh nhất.
1. Sóng elliott là gì?
Được ra đời và đặt tên theo tác giả là Ralph Nelson Elliott có gốc Mỹ. Ông sinh ngày 28/07/1871 mất ngày 15/01/1948 và là một kế toán chuyên nghiệp với dày dặn nhiều năm trong nghề, dựa vào góc nhìn của bản thân về xu hướng thay đổi của thị trường dưới nhiều tác động, sau đó ông ghi chép lại và cho ra đời Lý thuyết sóng Elliott.
Nguyên lý sóng Elliott cho thấy quan điểm về cách hành xử của người đầu tư cũng như xu hướng thay đổi của thị trường có tính lặp lại và theo một chu kỳ như mô hình sóng mà ông ghi chép. Điều đó cho thấy con người có xu hướng chạy theo đám đông và dễ bị tác động bởi các sự việc xảy ra tại thời điểm đó, dẫn đến thị trường sẽ có những biến động.
Với mô hình này, bạn sẽ xác định được đâu là thời điểm thích hợp để tiến hành giao dịch cũng như giai đoạn nào sẽ kéo dài, giai đoạn nào không nên đầu tư. Nếu phân tích kỹ và trong một giai đoạn lâu dài bạn sẽ thấy cha đẻ của nguyên lý này đã nêu ra được sự thay đổi và biến động của thị trường là điều hoàn toàn cần thiết.
2. Các mô hình sóng Elliott
Chu kỳ cơ bản và đầy đủ của một chu kỳ sóng Elliott là 8 sóng bao gồm 5 bước sóng theo di chuyển theo hướng chính (được kí hiệu theo số thứ tự từ 1 đến 5) và 3 sóng điều chỉnh (kí hiệu là A, B, C) có xu hướng di chuyển ngược lại với sóng chính. Bên cạnh đó có hai mô hình chính đó là: mô hình sóng trong xu hướng tăng và xu hướng giảm. Trong đó sẽ có 1 pha tăng ở sóng động lực và 1 pha giảm ở sóng điều chỉnh, tương tự ngược lại với mô hình xu hướng giảm của sóng Elliott.
Mô hình sóng động lực (5 sóng)
Mô hình này sẽ bao gồm 5 sóng bao gồm 3 sóng đẩy (sóng 1,3,5) và 2 sóng điều chỉnh (sóng 2,4), trong đó:
Sóng 1
Rất khó nhận biết kể cả từ các nhà phân tích chuyên nghiệp nên đến các nhà phân tích nghiệp dư thì càng là vấn đề đáng quan ngại. Do xuất phát từ các thị trường suy thoái nên dấu hiệu bắt đầu kém, các nhà đầu tư nên quan sát và ghi chép kỹ càng thì sẽ nhận diện được khi sóng 1 bắt đầu.
Sóng 2
Theo nguyên lý sóng Elliott thì sóng 2 có giá sẽ không giảm quá mức 61.8% so với độ dài của sóng 1. Ở thời điểm này, thị trường xuất hiện biến động, giá cả sẽ bắt đầu giảm và hầu hết các nhà đầu tư mua vào sẽ cho rằng giá cả của cổ phiếu đang ở mức tối ưu nên sẽ bán ra nhằm kiếm một khoản lời .
Sóng 3
Đây là thời điểm thị trường đang phát triển mạnh. Lợi nhuận có cơ hội thuận lợi để tăng trưởng. Giá cả sẽ đạt mức cao nhất vượt cả giá cả ở sóng 1. Theo nguyên lý sóng Elliott thì các nhà đầu tư sẽ triển khai mức đầu tư hết công suất vào thị trường ở giai đoạn này.
Sóng 4
Như đã nói từ đầu thì đây sẽ là một sóng giảm trong dãy sóng Elliott. Nó có chức năng điều chỉnh lại hành vi của các nhà đầu tư do sau “ đợt cao trào” từ sóng 3 thì thị trường sẽ xảy ra biến động nhẹ. Đây được coi là một sóng khó nhận biết cũng như dự đoán nhất trong dãy sóng Elliott được phương hướng diễn biến tiếp theo.
Sóng 5
Đây là đợt sóng cuối cùng trong dãy sóng Elliott. Thị trường đầu tư có nhiều triển vọng, các nhà đầu tư lại tiếp tục “làn sóng” đầu tư khiến giá cả trong thị trường giao dịch tăng nhanh. Nhưng sự gia tăng này sẽ không thể nào vượt qua được đỉnh điểm của đợt sóng 3.
Mô hình sóng điều chỉnh (3 sóng)
Với 3 sóng A,B,C này thị trường sẽ được điều chỉnh lại sau quá trình của 5 sóng chủ lực.
Sóng A
Đây là một sóng khó xác định về các điều chỉnh, tuy nhiên các biến động di chuyển xung thì lại khá dễ nhận biết. Kèm theo đó sẽ có hiện tượng giá giảm trong thị trường đầu tư. Nhưng vấn đề này lại được xem là bình thường, là điều tất yếu cần có để điều chỉnh của thị trường theo nguyên lý sóng Elliott.
Sóng B
Các tin tức trên thị trường cơ bản vẫn không có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, giá cả sẽ ở mức đảo ngược cao, đây được xem là sự thông báo cho một thị trường trở lại như giai đoạn ban đầu.
Sóng C
Đối với giai đoạn này, giá cả sẽ ở mức thấp hơn so với 5 sóng Elliott trong mô hình sóng động lực. Sóng C là một dấu hiệu cho thấy thị trường đang ở giai đoạn vững vàng các nhà đầu tư có thể triển khai các kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
Ngoài ra, mô hình này được chia thành 3 loại để dễ dàng nhận biết cũng như phân biệt. Đó là mô hình zigzag, mô hình mặt phẳng, mô hình tam giác.
Trên đây là mô tả cơ bản nhất về lý thuyết sóng Elliott với mô hình gọi chung là mô hình 5-3. Lý thuyết về sóng Elliott thường được các nhà phân tích áp dụng vào thị trường đầu tư chứng khoán, tiền tệ, vàng hay là ngoại hối. Tuy nhiên để có thể nắm chắc thông tin, bạn nên nắm rõ các nguyên tắc bất di bất dịch sau của sóng Elliott
Sóng 2 sẽ thoái lui ít hơn sóng 1.
Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong các dãy sóng đẩy (bao gồm sóng 1,3,5).
Sóng 4 sẽ không chồng lên giá của sóng 1, ngoại lệ chỉ có thể xảy ra trong mẫu tam giác nhưng tần suất xuất hiện rất thấp.
3. Hướng dẫn giao dịch theo nguyên lý
Để có thể đầu tư an toàn và thu được lợi nhuận thì bạn có thể thực hiện 3 bước sau để áp dụng nguyên lý sóng Elliott cho đúng nhất.
Bước 1: Khảo sát và phân tích thị trường
Xem xét và đánh giá thị trường đang ở giai đoạn nào cũng như hình mẫu có sẵn nào của sóng để đưa ra các lệnh cho phù hợp
Bước 2: Triển khai các lệnh
Nếu thị trường đang ở giai đoạn giảm tức là các sóng điều chỉnh ở mức giảm thì bạn nên ra lệnh bán. Đây sẽ là cơ hội thích hợp để bạn kiếm lời cũng như “ nhảy” theo 1 chu kỳ sóng mới. Tương tự, trong trường hợp ngược lại thì bạn nên mua để tích trữ.
Bước 3: Cắt lỗ
Đỉnh của sóng 4 sẽ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư có hành động “cắt lỗ”. Bạn cần nắm rõ những điểm đặc biệt trong một chu kỳ của sóng Elliott để dễ dàng thực hiện các giao dịch.
4. Lời kết
Hy vọng với thông tin được cung cấp ở bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho việc phân tích giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn. Mặc dù cũng có nhiều khó khăn để có thể đo lường chính xác được dấu hiệu của thị trường nhưng nguyên lý sóng Elliott vẫn được sử dụng khá rộng rãi bởi các nhà phân tích kỹ thuật trên khắp thế giới. Đây chỉ là một điểm tham khảo cho các nhà đầu tư chứ không phải một công cụ xác thực nào cả, vì vậy các nhà đầu tư chỉ nên tham khảo chứ đừng dựa dẫm quá nhiều vào nó