Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế sau đó. Vậy cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ đâu? Hậu quả mà nó gây ra là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin về cuộc khủng hoảng này nhé
Cuộc khủng hoảng năm 2008 xuất phát từ nơi nào?
Hoa Kỳ chính là nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vào năm 2008. Ngân hàng Lehman Brothers là một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu nước Mỹ thành lập vào năm 1850, ngân hàng này quản lý một khối tài sản khổng lồ lên đến 600 tỷ đô la.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, ngân hàng Lehman Brothers bỗng nhiên nộp đơn phá sản sau hơn 100 năm hoạt đồng, điều này làm xôn xao dư luận và kéo theo nhiều hậu quả khôn lường. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 này kéo theo một chuỗi những sụp đổ của nhiều tổ chức khác. Kết quả cho thấy đây là một cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ năm 1929-1933.
Trong cùng một ngày đó, Merrill Lynch là một ngân hàng đầu tư lớn được thành lập chính thức vào năm 1914 cũng tuyên bố sáp nhập với một ngân hàng đầu tư đa quốc gia được ra mắt chính thức vào năm 1998 có tên gọi là Bank of America
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng là gì?
Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 rất phức tạp, bắt nguồn từ thị trường bất động sản. Từ năm 2005 thì bong bóng nhà ở bị vỡ, kinh tế nước Mỹ những năm đó có dấu hiệu phát triển chững lại. Đến năm 2007, những tổ chức tín dụng nhà ở bắt đầu bị phá sản kéo theo giá thị trường chứng khoán tụt dốc. Đỉnh điểm là Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ, những tổ chức tài chính có tiếng khác cũng bắt đầu ngã theo như là: Morgan Stanley, AIG,… Sau đó ngành chế tạo ô tô cũng bị khủng hoảng theo.
Các tổ chức tài chính khác ở Châu Ấu cũng tham gia vào tín dụng nhà ở của nước Mỹ. Vì thế bong bóng nhà ở bị vỡ khiến cho các tổ chức này bị ảnh hưởng cùng, rơi vào tình trạng khó khăn. Trong đó bị ảnh hưởng nhất là các nước sau đây: Anh, Bỉ, Tây Ban Nha,…
Hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 mang lại
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vào năm 2008 đã đem lại nhiều hậu quả nặng nề chẳng hạn như sau:
Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ kéo theo món nợ lên đến 700 tỷ đồng. Có hơn 20.000 nhân viên của ngân hàng này phải mất việc. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế toàn thế giới chủ yếu là châu Mỹ và châu Âu
Cụ thể là ngân hàng BNP Paribas của nước Pháp đã đóng băng hàng tỷ đô đã đầu tư vào tín dụng nhà ở, cuộc khủng hoảng đã lan tỏa trên toàn thế giới
Bradford and Bingley là một tài đoàn tài chính bảo hiểm có mặt trên hơn 50 nước của Anh được thành lập vào năm 1964 cũng đứng trước nguy cơ phá sản sau đó được một ngân hàng của Tây Ban Nha thu mua lại, số tiền mà B&B phải trả lên đến 50 tỷ bảng Anh
Tiền tệ của Hàn Quốc là đồng won cũng bị giảm giá nghiêm trọng vào tháng 9 năm 2008
Tiền mặt dần trở nên khan hiếm, giá nhà đất tụt giá trầm trọng, người dân mất đi khả năng trả nợ đã vay.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính này đã khiến cho nền kinh tế trên toàn thế giới mất đi 4.500 tỷ đô la. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải cung cấp hơn 1000 tỷ đô để cứu vãn tình hình khủng hoảng này
Mức tăng trưởng toàn cầu giảm nhiều nhất trong lịch sử, vào năm 2008 chỉ còn 1.8%, trong khi vào năm 2007 nó tăng lên và đạt được 4.2%
Cuộc khủng hoảng kinh tế còn khả năng lặp lại hay không?
Tuy cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vào năm 2008 đã xảy ra rất lâu rồi, hơn một thập kỷ nhưng hậu quả vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Cuộc khủng hoảng làm cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng lên khá chậm. Mặc dù hiện tại lãi suất của các ngân hàng khá thấp, nhiều khoản vay lớn vẫn còn tồn tại, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi và có nhiều bước tiến, các công cụ bảo mật an toàn ngày càng được nâng cấp một cách rõ rệt so với năm 2008. Vì thế, rất nhiều người cho rằng hệ thống kinh tế ngày nay đang dần trở nên vững mạnh hơn, ít rủi ro hơn.
Vậy một câu hỏi được đặt ra là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính có khả năng xuất hiện lại hay không? Câu trả lời đó chính là có thể là có, mọi chuyện đều có khả năng xảy ra lại. Nhờ vào cuộc khủng hoảng đó đã cho mọi người trong chúng ta thấy được các chính sách của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng như thế nào.
Từ những gì đã trải qua trong cuộc khủng hoảng ấy, những nhà tham gia đầu tư đã có rút ra được những bài học cho mình về việc kiểm soát vay nợ. Nguyên do xảy ra sự kiện vào năm 2018 cũng một phần bắt nguồn từ các chính sách kinh tế được nhà quản lý lựa chọn. Từ sự kiện chấn động đó, hiện nay đã có những thay đổi trong chính sách giúp nền kinh tế ngày càng ngày ổn định hơn. Để khắc phục và vươn lên từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đó, các ngân hàng đã cố gắng đưa ra nhiều biện pháp nhằm cứu vãn tình hình, kích thích tiền tệ bằng nhiều phương pháp khác nhau, có cả truyền thông và phi truyền thống
Cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 đánh dấu một bước ngoặt khác đó chính là đồng điện tử Bitcoin cũng chính thức ra mắt thị trường vào năm này. Không giống như các loại tiền tệ pháp định Fiat bị kiểm soát bởi các cơ quan quản lý, đồng tiền điện tử Bitcoin mang hình thức phi tập trung, đồng tiền điện tử này không bị kiểm soát bởi các bên trung gian. Đồng tiền điện tử Bitcoin áp dụng cơ chế đồng thuận, phát hành đồng điện tử BTC theo một thời điểm nhất định thường xuyên, quá trình đồng điện tử được ta còn dựa vào việc đào đồng điện tử. Các thợ đào ngoài việc giới thiệu những đồng tiền điện tử mới, mà còn qua việc xác nhận các giao dịch đồng tiền điện tử để bảo mật tốt nhất cho hệ thống
Đồng tiền điện tử Bitcoin sử dụng mã nguồn mở vì vậy ai cũng có quyền tham gia phát triển đồng điện tử này hơn nữa trong tương lai. Hiện nay đồng tiền điện tử Bitcoin có lượng cung tối đa là 21 triệu đồng điện tử BTC ra bên ngoài thị trường giao dịch đồng tiền điện tử, nên trong tương lai số lượng đồng điện tử BTC vẫn không thay đổi. Ở một số nơi chấp nhận đồng điện tử làm phương thức thanh toán. Trong tương lai việc sử dụng đồng tiền điện tử hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa
Đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người. Dù cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã qua lâu thế nhưng nó vẫn thu hút mọi người quan tâm về sự kiện ấy. Hy vọng thông qua bài viết này mọi người đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và rút ra được những bài học cho riêng mình. Chúc tất cả mọi người một ngày tốt lành.