Bán phá giá là gì? Những quy định nghiêm ngặt về bán phá giá

Bán phá giá có lẽ không còn là một khái niệm lạ lẫm với những người hoạt động kinh doanh. Thế nhưng không phải ai cũng am hiểu tường tận về các hành vi bán phá giá nhằm mục tiêu, nguyên nhân gì. Và đặc biệt doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi bán phá giá? Vì thế hãy cùng nạp thông tin hữu ý trong bài chia sẻ này nhé. 

1. Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là hành vi bán giá thấp hơn so so với mức giá mà thị trường đã quy định gây nên sự cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp cùng nhóm ngành hàng. Hiện nay thuật ngữ này dùng chủ yếu trong thương mại quốc tế. 

Bán phá giá
Tổng quan về hành vi bán phá giá

Trong thương mại quốc tế, nhiều công ty hay thậm chí cả quốc gia có tình trạng hạ giá một số sản phẩm để xuất khẩu sang các nước khác. Nhằm tăng tính cạnh tranh so với đổi thủ nước bạn. Thế nhưng việc làm này đã vi phạm quy định của WTO. Những trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm ngặt.

Ngoài ra trong đời sống hằng ngày cụm từ này cũng được chúng ta nhắc đến thường xuyên. Khi có ai đó bán giá chênh lệch nhiều với các tiểu thương khác, chúng ta nói rằng họ đang bán hạ giá hơn so với mặt bằng chung. 

2. Tác hại của việc bán phá giá

Người ta chỉ xét hiện tượng bán phá giá ở mức độ nghiêm trọng khi xuất khẩu một số lượng lớn hàng hạ giá. Điều đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nước nhập khẩu sản phẩm đó. Vì khi giá thấp hơn những nhà sản xuất nội địa thì dẫn đến xu hướng khách hàng không còn chuộng hàng trong nước nữa mà đổ xô mua hàng ngoại nhập. Cuối cùng gây nhiễu thị trường tiêu dùng, mất sự cân bằng kinh tế. 

Vì muốn công ty, đất nước mình thịnh vượng mà họ đã làm suy thoái nền kinh tế nước khác. Dẫn đến tình trạng sản phẩm, kinh tế điều phối thị trường. Hơn nữa sản phẩm đẩy giá xuống thấp sẽ thống lĩnh thị trường. Còn những cơ sở khác sẽ khó lòng trụ vững.

Cứ ngỡ rằng việc doanh nghiệp, quốc gia bán giá thấp là người tiêu dùng sẽ có lợi nhưng thực tế không phải như vậy. Đó chỉ là những cái lợi trước mắt, còn về lâu về dài thì sẽ bị đơn vị đo khống chế. Sau khi chấp nhận thua lỗ để bán phá giá. Họ sẽ loại bỏ được những đối thủ cản đường mình. Khi không còn ai cạnh tranh cùng mặt hàng, doanh nghiệp sẽ đẩy giá lên cao. Lúc này người tiêu dùng không còn sự lựa chọn nào khác dẫn đến phải chấp nhận chi trả số tiền cao hơn thị trường trước đây rất nhiều.

Bán phá giá
WTO có những quy định nghiêm ngặt

Hành vi hạ giá quá mức thị trường cho phép được xem là bất hợp pháp. Tổ chức quốc tế WTO cũng đã có điều luật ngăn cấm trường hợp này. Thế nhưng chỉ một phần hạn chế doanh nghiệp vi phạm. Cụ thể Hiệp định GATT về thuế quan và mậu dịch; Hiệp định chống bán phá giá đã được WTO ban hành để quản lý tình trạng này.

Thông qua đó, các quốc gia có thể đưa ra những luật lệ để tránh trường hợp này diễn ra gây nên tác hại đến kinh tế nước mình. Tại nước ta cũng tuân thủ 2 quy định của WTO như đã nêu trên. Và Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cũng ban lệnh riêng về những quy định khi nước khác muốn nhập khẩu vào thị trường nước ta.

3. Các hình thức bán phá giá

Có 3 hình thức phổ biến trên thị trường hiện nay: bán phá giá bền vững, chớp nhoáng, không thường xuyên. Được chia theo mức độ thường xuyên diễn ra hành vi bất hợp pháp này.

Bán phá giá bền vững là bán sản phẩm với mức giá thấp hơn mặt bằng chung. Mục đích là tăng thu nhập và thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình. 

Còn với hình thức chớp nhoáng thì chỉ mang tính tạm thời với mục tiêu tăng sức cạnh tranh với đối thủ để loại họ ra khỏi thị trường.

Nếu việc bán giá thấp hơn đối thủ không diễn ra thường xuyên thì họ chỉ làm như thế để giải quyết những khó khăn hiện tại. Chẳng hạn như tình hình tài chính suy kiệt, sản phẩm sắp hết hạn… Sau đó sẽ bán lại với giá như thị trường chung quy định.

Bán phá giá
Có 3 hình thức bán phá giá

Ở nước ta tình trạng hạ giá cũng đã xảy ra một số lần và bị khởi kiện. Tiêu biểu như vụ kiện năm 2005 do Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu thực hiện. Tổ chức này đã tố cáo Trung Quốc và nước ta bán giày dép, mũ với giá thấp hơn thị trường. Qua đó, tổ chức WTO đã áp dụng mức phạt là áp 10% thuế với mặt hàng giày dép xuất khẩu từ nước ta. Còn với Trung Quốc, vi phạm mức độ nặng hơn nên bị áp mức thuế 16,8% trong thời gian 4 năm. 

Như vậy vì những lợi nhuận trước mắt mà chúng ta đã bị đánh thuế rất cao khi xuất khẩu. Chẳng khác gì “mất cả chì lẫn chài”. Nên pháp luật cần răn đe hơn nữa để tránh tình trạng này lặp lại.

4. Biện pháp khắc phục

Hầu hết chúng ta đều nhận thấy những tác hại tiêu cực từ hành vi bán không đúng giá đem đến. Vì thế cần tìm ra và áp dụng những biện pháp khắc phục kịp thời để việc bán phá giá không tiếp diễn nữa.

Trong đó, những quy định về thuế quan, hạn ngạch rất quan trọng để kiểm soát việc này. Bao gồm các loại thuế chống phá giá, thế chấp hoặc trực tiếp can thiệp số lượng sản phẩm được phép nhập khẩu. Cũng như gửi đến nước xuất khẩu mức giá phù hợp để họ điều chỉnh nếu muốn nhập khẩu vào nước mình.

Thuế thực chất, thuế chống phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, không áp dụng cho quốc gia. Qua đó giúp cân bằng tình hình tài chính, kinh tế quốc gia. Đặc biệt mức thuế luôn được áp dụng đồng đều cho các doanh nghiệp, quốc gia. Không có tình trạng cùng một mặt hàng, số lượng, mức giá như nhau mà doanh nghiệp A bị đánh thuế cao hơn doanh nghiệp B.

Bán phá giá
Kiểm soát hoạt động nhập khẩu để chống phá giá

Sự thỏa thuận giữa hai nước: nhập khẩu – xuất khẩu cũng là mấu chốt để hành vi này không diễn ra hoặc không bị kiện lên WTO. Nên không phải trường hợp nào cũng bị xử phạt. Nó còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, quan hệ quốc tế của các bên.

Bên cạnh đó, các nước cũng có thể tự chủ động để tránh gặp những trường hợp như thế xảy ra. Như hạn chế hoặc dừng nhập khẩu với những sản phẩm có mức giá thấp hơn nhiều so với thị trường mà xuất khẩu với số lượng lớn. 

Ngoài ra, WTO đã cho phép mỗi nước có thể biên soạn luật riêng để tự vệ. Nên các nước hoàn toàn có thể đánh thuế với những sản phẩm tăng đột ngột về số lượng và diễn ra một cách tức thời. Hay những hàng hóa đã có doanh nghiệp cung ứng trong nước rồi và không cần thêm thì không nhất thiết phải nhập khẩu. Đặc biệt hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có khả năng “thống trị” thị trường nước mình.

5. Lời kết

Như vậy, mình đã chia sẻ với mọi người rất nhiều thứ xoay quanh việc các doanh nghiệp, quốc gia bán giá thấp hơn so với thị trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia và bên xuất khẩu cũng sẽ bị đánh thuế rất nặng. Nên mình hy vọng các bạn sẽ tìm thấy giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình thay vi áp dụng hành vi bán phá giá

Đó là hành động vi phạm pháp luật, không những “tiền mất tật mang” mà còn làm mất thương hiệu mà bạn đã xây dựng bấy lâu nay. Mình chúc doanh nghiệp bạn vững mạnh và thành công nhé. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích cho mọi người. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *