BitConnect sập sàn – Nhà đầu tư có được bài học gì?

Sau nhiều sự kiện lừa đảo liên quan đến tiền ảo diễn ra thì nhà đầu tư bắt đầu cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn sàn giao dịch và đó chắc chắn là điều cần thiết. Trước khi tham gia bất kì sàn giao dịch nào như Fatbtc, Mecartox,… thì nhà đầu tư đều nên tham khảo trước những thông tin liên quan đến sàn trước khi ra quyết định đầu tư để tránh những sai lầm dẫn đến mất trắng số tiền đầu tư như sự kiện BitConnect sập sàn hay Busstrade lừa đảo, giá FXT trên sàn còn 0 khi sàn thông báo ngừng hoạt động.

BitConnect là gì? 

BitConnect là một dự án tiền điện tử hoạt động theo hình thức quỹ tài chính uỷ thác. Trong mô hình Lending này, các thành viên tham gia có thể mua bán hoặc cho vay Bitcoin, người cho vay sẽ nhận được số lãi cao (30-40%/tháng) cùng với vốn sau thời gian đã quy định. 

Tháng 11/2016 thì dự án BitConnect chính thức được ICO với mức giá ban đầu chỉ ở mức 0,12 USD. Chỉ trong vòng một năm thì giá đã chạm mốc 400 USD, tức giá trị của BitConnect đã tăng lên 3500 lần. 

BitConnect sập sàn
BitConnect sập sàn

Ngoài mức tăng giá nhanh chóng thì có thể thấy điều khiến BitConnect thu hút người tham gia đầu tư chính là lãi thu về rất cao ở mức 30-40% mỗi tháng, tức lợi nhuận trung bình mỗi ngày nhà đầu tư có thể thu được là 1%. Theo thống kê thì mức lãi suất ngân hàng trong khoảng thời gian đó ở khoảng 6-8%/năm và ngay cả lãi từ các quỹ uỷ thác thì cũng chỉ ở mức 10-15%/tháng. Dù mọi người đều hiểu rằng lợi nhuận cao chắc chắn sẽ đi kèm với rủi ro cao, nhưng con số này vẫn không làm mọi người nao núng mà đổ tiền đầu tư vào Bitconnect. Từ đây cũng mở ra sự kiện Bitconnect sập sàn khiến cho nhà đầu tư cả thế giới chao đảo. 

Chuỗi sự kiện BitConnect sập sàn

Thị trường tiền điện tử hấp dẫn nhà đầu tư

Giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn tiền điện tử lên ngôi, niềm tin về việc giá trị tiền điện tử sẽ tiếp tục tăng cao cũng là một trong những lý do khiến nhà đầu tư đổ xô đầu tư vào BitConnect. 

Có thể hiểu đơn giản thì hình thức hoạt động chủ yếu của sàn là Multi-marketing Level, mà ta có thể hiểu đơn giản là kinh doanh Đa cấp. Ngoài khoảng lợi nhuận khủng đã được đề cập ở phần trên thì người dùng còn được nhận thêm một khoảng hoa hồng nếu họ có thể giới thiệu và tìm kiếm được người dùng mới tham gia vào Bitconnect. 

Hình thức này góp phần giúp mô hình này phát triển và “bành trướng” nhanh chóng. Trước khi BitConnect sập sàn, chỉ tính riêng ở thị trường Việt Nam thì chỉ trong 2 tháng mà số người tham gia BitConnect đã tăng nhanh chóng lên con số 30.000 người và tiếp tục tăng mạnh đến 50.000 người dùng tham gia, con số này đã đưa Việt Nam trở thành một trong hai nước có số người tham gia vào BitConnect nhiều nhất trên thế giới. 

Với số lượng người tham gia đông đảo thì sự kiện BitConnect sập sàn cũng khiến nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước trở nên điêu đứng. BitConnect sập sàn đã trở thành vụ lừa đảo thế kỷ và cũng là bài học cho những hành động đầu tư theo phong trào, thiếu kiến thức và sự tìm hiểu. 

Tiến trình sự kiện BitConnect sập sàn

Tình hình kinh doanh đang ngày càng lớn mạnh của BitConnect với lượng người dùng khủng trên toàn cầu cùng con số lợi nhuận khủng đã khiến nhiều người bỏ đi sự đề phòng khi đầu tư vào thị trường này dù trước khi BitConnect sập sàn thì BitConnect đã có nhiều động thái đnags ngờ trước đó. 

BitConnect sập sàn
Tiến trình sự kiện BitConnect sập sàn

Mở đầu chuỗi sự kiện BitConnect sập sàn là những màn quảng cáo rầm rộ với lãi suất cao, thêm vào đó là cơn sốt thị trường tiền điện tử lúc bấy giờ đã khiến trong thời gian ngắn mà giá trị của BitConnect gần như tăng hơn 3000 lần. Tuy nhiên, nếu để ý thì liệu bạn có tự đặt ra câu hỏi là BitConnect đã trả khoảng lợi nhuận 30-40%/tháng cho nhà đầu tư như thế nào, hay việc BitConnect là những sản phẩm gì và có giải quyết được vấn đề gì cho thị trường hay không? Có thể thấy rằng điều đáng ngờ là nhiều vô số nhưng cái lợi trước mắt đã khiến họ quên suy xét đến tính bền vững của sản phẩm đầu tư. 

Sau màn mở đầu hoành tráng cùng những con số tăng lên nhanh chóng thì ở thời điểm đỉnh cao, giá của Bitconnect lại đột nhiên giảm mạnh từ 400 USD xuống còn 20 USD, khiến nhiều nhà đầu tư gần như mất trắng. Không chỉ dừng lại ở đó, đến đầu năm 2018 thì Bitconnect chính thức đưa tin là dừng tất cả mọi hoạt động tại sàn làm cho nhà đầu tư cả thế giới phải điêu đứng. Đến cuối năm 2018, sau khi chính thức thông báo đóng cửa thì BitConnect sập sàn và biến mất hoàn toàn khỏi thị trường.

Đâu là nguyên nhân khiến BitConnect sập sàn

Theo như đã chia sẻ thì Bitconnect hoạt động theo hình thức đa cấp, tuy rằng kinh doanh đa cấp không phải là xấu nhưng nó rất dễ bị lợi dụng với mục đích không tốt và đã khiến nhiều người đã tham gia vào rồi thì khó thoát khỏi vòng xoáy này. 

Khi Bitconnect rớt giá nghiêm trọng, người dùng vẫn có thể dừng lại và rút lại tiền đầu tư, nếu may mắn thì xem như lấy lại được khoản tiền bằng khoản tiền gốc chứ không bị lỗ. Nhưng nếu nhà đầu tư chần chừ đến khi có thông báo đóng cửa thì giờ đây họ có muốn bán đi cũng không được, mà giữ lại thì không còn giá trị gì, nó gần như là mất trắng. Khi đó, một lượng lớn giao dịch bán ra được thực hiện khiến cho Bitconnect không thể kiểm soát và chi trả lại tiền cho người tham gia và nó khiến cho BitConnect sập sàn

Bài học cho nhà đầu tư sau sự kiện BitConnect sập sàn

High risk, high return

Trong đầu tư luôn có một nguyên tắc gần như tuyệt đối “High risk, high return” (Rủi ro cao, lợi nhuận cao), do đó rất hiếm có chuyện có một kênh đầu tư an toàn mà lại có lợi nhuận cao như vậy, đặc biệt là con số 30-40%/tháng. Hãy đầu tư với một cái đầu lạnh và đảm bảo mình có đủ kiến thức và thông tin đối với kênh đầu tư đó, tránh bị sập bẫy để rồi mất trắng. 

Sự kiện này cũng gây ảnh hưởng đến độ uy tín của thị trường tiền ảo nói chúng và những sàn tiền ảo mới ra đời nói riêng. Những sự kiện liên quan đến thị trường tiền điện tử tương tự cũng khiến cho chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới xem xét và quyết định không cấp giấy phép hoạt động đối với hình thức kinh doanh liên quan đến tiền điện tử, nổi bật là Trung Quốc, Việt Nam,…

BitConnect sập sàn
BitConnect sập sàn, Busstrade lừa đảo, FXT rớt giá

Một số sự kiện tương tự 

Đã có nhiều minh chứng và kinh nghiệm cho những vụ lừa đảo với con số khủng và độ chuyên nghiệp tương tự. Một số sự kiện lừa đảo tương tự có thể kể đến một số sự kiện như Busstrade lừa đảo, Mt.Gox -một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới bị đánh sập,…

Một điều nữa cũng rất quan trọng là hãy xem xét lại khoản đầu tư của mình khi cảm thấy đó là một kênh đầu tư đáng nghi. Một ví dụ là Sàn FX Trading Markets, rất nhiều ngôi sao đã chia sẻ trên mạng xã hội của mình về đồng coin FXT và những thông tin về giá FXT trên sàn nhưng theo thống kê thì dù FX Trading Markets vốn được cho là sàn quốc tế lại có hơn 90% lượng truy cập đến từ Việt Nam. Dù nhiều điểm đáng nghi được đưa ra nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục với kênh đầu tư này, đến cuối tháng 6/2021 thì sàn này đã thông báo ngừng hoạt động vô điều kiện và đồng FXT mất giá là điều không thể tránh khỏi. 

Đương nhiên là không phải tất cả các sàn giao dịch đều là lừa đảo, nhà đầu tư cần phải xem xét những thông liên quan đến sàn, các công ty và tổ chức phía sau điều hành việc hoạt động, uy tính và đánh giá của sàn trên bảng xếp hạng để đảm bảo chọn đúng sàn đầu tư uy tín. Ví dụ như bạn có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin của sàn FatBTC, Mecartox và nhiều sàn khác nữa thông qua Internet, do đó hãy luôn chọn ra những quyết định đúng đắn cho khoản đầu tư của mình.

Kết luận

Nhiều vụ lừa đảo liên quan đến sàn giao dịch tiền điện tử đã diễn ra, nổi bật như BitConnect sập sàn hay Busstrade lừa đảo, Sàn FX Trading Markets,… và nhiều sự kiện khác đã diễn ra với nhiều nhà đầu tư mất trắng tài sản. Tuy hiện nay có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau cùng với những sản phẩm tài chính đa dạng, tuy nhiên nhà đầu tư cần nhớ một quy tắc chung khi đầu tư là có kiến thức đầu tư, tìm hiểu thông tin sản phẩm và tránh đầu tư theo kiểu phong trào mà bất chấp rủi ro lớn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *