Giá trần giá sàn không chỉ là hai yếu tố được đề cập rất nhiều trên thị trường chứng khoán, bảng vẽ điện tử mà nó cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế vi mô. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến giá trần giá sàn trên hai phương diện đó chính là thị trường đầu tư chứng khoán và nền kinh tế vi mô. Để thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của hai yếu tố này đến nền kinh tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hai yếu tố này.
1. Giá trần giá sàn trong kinh tế vi mô
Giá trần trong kinh tế vi mô
Giá trần là mức giá bán cao nhất mà người bán được phép bán đối với một loại hàng hóa nào đó, người bán không được bán mốc cao hơn giá trần. Đây là giá được nhà nước quy định nhằm kiểm soát, bảo vệ quyền lợi của người mua.
Với việc áp dụng mức giá trần này thì sẽ mang đến nhiều lợi ích. Sau đây là một số lợi ích của việc quy định một mức giá trần.
Thứ nhất: Bảo vệ lợi ích của người mua. Với một mức giá trần được công bố người bán không thể lạm quyền, gia tăng mức giá của hàng hóa quá cao để kiếm nhiều lợi nhuận, mà buộc bị giới hạn. Điều này giúp những người mua không bị mua lố, hay mất quá nhiều tiền oan để sở hữu hàng hóa mong muốn.
Thứ hai: Điều tiết thị trường kinh tế. Khi mức giá hàng hóa trên thị trường đang trong trạng thái rất cao hoặc cao. Nhờ sự quy định về mức giá trần sẽ làm giảm giá hàng hóa, đưa thị trường về trạng thái dịu nhẹ hơn, phù hợp với cả người mua và bán
Tuy nhiên kèm theo đó là một số bất lợi khi áp đặt giá trần, khi áp một mức giá trần thì giá của hàng hóa sẽ giảm so với ban đầu, hay gọi là mất giá hàng hóa → nhà cung cấp sẽ hạn chế sản xuất vì lợi nhuận không cao → cung hàng giảm nhưng nhu cầu về hàng lại gia tăng. Điều này dẫn đến cung cầu chênh lệch → thiếu hụt hàng hóa.
Giá sàn trong kinh tế vi mô
Giá sàn là mức giá thấp nhất mà người mua được quyền trả đối với một loại hàng hóa nào đó và không được trả mức giá thấp hơn mức này. Mức giá này được quy định bởi nhà nước với mục tiêu bảo vệ lợi ích của nhà cung cấp.
Bạn có thể thấy giá sàn ngược lại với giá trần. Giá trần để bảo vệ người mua thì giá sàn để bảo vệ những người bán, sau đây là một số lợi ích mà giá sàn mang lại
Thứ nhất: Bảo vệ lợi ích của nhà cung ứng, người lao động, …. việc đặt ra một mức giá sàn sẽ giúp nhà cung ứng, bên bán sẽ bán hàng hóa ở mức giá cao hơn và người mua sẽ không thể mua ở một mức dưới mức đó. Một ví dụ rõ hơn cho tác động của mức giá sàn chính là mức lương. Một sự gia tăng về giá sàn sẽ giúp những lao động không bị ép lương và nhận một mức lương cao hơn.
Thứ hai: Giống với giá trần giá sàn giúp cân bằng thị trường, khi giá của hàng hóa đang thấp việc quy định một mức giá sàn sẽ giúp kéo mức giá lên cao hơn, để cân bằng cung cầu và thị trường.
Tuy nhiên, theo đó một sự bất lợi khi áp dụng mức giá sàn đến lợi ích của các thành phần còn lại. Ví dụ: Khi áp một mức giá sàn tiền lương, tiền lương tăng sẽ làm lượng cầu về nhân lực giảm (vì doanh nghiệp sẽ bỏ nhiều tiền hơn để thuê lao động) → hiện tượng thất nghiệp. Dẫn đến mất cân bằng, người có việc thì nhận lương cao, nhưng thất nghiệp cũng tăng.
2. Giá trần giá sàn đầu tư chứng khoán
Giá trần giá sàn trong đầu tư chứng khoán
Giá trần giá sàn được áp dụng ở rất nhiều mảng và mạng được nhắc tới, biết đến nhiều nhất ở lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Giá trần là mức giá cao nhất, mà tại mức giá đó nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán trong ngày hôm đó. Nếu trên mức giá trần thì không thể đặt lệnh được. Tương tư, giá trần là mức giá thấp nhất mà ở đó nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán trong ngày. Hai mốc giá này tạo thành một khung giá giới hạn cho việc đặt lệnh mua và bán chứng khoán.
Công thức xác định giá trần giá sàn trên thị trường chứng khoán như sau:
- Giá trần = Giá tham chiếu * (1 + biên độ dao động)
- Giá sàn = Giá tham chiếu * (1 – biên độ dao động)
Trong đó: Giá tham chiếu được sử dụng chính là giá đóng cửa phiên giao dịch trước của cổ phiếu đó.
Chứng khoán là gì?
Đầu tư tài chính là một phương thức giúp mang lại thu nhập thêm cho người tham gia. Có rất nhiều tài sản có thể lựa chọn để đầu tư như chứng khoán, forex, vàng, … Hình thức này sẽ kiếm lợi từ sự dự đoán thay đổi của tài sản mà không thực sự nắm giữ tài sản đó.
Sở dĩ hình thức này thu hút được rất nhiều người tham gia bởi vì những lợi ích mà nó mang lại. Bạn không cần phải dán mắt vào màn hình 8 tiếng/ ngày như làm công sở mà bạn có thể linh hoạt thời gian. Nó như một công việc làm thêm nhiều lợi nhuận. Những người có đầu óc kinh doanh làm giàu họ sẽ không thích để tiền bị nhàn rỗi, mà thay vào đó là đầu tư để sinh lợi.
Tùy vào mức độ rủi ro mà lựa chọn hình thức đầu tư khác nhau. Những người không thích rủi ro thường chỉ lựa chọn gửi ngân hàng và nhận lãi hàng tháng. Tuy nhiên, nhiều người sẽ lựa chọn đầu tư chứng khoán hay tiền ảo, forex, … Đôi khi một sự đầu tư có thể diễn ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn tùy vào nhu cầu riêng của mỗi cá nhân.
Những yếu tố xuất hiện trên bảng điện tử
Để có thể tham gia vào việc đầu tư chứng khoán như cổ phiếu, chỉ số, … hay đầu tư forex bạn phải thực sự nắm được cách thức đọc bảng điện tử. Bởi vì chúng được giao dịch trên thị trường phi tập trung, bạn sẽ phải theo dõi mọi diễn biến thông qua bảng điện tử. Sau đây là một số yếu tố chính trên bảng điện tử chứng khoán:
- Mã chứng khoán: thể hiện kí hiệu chứng khoán của công ty được niêm yết. Ví dụ như: công ty CP Khoáng sản Bình Định (BMC), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), ….
- Bên mua, bên bán bao gồm: 3 cột giá tương ứng với 3 cột khối lượng. Giá 1 (giá đặt mua cao nhất ở hiện tại) tương ứng với khối lượng giao dịch tại mức giá đó (KL1) và giá giảm dần cho giá 2 rồi đến giá 3, … Đối với bên mua thì giá 1 thể hiện giá bán thấp nhất ở hiện tại và tăng dần cho giá 2,3. Mức giá 1 là mức được ưu tiên hơn.
- Khớp lệnh: bao gồm mức giá và khối lượng khớp lệnh. Đồng thời thể hiện một sự tăng giảm so với mức giá tham chiếu
- Tổng khối lượng giao dịch, mức giá cao nhất và thấp nhất
- Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn là 3 mức giá được quan tâm nhất và chúng tôi đề cập đến 3 loại giá này trong bài viết hôm nay.
- Dư (mua/bán) cho thấy lượng cổ phiếu đang chờ khớp hoặc số cổ không được giao dịch trong ngày nếu kết thúc phiên
- NN mua/bán: số cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua/bán
Bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn thêm một số kiến thức về giá trần giá sàn trong kinh tế vi mô. Mong rằng với gì mà chúng tôi mang đến, bạn sẽ nắm rõ hơn về hai yếu tố đóng vai trò quan trọng mà bạn cần phải biết này. Để nhờ đó nắm rõ hơn thị trường, các thông số phục vụ cho việc đánh giá. Qua đó, giúp hiểu hơn về các yếu tố trên bảng điện tử để đầu tư dễ dàng hơn.