Accelerator là gì? Chương trình tăng tốc cho các Startup

Ngày nay có rất nhiều công ty Startup mà chủ doanh nghiệp là những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ rất cần nhận được sự chia sẻ, hợp tác từ những người, tổ chức uy tín để thúc đẩy mình phát triển. Và Accelerator chính là nơi giúp các startup hiện thực hóa con đường đầu tiên đến thành công. Accelerator là gì? Khi tham gia vào Accelerator thì doanh nghiệp bạn nhận được gì? Câu trả lời được bật mí ngay dưới đây.

1.Tổng quan về Accelerator 

Accelerator là gì? Accelerator là chương trình tăng tốc cho doanh nghiệp startup được các doanh nhân thành đạt phát triển. Thông qua đó, Accelerator đưa ra các ý tưởng và đào tạo kỹ năng cho những người khởi nghiệp nhằm giúp người trẻ có bước đệm để đẩy nhanh quá trình tiến đến thành công.

Accelerator
Accelerator là gì?

Chương trình tăng tốc Accelerator đầu tiên vào năm 2005 tại Boston. Hạt giống Y Combinator khởi đầu cho quá trình hiện thực ý tưởng tại Thung lũng Silicon. Sau đó một năm, TechStars cũng thực hiện Hai chương trình được cho là sớm và thành công hàng đầu trên thế giới khi thực hiện Accelerator.

Đến năm 2008, mô hình này đã mở rộng khắp Hoa Kỳ, bình quân mỗi năm tăng đến 50% số lượng mô hình Accelerator. Có hơn 5 nghìn công ty khởi nghiệp đã tìm đến Accelerator để được giúp đỡ để doanh nghiệp tăng tốc trong giai đoạn đầu. Và ở Mỹ cũng có hơn 170 tổ chức được thành lập để phục vụ công tác Accelerator.

Từ năm 2005 đến 2015, các chương trình tăng tốc đã huy động gần 20 tỷ USD tài trợ. Đây là con số đáng tự hào để Accelerator tiếp tục sứ mệnh đào tạo các nhà khởi nghiệp trẻ kinh doanh thành công. Trong cộng đồng khởi nghiệp Mỹ thì chương trình tăng tốc có ý nghĩa rất lớn, góp phần đưa chất lượng doanh nghiệp và kinh tế đất nước đi lên mỗi ngày.

2. Accelerator hoạt động như thế nào

Khi bạn tìm đến Accelerator, hãy trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình thật thông minh để thuyết phục họ lựa chọn. Đó được xem như những hạt giống đầu tiên trong sự nghiệp các startup. Sau khi tiếp nhận các ý tưởng sơ bộ của các nhà khởi nghiệp, Accelerator sẽ thảo luận để chọn ý tưởng nào tiềm năng để thực hiện.

Nhà khởi nghiệp và Accelerator sẽ cùng nhau triển khai ý tưởng vào thực tế. Họ dành cho nhau khoảng 4 tháng để hiện thực hóa mọi thứ. Với những ý tưởng, lĩnh vực khác nhau sẽ được phân vào Accelerator khác nhau để đúng chuyên môn nhất. Để sự hợp tác diễn ra thuận lợi, Accelerator sẽ đầu tư một số tiền nhỏ và nhận về cổ phần ít hơn 10% của doanh nghiệp. Xem như là trách nhiệm và mang tính pháp lý để Accelerator đồng hành, giúp đỡ cho nhà khởi nghiệp.

Accelerator
Accelerator giúp hiện thực hóa các ý tưởng

Accelerator sẽ thực hiện những thủ tục pháp lý có phần rườm rà khi thành lập doanh nghiệp. Một khâu mà ít ai muốn làm và cũng cần kinh nghiệm để tránh mắc sai lầm, tranh cãi sau này. Đặc biệt, Accelerator có trách nhiệm đào tạo chuyên môn, kỹ năng kinh doanh, khởi nghiệp để doanh nghiệp nhanh chóng trưởng thành và sớm có khách hàng, thị trường cho mình.

Bốn yếu tố quyết định đến sự thành – bại của Accelerator là: thời gian, huấn luyện, tập thể, ngày demo. Và Accelerator hoàn toàn không phải là những cái tên dễ gây nhầm lẫn như vườn ươm doanh nghiệp, nhà đầu tư thiên thần hay là đầu tư mạo hiểm.

3. Vì sao cần Accelerator 

Accelerator giúp cho các công ty startup tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu. Bằng việc trở thành cố vấn pháp lý, tài chính và đào tạo chuyên môn cho nhà khởi nghiệp. Đối với đơn vị startup thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những thời gian đầu. Làm sao để vận hành doanh nghiệp mới? Làm sao để có khách hàng? Làm sao để đối tác tin tưởng một công ty non trẻ?

Rất nhiều vấn đề cần giải quyết mà nếu không có kinh nghiệm và chiến lược rõ ràng, bạn khó lòng có thể đi nhanh được. Vì thế họ tìm đến Accelerator như là một giải pháp thông minh để tăng tốc cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Được học hỏi những kinh nghiệm mà người khác tích lũy trong thời gian dài sẽ giúp bạn tránh những vấp ngã không đáng có. Thay vì học hỏi vài năm Accelerator giúp các nhà khởi nghiệp học hỏi trong vòng vài tháng.

Accelerator
Chương trình Accelerator cho các startup

Các chương trình tăng tốc Accelerator hầu hết đều đem đến kết quả tích cực nhưng không phải lúc nào nó cũng thành công. Ban đầu các chương trình này đều tạo được sức hút để các nhà đầu tư ập vào vì họ có đội ngũ uy tín hỗ trợ phía sau nên các nhà đầu tư sẽ an tâm khi làm việc. Khi nhiều doanh nghiệp startup sử dụng Accelerator sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế của khu vực đi lên.

Thế nhưng họ cũng có nguy cơ bị mua lại hoặc thất bại. Vì khi không còn Accelerator hỗ trợ, doanh nghiệp startup sẽ có thể rơi vào tình trạng bị động. Hoặc vòng xoay vốn tiếp theo không đạt và bị đơn vị khác mua lại. Điều họ có thể làm là áp dụng thật tốt những gì đã được training ngay cả sau khi không còn Accelerator.

4. Phân biệt Accelerator và Incubator

Accelerator (chương trình tăng tốc) và Incubator (vườn ươm doanh nghiệp) là hai tổ chức khác nhau. Thế nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai đơn vị này nên mình sẽ chia sẻ để các bạn phân biệt nhé.

Sở dĩ có sự nhầm lẫn đó là do cả Accelerator và Incubator đều giúp cho nhà khởi nghiệp có kiến thức chuyên môn, thực hiện pháp lý, tài chính để doanh nghiệp startup nhanh chóng trưởng thành và có được nguồn khách hàng nhất định.

Thế nhưng, vườn ươm doanh nghiệp là không gian làm việc thỏa mái, rộng lớn. Nơi hội tụ nhiều doanh nhân thành đạt cùng nhau chia sẻ cho những người mới. Còn không gian của Accelerator nó tập trung trong môi trường làm việc, thu hẹp và kỷ luật hơn.

Về thời gian thì chênh lệch rất lớn. Nếu như Accelerator chỉ tham gia hỗ trợ doanh nghiệp startup trong thời gian 4 tháng thì Incubator kéo dài từ 3 đến 5 năm. Một bên là chương trình tăng tốc nhanh chóng. Một bên là vườn ươm theo chiến lược dài hạn.

Khi tham gia vào doanh nghiệp, Accelerator chỉ bỏ vốn ít và tính cổ phần dưới 10%. Accelerator sẽ gây ít ảnh hưởng cho công ty startup. Còn Incubator thì chiếm cổ phần khoảng 20% hoặc có khi nhiều hơn. Nên họ sẽ chiếm nhiều quyền điều hành trong tay.

Mỗi tổ chức có những đặc điểm riêng. Vì thế nếu bạn đang muốn hợp tác với một bên nào để hỗ trợ mình thì hãy so sánh và đánh giá xem điều kiện bên nào phù hợp với công ty mình nhé.

5. Đánh giá mức độ thành công Accelerator

Nếu bạn muốn biết chương trình tăng tốc của công ty nào đó đã thực hiện có thành công hay không thì hãy đánh giá dựa vào các tiêu chí sau:

Accelerator
Đánh giá Accelerator

Trước tiên bạn hãy dựa vào số vốn kêu gọi được khi tham gia Accelerator. Số vốn kêu gọi được càng nhiều càng chứng tỏ Accelerator thành công. Vì không dễ gì nhà đầu tư bỏ tiền vào công ty bạn mà không thấy được một tiềm năng nào đó. Và khi có vốn bạn cũng hiện thực hóa được những ý tưởng của mình.

Tiếp đến là doanh thu tạo ra được khi tham gia Accelerator. Doanh thu ngày càng tăng thì độ hiệu quả càng được khẳng định. Và bạn còn dựa vào Survival rate. Tức là số lượng công ty startup còn trụ vững sau khi thực hiện thời gian demo.

Ngoài ra, bạn còn đánh giá được mức độ thành công của Accelerator qua số lượng việc làm mà chương trình tăng tốc tạo ra. Việc đánh giá khách quan sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có nên tham gia vào chương trình tăng tốc hay không?

Qua 5 mục chia sẻ ở trên, mình hy vọng các nhà khởi nghiệp trẻ đã biết Accelerator là gì. Đồng thời biết được Accelerator hoạt động và có nhiệm vụ ra làm sao. Nếu bạn đang cần sự giúp đỡ, chưa vững vàng khi khởi nghiệp thì có thể đây là một gợi ý tốt.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *