Với sự phát triển của mạng lưới công nghệ hiện nay, vì việc các mạng lưới kết nối từ xa dần trở nên một yếu tố không thể thiếu. Chắc hẳn nói đến mạng lưới kết nối online thì ai cũng sẽ nghĩ đến wifi, đây là mạng lưới khá phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một mạng lưới kết nối phi tập trung tương tự nhưng được tạo bởi công nghệ blockchain đó chính là Helium.
1. Helium là gì?
Khái niệm
Helium là mạng lưới kết nối không dây, được hình thành trên cơ sở blockchain. Helium giúp các thiết bị mạng mở rộng phạm vi kết nối toàn cầu. Nó cũng cho phép chúng tự tái tạo mà không phụ thuộc vào phần cứng định vị của vệ tinh hoặc các gói cước di động tốn kém.
Nguồn gốc của Helium
Helium được nghiên cứu và phát triển kể từ 2013 bởi Amir Haleem, Shawn Fanning và Sean Carey. Lúc nào cũng vậy việc tạo lập ra mạng lưới này ban đầu sẽ chứa nhiều thiếu sót. Vì thế, ba nhà đồng sáng lập này đã dần dần cải tiến hệ thống với mục tiêu hướng đến đó chính là tạo ra một mạng lưới kết nối giao tiếp IoT trong tương lai. Với những lợi thế về những mảng khác nhau, những kinh nghiệm và thành tựu mang đến cho xã hội. Thì đến tháng 7/2019, ba nhà sáng lập đã hoàn thiện và chính thức ra mắt. Hiện tại, một điều tạo nên vị thế cho Helium đó chính là nó sở hữu một đội ngũ giàu kinh nghiệm về nhiều mảng như vô tuyến, phần cứng, hệ thống phân tán, sản xuất, công nghệ blockchain và Peer-to-Peer.
Vai trò của Helium
Vai trò nòng cốt được đề ra ngay từ ban đầu của Helium đó chính là giúp việc kết nối trở nên thuận tiện hơn. Helium có phương thức hoạt động rất giống wifi. Tuy nhiên chỉ có điều Helium sẽ chạy trên mạng lưới peer to peer (ngang hàng) – các thiết bị sẽ trao đổi trực tiếp với nhau mà không cần qua máy chủ và ngoài ra hình thức còn giúp tiết kiệm được chi phí.
Helium tạo nên một sự liên kết cho các thiết bị có công suất hoạt động thấp có thể giao tiếp với nhau thông qua mạng không dây. Đây sẽ là một công cụ hỗ trợ vô cùng tốt đối với những thiết bị công suất thấp, dễ dàng trao đổi dữ liệu tài liệu dù rằng ở rất xa nhau.
Chia sẻ thông tin cần thiết, dữ liệu, tài liệu liên quan đến các lĩnh vực mà không cần phải ở cận bên nhau, dù với khoảng cách xa đến mấy thì helium sẽ giúp bạn khắc phục những khó khăn về khoảng cách.
Các điểm phát sóng nhận được trong Helium sẽ dựa trên chất lượng vùng phủ sóng mà chúng cung cấp và lượng dữ liệu cảm biến LongFi. Tín dụng dữ liệu là bắt buộc đối với những việc như gửi dữ liệu cảm biến và xác nhận vị trí Điểm phát sóng. Bất kỳ thiết bị IoT nào hỗ trợ LongFi đều có thể gửi dữ liệu thông qua bất kỳ Điểm phát sóng Helium nào đang cung cấp phạm vi phủ sóng.
2. Cấu tạo của Helium
Proof-of-Coverage với nhiệm vụ xác minh xem các điểm phát sóng có thức đúng với những gì đã yêu cầu hay chưa và chúng có thể hiện đúng vùng phủ sóng không dây cho vị trí của nó bởi điểm phát sóng hay không?
Proof-of-Location: Nôm na có thể hiểu bộ phận này của Helium là gì, đóng vai trò xác định vị trí của thiết bị đang phát tới mã nguồn, và đặc biệt là không cần sự hỗ trợ của bất kì công cụ xác định vị trí vệ tinh nào cả, điều này giúp giảm chi phí phát sinh cho người sử dụng.Công nghệ blockchain sẽ ghi nhớ tất cả những dữ kiện đó và bạn có thể xem lại để theo dõi xem có sự xâm nhập nào với thiết bị của mình hay không.
Helium Consensus Mechanism – Giao thức đồng thuận của mạng Helium chạy trên một số nguyên tắc ví dụ: quy tắc đồng thuận của Helium và các thông số kỹ thuật của mạng tham gia miễn phí vào mạng, không áp dụng các khuyến mãi cho việc sử dụng các chi phí như chi phí năng lượng rẻ, …
WHIP của Helium vận hành trên các chip vô tuyến, đây là một mã nguồn mở không dây. Đối với chip của WHIP được cung cấp rất nhiều và vì thế chúng không yêu cầu phải độc quyền, không cần các lược đồ cụ thể.
Helium DWN – Mạng dây phi tập trung Helium với bộ phận này sẽ giúp việc truy cập không dây vào internet dễ dàng hơn đối với nhiều công cụ khai thác độc lập khác nhau.
3. HNT coin là gì?
HNT coin hay Helium token là đồng tiền điện tử riêng của Helium. Cũng giống như những loại tiền điện tử đặc trưng khác như sàn Binance có BNB coin, …Khi nắm giữ loại tiền điện tử này sẽ nhận được một số ưu đãi riêng khi sử dụng các dịch vụ của chính nó.
Ở thời điểm hiện tại, đầu năm 2022 thì Helium token đang đứng ở vị trí thứ 47 trên bảng xếp hạng về vốn hóa. HNT chỉ được phép cung ra thị trường tối đa 223 triệu HNT và hiện tại số cung đang lưu hành là 108.710.703 HNT. Một HNT sẽ có thể chuyển đổi được gần 670.000 VNĐ. Bạn có thể sở hữu đồng HNR thông qua tiến hành giao dịch HNT ở nhiều sàn ví dụ như Binance, bạn cũng có thể trở thành một hotspot operator để nhận thưởng bằng HNT.
4. Ưu và nhược điểm của Helium là gì?
Ưu điểm của Helium
- Tạo cho người sử dụng một sự thuận tiện trong kết nối với phương thức peer to peer – ngang hàng và mạng lưới phi tập trung, việc kết nối sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, vì không cần phải thông qua trung gian.
- Mức phí cạnh tranh, đây là một điểm mạnh thu hút người tham gia. Mọi sự kết nối sẽ được thực hiện như các mạng khác, nhưng với helium bạn chỉ cần bỏ ít chi phí hơn đã có thể sở hữu
- Tiềm năng phát triển, Helium dù mới thành lập nhưng đã thu hút rất nhiều sự tham gia. Bạn có thể thấy token của nó đã được sở hữu một cách nhanh chóng, với vốn hóa vươn lên từng năm và hiện tại đã đạt vị trí 47, cho thấy được mức độ tín nhiệm mà mọi người dành cho Helium
- Với Helium bạn có thể tiến hành mở rộng mạng lưới của mình. Từ khi thành lập đến nay Helium chưa bị bất cứ tin đồn nào về việc bị hacker xâm nhập đánh cắp dữ liệu hay lừa đảo.
- Helium sử dụng chế độ end-to-end (chế độ đầu cuối). Việc này làm tăng tính bảo mật thông tin mã hóa chỉ có người nhận và gửi biết, thông tin không bị rò rỉ bên ngoài.
- Các cảm biến trên blockchain của Helium không giống như các cảm biến trên chip di động giúp tiết kiệm pin.
Nhược điểm của Helium
- Helium chỉ mới được ra mắt năm 2019, so với tuổi đời của các mạng lưới khác thì là rất trẻ. Đây là một điểm yếu, vì mức độ uy tín sẽ không bằng những mạng lưới đã gắn bó lâu dài của các công ty viễn thông lớn.
- Để có thể sử dụng được Helium thì một điều bạn buộc phải có đó chính là LoRaWAN. Đây là một phần không thể thiếu để kết nối với mạng phi tập trung, giúp kết nối tầm xa, giao thức dành cho IoT với công suất thấp.
- HNT coin bị phụ thuộc vào bitcoin đồng thời thưởng HNT sẽ bị phụ thuộc vào mạng lưới kết nối, phủ sóng của Helium. Không chỉ thế không phải giá trị thưởng bạn sẽ nhận được ngay, mà phải chờ đợi khoảng 1 tháng thì mới nhận được.
Helium cũng là mạng lưới cho thấy được mức độ tiềm năng cao, sự phát triển trong tương lai gần. Qua bài viết mong rằng bạn sẽ hiểu được định nghĩa và vai trò của Helium ra sao, những ưu nhược Helium, những điểm còn hạn chế cần khắc phục. Việc lựa chọn Helium hay không đó là do mỗi cá nhân, bạn cần xem xét tính phù hợp trước khi sử dụng.