Sự thật về iFan coin lừa đảo khiến nhiều người “sập bẫy”

Thị trường tiền kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ kéo theo nhiều tổ chức đa cấp biến tướng, chúng lợi dụng sự nổi lên của xu hướng tiền mã hóa để lừa đảo, và gần đây nhất chính là dự án iFan coin lừa đảo nhiều người tham gia, số tiền lừa đảo lên đến 15.000 tỷ đồng.

iFan coin là gì?

ifan coin lừa đảo
iFan coin là gì

iFan coin là một đồng tiền ảo thuộc dự án iFan kêu gọi đầu tư vào năm 2017 theo hình thức ICO. iFan được quảng cáo là một ứng dụng công nghệ blockchain về công nghệ cao, và nó sẽ phân phối nội dung giải trí như một cách tiếp cận người dùng trong thời đại công nghệ 4.0.

Được biết dự án này do công ty công nghệ Modern Tech tại Singapore ký kết hợp tác với ngành giải trí Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng một startup từ ứng dụng công nghệ của blockchain vào ngành giải trí. Đồng thời tiếp cận đến người dùng Việt Nam thông qua mạng xã hội iFan này. 

Theo doanh nhân người đã đưa xu hướng mới này vào Việt Nam, ông muốn phát triển một hình thức kinh doanh mới, kỳ vọng vọng iFan sẽ phát triển mạnh mẽ và có một chỗ đứng vững chắc trong ngành giải trí này. Và đó cũng chính là những quảng bá rầm rộ về dự án iFan vào tháng 4/2017. 

Hiệu ứng truyền thông này đã đánh mạnh vào tâm lý người dùng lúc bấy giờ. Bởi một phần do tiền kỹ thuật số phát triển mạnh và còn nhiều mới mẻ, bên cạnh đó iFan hoạt động theo mô hình đa cấp, vì vậy người dùng sẽ không thể nào tránh khỏi những lời đường mật, hứa hẹn lợi nhuận cao khi đầu tư vào iFan này.

iFan coin lừa đảo hoạt động như thế nào?

Đứng đầu của tổ chức iFan coin lừa đảo tiền tỷ này là sự liên kết của Modern Tech, iFan và Pincoin. Có thể thấy để qua mặt được cơ quan chính quyền tại Việt Nam thì iFan và Pincoin đã hợp thức hóa pháp lý bằng cách ủy quyền cho công ty Modern Tech làm đại diện. Và cũng chính công ty này đứng ra tổ chức các sự kiện huy động đầu tư vốn ICO tại Việt Nam, cụ thể là Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Dự án iFan và Pincoin thực chất do 7 người Việt Nam tạo ra và mượn danh công ty nước ngoài để lùa “gà” Việt Nam rót vốn. Và để có thể huy động được nguồn vốn nhanh hơn nữa, đồng thời qua mặt các cơ quan chức năng, công ty Modern Tech đã nhanh chóng cho ra mắt đồng tiền ảo iFan coin. Bằng cách này các nhà đầu tư nhanh chóng bị lọt vào bẫy đồng tiền ảo chỉ vì nhẹ dạ cả tin.

Hình thức tiếp cận người dùng của iFan coin lừa đảo

ifan coin lừa đảo
Hình thức iFan coin lừa đảo tiếp cận người dùng

Để hình thức huy động vốn ICO có thể tiến hành suôn sẻ và thành công, tổ chức này đã tạo ra hiệu ứng lan truyền như mô hình đa cấp. Chúng đầu tư vào việc chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, cụ thể là mạng Facebook nơi có hàng triệu người dùng tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn đánh bóng tên tuổi mình thông qua các bài báo có tên tuổi. Đối những người hiểu biết kém và dễ tin người, khi chưa có sự tìm hiểu kỹ, chỉ nghe những lời quảng cáo đường mật sẽ dễ dàng lọt bẫy đa cấp này.

ICO là hình thức huy động vốn cho một dự án tiền ảo mới được thành lập. Hình thức này hoạt động bằng cách các nhà đầu tư mua các đồng coin của dự án đó bằng tiền thật của mình để có thể nắm giữ một phần. Về cơ bản thì các đồng coin đó bán ra ban đầu với giá khá thấp, và hứa hẹn sau khi được niêm yết giá trên các sàn giao dịch thì chúng sẽ tăng x5, x10 lần. Từ đó các nhà đầu tư thu về lợi nhuận cao, thế nhưng thực tế của iFan coin thì hoàn toàn không thể xảy ra được vì ngay từ đầu mục đích của tổ chức chỉ là lừa đảo “rửa tiền”.

Modern Tech rất biết cách quảng cáo đánh vào lòng tham của con người. Lợi dụng khe hở của các cơ quan quản lý, công ty này đã không ngần ngại tạo ra hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, lôi kéo hàng triệu người nhẹ dạ cả tin tham gia. Thậm chí chúng còn mượn danh các tên tuổi những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để tung hô cho dự án của chúng.

Quá trình giao dịch tiền ảo iFan 

Để các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua vào iFan coin trực tiếp, chúng cho phép người tham gia mua đồng Bitcoin và Ethereum bằng tiền VNĐ, sau đó từ hai đồng coin được phép giao dịch trên các sàn quốc tế đó, sau đó nhà đầu tư phải thực hiện thêm thao tác chuyển Bitcoin hoặc Ethereum vào ví điện tử thuộc nhóm lừa đảo đó để mua iFan coin. Sau khi đã mua, phải đến tận tháng 10/2017 thì trên trang web myifan.io mới có thông báo đã chuyển iFan coin vào từng ID cá nhân của các nhà đầu tư đó. 

Chính vì mô hình đa cấp, nên nhiều nhà đầu tư tham gia vào cộng đồng iFan coin lừa đảo này tiếp tục kêu gọi thêm những nhà đầu tư mới nữa. Đối với lãi suất mà các nhà đầu tư vào iFan coin họ không thể quy đổi lại tiền mặt mà chỉ có thể đổi tiếp tục bằng IFan coin. Như vậy, cho đến tháng 1/2018 khi dự án tuyên bố ngừng hoạt động thì tất cả các nhà đầu tư được trả tiền iFan với mức giá lúc đó là 5 USD/iFan nhưng hoàn toàn trở thành “coin chết” không thể bán ra được trên thị trường.

Cạm bẫy đa cấp và làm giàu nhanh chóng

ifan coin lừa đảo
Cạm bẫy đa cấp trong thị trường tiền ảo

Bản chất của iFan coin chính là một đồng tiền ảo không có giá trị, được vận hành theo mô hình đa cấp đã biến tướng trong xã hội phổ biến tại Việt Nam. Chính đồng tiền ảo iFan này cũng đã nhận về nhiều đơn tố cáo, với con số tiền mà iFan coin lừa đảo lên đến 15.000 tỷ đồng. 

Có thể thấy những đồng tiền ảo đa cấp dù trong thời đại nào chúng vẫn giữ nguyên mô hình của Bitconnect. Cách thức hoạt động của Bitconnect chính là đưa ra mức lãi suất vô cùng bổ béo 40% một tháng, dùng tiền của nhà đầu tư sau để trả cho người trước. Vận hành và lôi kéo theo nhiều nhà đầu tư mới để hưởng thêm phần trăm lãi suất. Bitconnect trở thành “nghĩa địa coin chết” như một lời cảnh tỉnh đến các nhà đầu tư.

Theo Cơ quan điều tra vụ việc nhiều người tố iFan coin lừa đảo 15.000 tỷ đồng, cho đến nay vẫn không đủ chứng cứ để xác minh công ty đó chiếm đoạt. Bởi vì trong quá trình giao dịch đồng iFan với Bitcoin hoặc Ethereum không thể xác minh được số tiền thực tế đầu tư và số tiền bị chiếm đoạt, vì máy chủ của website đó đặt tại nước ngoài. Và quá trình thu thập chứng cứ, chứng minh, số lượng người bị hại, và dòng tiền vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại. 

Cũng như hiện tại Modern Tech vẫn luôn im lặng trước những cáo buộc lừa đảo tại Việt Nam. Chưa kể 15.000 tỷ đồng chỉ là con số ước tính của những người bị thiệt hại, nếu có thể điều ra cụ thể và xác thực, có lẽ con số tiền mà iFan coin lừa đảo còn nhiều hơn thế nữa.

Khi thị trường ngày càng phát triển, chúng ta tiếp cận hơn với hàng trăm dự án đồng tiền kỹ thuật số, thế nhưng không phải dự án nào cũng mang lại tiềm năng hay lợi nhuận lớn. Có những dự án scam, có những dự án chiếm đoạt tài sản người tham gia ví như vụ iFan coin lừa đảo này. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu tham gia đầu tư, mong là bạn luôn cẩn trọng và có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, đừng quá vội vàng cũng như quá kỳ vọng vào những lời quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *