Staking là gì? Hướng dẫn staking coin đạt hiệu quả cao nhất

Sapo: Năm 2011, lần đầu tiên các nhà đầu tư tiền điện tử làm quen với khái niệm PoS và cách Staking coin. Đây được gọi là cơ chế đồng thuận. Nó được tạo ra nhằm khắc phục những điểm thiếu sót của cơ chế PoW. Trong bài viết này, cùng gocchungkhoan.com tìm hiểu chi tiết hơn về Staking là gì? Và cách Staking coin đạt hiệu quả cao nhất. Đừng bỏ lỡ!

1. Tổng quan về Staking (Proof of Stake)

1.1 Khái niệm Staking

Staking là chuỗi hành động nhằm mục đích giữ lại và khóa các đồng coin để nhận các phần thưởng nhất định từ chúng. Không nhất thiết phải giữ coin tại ví, bởi nhà đầu tư có thể giữ chúng tại nhiều nơi trên hệ thống Blockchain. Phần thưởng phụ thuộc vào: thời gian Staking và lượng coin giữ lại.

Staking
Staking là gì?

1.2 Sơ lược về quá trình hình thành Proof of Stake

Vào những thế hệ đầu đời của công nghệ Blockchain, người chơi hệ Crypto đã quá quen thuộc với cơ chế PoW, hay còn gọi là bằng chứng công việc. Hiểu đơn giản về PoW là: Người chơi sẽ sử dụng các hệ thống máy móc thiết bị nhằm giải các bài toán trên mạng lưới Blockchain. Và mục đích cuối cùng của quá trình này là xác thực những giao dịch trên hệ thống. 

Vào thời điểm bấy giờ, cơ chế PoW là một phát minh vô cùng vĩ đại. Tuy nhiên, trong quá trình PoW hoạt động, người dùng phải trả cái giá quá đắt cho việc huy động dàn máy móc thiết bị hiện đại cùng phần năng lượng bị bào mòn.

Đến năm 2011, Proof of Stake đã được khơi mào. Và ngay sau đó không lâu, cơ chế đồng thuận này soán ngôi cơ chế PoW trước đó. Mở màn cho chiến dịch sử dụng PoW là dự án Peercoin vào năm 2012. 

Đến nay, sau hơn 1 thập kỷ hoạt động, cơ chế Proof of Stake (Staking) đã hoàn toàn chinh phục được các nhà đầu tư tiền ảo trên phạm vi toàn cầu, trở thành cơ chế đồng thuận hiệu quả nhất hiện nay.

2. Có những loại Staking nào?

Trước khi phân loại Staking, bạn cần làm rõ khái niệm về Proof of Stake (Cơ chế đồng thuận). Đây là quá trình mà người chơi Crypto phải thực hiện quá trình đặt cược coin (Staking coin). Sau đó, mạng lưới Blockchain sẽ có nhiệm vụ xác thực và tạo khối giao dịch mới. Kết quả của chuỗi hành động này là: Người chơi nhận được phần thưởng bao gồm (thưởng khối và phí giao dịch).

Staking có 2 loại:

  • Staking in Proof of Stake: Đây là hình thức bạn sẽ Staking ngay trên nền tảng Blockchain để nhận phần thưởng. Việc đặt cược coin này có tác động trực diện đến Blockchain. Mặc dù hiện nay đã bắt đầu xuất hiện nhiều biến thể mới của PoS như PoSV, DPoS, v.v. Tuy vậy, bản chất của nó vẫn là quá trình đặt cược coin.
  • Staking và nhận về Reward: Khác với loại hình Staking trên. Ở hình thức này, người chơi sẽ dùng một phần hay toàn bộ token mà mình có được để Staking vào hệ sinh thái của dự án bất kỳ. Quá trình này không liên quan đến hoạt động của mạng lưới. Thế nhưng, nó vẫn mang “hình hài” của Staking. Nhiều người chơi Crypto vẫn gọi việc Staking nhận Reward có nét tương đồng với quá trình Lock. Lock càng nhiều, Reward nhận về càng nhiều, và ngược lại.
Staking
Có hai loại Staking cơ bản hiện nay

3. Hướng dẫn cách Staking coin hiệu quả nhất

Staking coin tối ưu hiệu quả là mục đích cuối cùng mà các nhà đầu tư tiền điện tử hướng đến. Trong bài viết này, toptrandingforex.com sẽ hướng dẫn bạn cách Staking đem lại kết quả như mong đợi.

3.1 Chú ý đến những thông số khi Staking

Khi Staking, biểu hiện của các thông số rất quan trọng. Cụ thể là:

  • Tỷ lệ lạm phát: Bạn đang thắc mắc tại sao tỷ lệ lạm phát lại liên đới đến kết quả của quá trình Staking? Thực tế, một số lượng coin thưởng nhận được sau quá trình Staking sẽ được “rót” vào thị trường lạm phát. Nhất là những đồng coin được sản sinh trong cơ chế đồng thuận. Như vậy, khảo sát tỷ lệ lạm phát giúp bạn nắm được giá của đồng coin.
  • Thời gian giữ coin: Không có gì bàn cãi nếu yếu tố thời gian lock ảnh hưởng đến hiệu quả Staking. Tùy theo dự án mà bạn có thể điều chỉnh thời gian này hợp lý. Thông thường, thời gian Lock rơi vào khoảng 1 tháng đến 2 năm. 
  • Thời gian unlock: Điều hay ho mà PoS mang đến cho người sử dụng chính là những tính năng tương tự như un-stake. Với thông số này, bạn sẽ không khiến hoạt động bình thường của mình trên mạng lưới Blockchain gặp sự cố. Mặt khác, bạn có thời gian xử lý khi lượng coin quá lớn.
  • Lãi suất: Hiểu đơn giản nhất về thông số này đó chính là lượng coin mà các nhà đầu tư sẽ nhận được sau một thời gian Staking. Lãi suất càng cao thì lượng coin thu lại được càng lớn. 
  • Lượng coin tối thiểu cần thiết để tham gia Staking: Thông số này không cố định mà tùy thuộc vào từng dự án khác nhau. Trước khi bắt tay vào Staking, nhà đầu tư nên dành thời gian quan tâm lượng coin tối thiểu yêu cầu nhé!
  • Tuổi thọ của coin: Đây là móc thời gian được tính từ khi coin được nạp vào quá trình stake cho đến khi chúng sẵn sàng tham gia vào quá trình Staking. Có thể thấy, tuổi thọ coin càng cao, sức mạnh càng lớn thì cơ hội nhận được phần thưởng của nhà đầu tư càng rộng mở.

3.2 Học cách tối ưu lợi nhuận

Thật khó để nói được cách tối ưu lợi nhuận khi tham gia Staking. Tuy nhiên, một nhà đầu tư Crypto thông thái luôn biết cách tận dụng cơ hội, tránh những rủi ro không đáng có để gặt hái thành công cao nhất. Và cụ thể ở bài viết này, toptrandingforex.com sẽ mang đến cho bạn những cách xử lý nhằm thu lại lợi nhuận hấp dẫn từ Staking.

3.2.1 Xác định lượng coin đang nắm giữ

“Biết mình, biết ta. Trăm trận, trăm thắng”. Việc đầu tiên của bạn chính là xác định và xếp loại chính xác lượng coin mình đang nắm giữ.

  • Nếu lượng coin trong ví đang ít, phương án tối ưu nhất cho bạn đó là tham gia vào hoạt động voting hoặc nhận reward từ node có sẵn. Quá trình “tích tiểu thành đại” này giúp bạn nắm giữ được lượng coin nhất định trong khoảng thời gian dài. Cách thức này an toàn, hiệu quả và phù hợp với các đối tượng đang có lượng coin hạn chế.
  • Nếu lượng coin dồi dào, bạn đừng ngần ngại trở thành Node hoặc Masternodes. Đây là cơ hội nhận các phần thưởng “khủng” từ nền tảng nếu tạo khối và giao dịch thành công. Reward nhận được khi tự mình tạo khối và giao dịch rất lớn. Tuy nhiên, bạn phải có lượng coin dồi dào cùng kinh nghiệm Staking kỳ cựu.

3.2.2 Thực hiện

  • Bước 1: Xem xét tất cả những yêu cầu về coin của dự án, tiềm năng, các thông số của coin.
  • Bước 2: Chọn coin cho phép Staking
  • Bước 3: Cài đặt ví lưu trữ coin và chuẩn bị tất cả những điều kiện cần thiết cho cấu hình máy tính.
  • Bước 4: Nạp tiền điện tử vào ví và thiết lập những cài đặt để hệ thống tiến hành Staking
  • Bước 5: Chờ đợi và nhận tiền thưởng từ nền tảng Blockchain.
Staking
Staking tối ưu cần có thời gian nghiên cứu thông số và lựa chọn phương án phù hợp

3.3 Lựa chọn những đồng coin tốt nhất để Staking

Với sự ra đời của cơ chế đồng thuận, hàng loạt coin cho phép Staking ra đời. Nhưng tính đến năm 2021 thì có các đồng coin giàu tiềm năng đầu tư sau đây: 

  • Cardano (ADA)
  • Ethereum 2.0 (ETH)
  • Solana (SOL)
  • Polkadot (DOT)
  • Binance Smart Chain (BNB)

Ngoài ra, các nhà đầu tư Crypto có thể lựa chọn thêm nhiều coin khác để thực hiện Staking. Lưu ý khi Staking cần quan tâm đến các thông số, điều chỉnh chúng sao cho phù hợp. Nếu bạn kiểm soát tốt các yếu tố này, kết quả của việc Staking sẽ thành công ngoài mong đợi.

Staking
Những coin tốt nhất để thực hiện Staking

4. Lời kết

Staking đang trở thành cơ chế “ruột” của nhiều nền tảng Blockchain. Thậm chí, nhiều chuyên gia tài chính thế giới còn nhận định rằng: PoS và mô hình Staking sẽ chiếm lĩnh thị trường tiền điện tử trong tương lai gần. Staking mang lại lợi nhuận cao nếu nhà đầu tư biết cách điều phối các thông số chính xác, lựa chọn hình thức staking phù hợp với lượng coin đang nắm giữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *