Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến thuật ngữ “GDP và GNP” này nhưng vẫn còn một vài vướng mắc về nó. Định nghĩa về nó ra sao? Sự tương đồng và khác nhau giữa chúng là gì?
Thế nào là GDP và GNP
GDP và GNP là hai chỉ số có vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Dựa vào chúng mà ta có thể đánh giá được mức độ tăng trưởng về nền kinh tế của quốc gia đó. Vì vậy chúng có sự liên kết với nhau
Thế nào là GDP
GDP là từ viết tắt của Gross Domestic Product mang ý nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội. Nói theo cách đơn giản thì đây là tổng số tiền thu được từ việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nước tại một khoảng thời gian xác định.
Khái niệm về GNP
GNP viết tắt của từ Gross National Product nghĩa là tổng sản phẩm quốc dân. Hay nói cách dễ hiểu thì đây tổng số tiền thu được từ tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước làm ra bao gồm trong và ngoài nước tại một khoảng thời gian xác định.
Trong đó, sản phẩm cuối cùng là 1 loại hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bán ra cho người tiêu dùng. Nếu đưa sản phẩm trung gian cùng vào công thức tính sẽ làm tăng ảo giá trị thực của nó.
Phân loại về GNP
Thông thường GNP được chia làm 2 loại bao gồm: GNP danh nghĩa(kí hiệu là GNPn) và GNP thực tế (kí hiệu là GNPr).
GNP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa được tính theo giá cả đang được trao đổi trên thị trường. GNP thực tế là tổng sản phẩm nội địa được tính theo giá quy định trước tại một mốc thời gian nào đó lấy làm gốc.
Giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế có mối liên hệ về giá cả. Hay chính xác mà nói thì đó chính là chỉ số lạm phát.Vì vậy GNP danh nghĩa thường được các chuyên gia dùng để nghiên cứu các mối quan hệ tài chính ngân hàng.Trong khi đó số liệu GNP thực tế sẽ có độ chính xác hơn nên thường được dùng để phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Công thức tính chỉ số GDP và GNP
Cách tính GDP: GDP= C + I + G + NX
Cách tính GNP: GNP= C + I + G + NX + NR
Bên cạnh đó ta có thể tính chỉ số GNP thông qua chỉ số GDP bằng công thức
GNP = GDP + NR
Trong đó, ta có C là tiêu dùng từ các hộ gia đình dành cho chi phí cá nhân về các mặt hàng hóa, dịch vụ.
I là tổng chi phí dành cho đầu tư của doanh nghiệp, từ chi phí sửa chữa nâng cấp trang thiết bị, đến chi phí mở rộng kinh doanh. Chi phí này cũng bao gồm cho chi phí về đầu tư của các hộ gia đình.
G là chi tiêu chính phủ chi cho từ cấp trung ương xuống tới địa phương như chi phí sửa chữa cầu đường, giáo dục, y tế, luật pháp…
NX là xuất khẩu ròng được tính bằng giá trị xuất khẩu trừ cho giá trị nhập khẩu
NR là thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài của công dân quốc gia đó.
Sự khác nhau giữa GDP và GNP
Nhắc đến GDP và GNP đây có lẽ là hai từ thuật ngữ mà bất cứ ai cũng đã nghe qua, nó được đề cập rất nhiều thông qua các phương tiện đại chúng, tuy nhiên giữa chúng có điểm khác biệt rõ ràng đó là những điểm sau.
Khác biệt đầu tiên giữa GDP và GNP đó chính là sự phản ánh tổng sản phẩm, GNP thì phản ánh sản phẩm quốc dân ngược lại GDP thì phản ảnh sản phẩm quốc nội.
Ở đây chỉ số GDP và GNP cùng tính ở mức khoảng thời gian một năm, nhưng về bản chất thì GNP được tính từ hàng hóa dịch vụ mà công dân của một nước tạo ra ở trong nước và ở trên lãnh thổ quốc gia khác. Trong khi đó GDP được tính trong phạm vi quốc gia đó thôi.
Về mức độ phản ánh, ta có chỉ số GNP thể hiện lượng hàng hóa dịch vụ được người dân mua nhờ có sự chênh lệch về tài sản nước ngoài. Trong khi đó GDP thì phản ánh về số lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra và có mặt trên thị trường tiêu dùng.
Hay nói đơn giản hơn là GNP thể hiện sức mua trong khi GDP phản ánh sức sản xuất của công dân nước đó, từ đó tính được bình quân đầu người.
Về mặt đề cương được đề ra khác nhau giữa GNP và GDP là GDP đề ra sức mạnh của nền kinh tế trong nước, GNP đề ra là làm thế nào để cư dân đóng góp cho nền kinh tế của đất nước.
Cho nên việc đánh giá sức mạnh của một nền kinh tế của một quốc gia nào đó, người ta sẽ thường dựa vào chỉ số GDP mà đánh giá giá trị và tốc độ phát triển của quốc gia đây cũng là một điểm khác biệt giữa GDP và GNP.
Mối quan hệ mật thiết giữa GDP và GNP
Hai chỉ số GDP và GNP có chút tương đồng với nhau. Chúng phản ánh được hiện thực cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế tại quốc gia đó. Chỉ cần dựa vào hai chỉ số này ta đã có thể đánh giá sơ lược về nền kinh tế của một quốc gia.
Cụ thể như sau: Nếu GDP > GNP thì nền kinh tế quốc gia đó hiện còn yếu. Ngược lại, nếu GDP < GNP thì nền kinh tế quốc gia đó đang trên đà phát triển và có sức cạnh tranh lớn so với các quốc gia khác.
Tình hình GNP của Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới
Theo số liệu được thống kê năm vừa qua 2020 thì chỉ số GNP của nước ta đạt mức 256,92 tỷ USD. Tăng 4,13% so với năm 2019, tức là có sự chênh lệch 10,2 tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế nước ta dự kiến nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì sẽ đạt được mức 267,2 tỷ USD cho năm 2021.
Đối với một số nước khác trên thế giới ta có số liệu như sau: Trung Quốc năm 2020 đạt mức 14,623,68 tỷ USD tăng trưởng 2,65% so với năm 2019. Bên cạnh đó, chỉ số GNP của Hàn Quốc ở mức 1,643.99 tỷ USD giảm 1,03% trong năm 2020 vừa qua trong khi đó năm 2019 Hàn Quốc đặt được 1,661.05 tỷ USD.
Đối với các nước Đông Nam á ta có Lào đạt mức 18,09 tỷ USD năm 2020 tăng 5,43% so với 2019. Trong khi đó Singapore đạt mức 298,44 tỷ USD giảm 9,47% so với năm 2019. Malaysia cũng giảm 6,91% so với năm 2019, trong năm 2020 chỉ đạt mức 330,43 tỷ USD.
Nguyên do là vì tình hình dịch bệnh khắp nơi trên thế giới đều đang diễn ra phức tạp. Vì vậy một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình hình dịch bệnh dẫn đến nền kinh tế có sự trì trệ.
Theo Cục Tiền tệ Thế giới (IMF) đã có nhận định rằng trong năm 2021 mức độ tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn giữ nguyên ở con số 6%. Vì vậy sẽ có sự chênh lệch về sự tăng trưởng nền kinh tế giữa các nước đã và đang phát triển kinh tế.
Lời kết
Bài viết trên nhằm mang đến cho bạn một số thông tin về 2 chỉ số trên. Đồng thời cũng giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa GDP và GNP. Bên cạnh đó cũng đưa ra các số liệu thống kê về chỉ số GNP một số quốc gia trên thế giới trong năm vừa qua. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn đúng đắn cho bản thân về 2 tiêu chí trên.