Hẳn những nhà đầu tư trong thị trường tiền điện tử đều rất quen thuộc với những từ khoá như “Bitcoin Hard Fork”, “Hard Fork Bitcoin” hay “Bitcoin Hardfork” nhưng liệu nhà đầu tư có hiểu rõ những lý do tại sao lại xảy ra hiện tượng trên, cũng như liệu Bitcoin Hard Fork có làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của bạn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.
Bitcoin Hard Fork là gì?
Bitcoin Hard Fork được hiểu đơn giản như một sự kiện thay đổi các quy tắc của giao thức Bitcoin, điều này khiến cho những khối (block) và giao dịch cũ bị vô hiệu hoá. Sự kiện này cho phép nhiều cấu trúc mới trên nền tảng Bitcoin, mà không phải thoả hiệp với Bitcoin gốc.
Khi đồng Bitcoin trở nên ngày một phổ biến, số lượng người giao dịch mua bán cũng như đào Bitcoin ngày càng tăng kéo theo công nghệ Blockchain cũng trở nên có hạn. Khối Bitcoin gốc theo thời gian đã không còn thích ứng với số lượng lớn giao dịch mà người dùng thực hiện mỗi ngày nên đã bị quá tải, khiến cho việc giải quyết các lệnh và giao dịch trở nên chậm chạp, trong khi đó chi phí bỏ ra để giao dịch lại cao.
Đây chính là thời điểm dành cho Bitcoin Hard Fork khi nó giúp giải quyết được tình trạng quy mô giao dịch ngày một lớn của Bitcoin.
Tóm lại, khi các bên tham gia phát triển đã không còn có chung tầm nhìn tương lai cho trạng thái của Bitcoin thì những sự kiện như Bitcoin fork đã diễn ra để giải quyết vấn đề này. Dưới sự thống nhất của các bên liên quan và một bộ phận người dùng, Hard Fork Bitcoin sẽ được diễn ra nhằm tách chuỗi Bitcoin gốc thành hai chuỗi (hoặc có thể nhiều chuỗi hơn) với mục tiêu giải quyết những vấn đề của Bitcoin gốc. Những phân nhánh mới sau sự kiện Bitcoin Hard Fork sẽ phục vụ cho những lợi ích khác nhau, cũng như cho phép người dùng có thêm nhiều cơ hội thực hiện giao dịch khác nhau.
Một số loại Bitcoin Fork
Ngoài Hard Fork đã được chia sẻ ở trên thì vẫn còn một số loại Fork khác, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhanh về những loại này nhé!
Temporary Fork
Đây là hiện tượng sẽ xảy ra khi hai hoặc nhiều người cùng khai thác được một block mới tại cùng một thời điểm, lúc này toàn bộ mạng không đạt được sự thống nhất về việc sẽ lựa chọn khối mới của ben nào để thêm vào Blockchain, dẫn đến việc lúc này sẽ có sự xuất hiện tạm thời của nhiều khối chuỗi khác nhau với cùng độ dài.
Lúc này các thợ đào sẽ tự chọn ra chuỗi đào của mình và tiếp tục đào theo đó. Sau một khoảng thời gian thợ đào cứ tiếp tục đào và tạo thành các chuỗi dài thì chuỗi “đúng” sẽ là chuối dài nhất, những chuỗi ngắn hơn sẽ bị loại bỏ. Lúc này sẽ có sự đồng thuận về trạng thái và chuỗi khối sẽ hội tụ lại thành chuỗi duy nhất.
Soft Fork
Bitcoin Soft Fork cũng là sự kiện với mục đích thay đổi phần mềm giao thức nhưng mục đích của sự kiện này là làm mất hiệu lực các giao dịch trước đó. Cho đến hiện nay thì đã có 16 lần xảy ra hiện tượng Bitcoin Soft Fork. Hiện tượng này là do sự cải thiện và cập nhật thêm những tính năng hoặc những giao thức mới trên.
Một ví dụ là ngày 28/07/2010, sự kiện Bitcoin Soft Fork đã diễn ra lần đầu tiên để vô hiệu hoá một lỗi chức năng đã phép người dùng có thể chi tiêu bất kỳ Bitcoin nào trong mạng lưới.
Code Fork
Đây là những dự án lấy nguồn code của block Bitcoin để tạo nên một Blockchain mới riêng biệt. Dự án đầu tiên sử dụng phương thức này là NameCoin, tiếp theo đó là Litecoin, Dash và rất nhiều đồng điện tử khác nữa.
Merge Fork
Đây là những dự án lấy nguồn code của block Bitcoin kết hợp với một blockchain khác nữa để tạo ra một blockchain hoàn toàn mới. Một số ví dụ điển hình sử dụng phương thức này Bitcoin Private, đồng này là sự kết hợp của Bitcoin và ZClassic.
Điều gì đã dẫn đến Bitcoin Hard Fork?
Xung đột tầm nhìn
Sự kiện Bitcoin Hard Fork sẽ diễn ra khi giao thức Bitcoin cần thay đổi hoặc nhằm mục đích thêm các chức năng mới vào mạng lưới. Nhìn chung thì Bitcoin Hard Fork mang hướng tích cực khi mục đích của nó thường là tốt cho toàn mạng lưới các dự án lấy Blockchain nền tảng, đặc biệt là mạng lưới Bitcoin.
Đương nhiên là bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ có thể nhận được ít nhiều sự phản đối, trong đó hiện tượng này thường vấp phải ý kiến trái chiều do không chung tầm nhìn định hướng cho Bitcoin cũng như những lợi ích nhóm của mạng lưới.
Xung đột lợi ích nhóm
Trước khi sự kiện Bitcoin Hard Fork diễn ra thì người đầu tư có nắm giữ Bitcoin sẽ được Airdrop với tỷ lệ nhất định, nhưng thường là tỷ lệ 1:1. Như đã đề cập ở trên thì có nhiều dự án với mục đích tạo ra những token mới nhờ việc Hard Fork Bitcoin. Sau đó các đồng này sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch với mục đích bán số token đã tạo ra để thu về số tiền lớn.
Hard Fork ảnh hưởng đến giá Bitcoin?
Nhiều người dự đoán khi Hard Fork Bitcoin thì nhiều người nắm giữ Bitcoin nhận được airdrop sẽ khiến cho cầu cao hơn cung, từ đó giá khiến giá Bitcoin. Những sự thật là đến nay thì vẫn không có số liệu hay dẫn chứng nào cho thấy Bitcoin Hard Fork sẽ khiến Bitcoin tăng giá trị.
Do đó nhà đầu tư cần sáng suốt tìm hiểu thông tin và xem xét thị trường, đừng để những tin tức suy luận nhưng không có căn cứ làm ảnh hưởng đến quyết định và lợi nhuận đầu tư của mình.
Bitcoin Cash Hard Fork là gì?
Vào đầu tháng 8 năm 2017, sự kiện hard fork Bitcoin đầu tiên xảy ra là khởi đầu cho dự án Bitcoin Cash (BCH). Bitcoin Cash được thiết kế và phát triển nhằm giải quyết một số vấn đề đang tồn tại của Bitcoin như giao dịch bị hoãn hay chậm. Bitcoin Cash sử dụng 8MB (có thể 32MB) thay vì khối 1MB như Bitcoin gốc. Do đó người dùng sẽ có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn và tối ưu tốc độ thực hiện giao dịch dù có nhiều người dùng đang sử dụng hệ thống.
Bitcoin Cash Hard Fork là một trong hai sự kiện Hard Fork đúng nghĩa kể từ khi được tạo ra từ năm 2009 đến nay. Thời điểm đó, đã có nhiều ý kiến trái chiều không đồng ý sự thay đổi này nên kết quả là Bitcoin bị fork và tạo ra đồng Bitcoin Cash (BCH).
Vì sao lại xảy ra Bitcoin Fork?
Cho dù là ở hình thức Bitcoin Hard Fork, Soft Fork hay bất kỳ hình thức Fork nào thì những sự kiện này đầu được diễn ra với những mục đích sau:
Hệ thống Blockchain cần được nâng cấp để bổ sung và cập nhật những chức năng mới. Hâfu hết Blockchains công khai hiện nay là nguồn mở nên nó có thể được tạo ra bởi những nhà phát triển từ khắp nơi trên thế giới. Sự kiện như Bitcoin Hard Fork sẽ đưa ra những cải tiến để giải quyết những vấn đề ở phiên bản cũ.
Những sự kiện này sẽ làm thay đổi kích thước block, điều chỉnh lại phần thưởng khi đào được Bitcoin,…thông qua việc thay đổi quy tắc cốt lõi trong giao thức. Ngoài ra, Bitcoin Fork còn giúp khắc phục những lỗi bảo mật của hệ thống, sau đó cập nhật những phiên bản mới hay bản vá lỗi là hết sức cần thiết.
Trường hợp có một số giao dịch được cho là độc hại và vi phạm các cơ chế an toàn của Blockchain thì cộng đồng tham gia có thể báo cáo và làm mất hiệu lực các giao dịch này bằng cách đảo ngược chuỗi nhằm vô hiệu hóa nó.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích liên quan đến sự kiện Bitcoin Hard Fork. Sự kiện này về mặt khách quan thì nó mang hướng tích cực nhiều hơn khi hầu hết là nhằm sửa chữa lỗi hệ thống hoặc nâng cấp phiên bản. Theo những dữ liệu thì không có con số nào thể hiện rằng sự kiện này sẽ giúp Bitcoin tăng giá nên nhà đầu tư cần lưu ý đối với những thông tin không chính xác, tránh để ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.