CapEx là gì? Chứng quyền và chứng quyền có bảo đảm là gì?

CapEx được biết đến là quỹ của doanh nghiệp dành ra cho các khoản chi phí về vật tự. Bên cạnh đó chứng quyền cũng như chứng quyền có bảo đảm được biết đến là một loại chứng khoán đặc biệt. Để hiểu rõ hơn thì hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

CapEx là gì?

CapEx- Capital Expenditure(s) được gọi nôm na là chi phí cho tài sản cố định. Bao gồm chi phí dùng để nâng cấp thiết bị, chi phí sửa chữa cơ sở vật chất, chi phí mở rộng quy mô kinh doanh và các chi phí khác tương tự mục đích trên. CapEx là chi phí dùng để sở hữu “cái mới” hay để trùng tu nâng cấp cái hiện có của doanh nghiệp. Và chi phí này không thể khấu trừ trong năm mà được thanh toán bởi các khoản chi phí khác từ tương lai. Bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào cũng có thể kiếm thêm vốn CapEx thông qua việc phát hành cổ phiếu/ trái phiếu hoặc vay từ các ngân hàng.

Bạn có thể tính toán giá trị của chi phí vốn thông qua sự thay đổi của các thiết bị và các bất động sản. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định được hướng đi tiếp theo cho công ty.

chứng quyền
CapEx là gì?

Bên cạnh đó ta có công thức tính chi phí CapEx như sau:

CapEx = chi phí thay đổi của bất động sản, mở rộng quy mô,. + khấu hao hiện tại

Đây là một trong những chi phí cơ bản của dân kế toán. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thông tin trên để tính toán các dữ liệu liên quan cho doanh nghiệp của mình.

Định nghĩa về chứng quyền?

Stock Warrant – SW là tên tiếng Anh của chứng quyền. Đây là một loại chứng khoán được phát hành bởi bất kỳ doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn để phát hành chứng khoán. Với việc sở hữu nó bạn sẽ được công ty phát hành đảm bảo quyền lợi về giá mua vào ở bất kỳ thời điểm nào cũng không thay đổi. Đây là một cam kết về giá có từ trước khi bạn đồng ý mua và sẽ được đảm bảo trong thời hạn quy định.

Thế nào là chứng quyền có bảo đảm?

Tương tự như SW thì chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW)  là bản nâng cấp của nó. Được phát hành bởi các công ty tài chính đủ thẩm quyền, đảm bảo bạn được mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cụ thể với mức giá đã được quy định trước trong một thời điểm ở tương lai (ngày đáo hạn) hoặc có thể nhận lại phần lợi nhuận từ chênh lệch giá bán. 

Để đảm bảo cho nhà đầu tư thì mỗi chứng quyền có bảo đảm đều được gắn mã chứng khoán riêng và nhà phát hành cổ phiếu sẽ đảm bảo tính thanh khoản của nó đối với người mua.

Thời gian đầu chỉ có CW mua và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Hiện nay, CW được chia làm hai loại. Đó là chứng quyền mua và bán. 

Các thông tin cơ bản về chứng quyền

Trên mỗi chứng quyền có bảo đảm  được phát hành ra đều có các thông tin cơ bản như sau:

TSCS là mã chứng khoán riêng của mỗi CW được Sở quy định.

Thời hạn của mỗi CW từ 3 đến 24 tháng tùy vào công ty phát hành. Cho đến thời gian đáo hạn tức là ngày CW  hết giá trị. 

Thời gian thực hiện giao dịch cuối cùng được tính là 2 ngày trước khi đến thời gian đáo hạn. Nếu có già sai sót so với quy định này thì giao dịch không có tính xác thực, lúc đó nó sẽ không còn được niêm yết trên sàn.

Tỷ lệ chuyển đổi CW  ra số lượng chứng khoán cơ sở.

Giá CW là giá trị mà nhà đầu tư phải bỏ ra để mua nó lúc ban đầu.

Giá thực hiện bằng với mức giá của chứng khoán cơ sở ở vào thời điểm ngày đáo hạn.

Giá thanh toán là mức giá trung bình trong 5 ngày giao dịch của các chứng khoán cơ sở trước khi tới thời gian đáo hạn của nó.

Và phương thức thanh toán duy nhất đó là tiền mặt.

chứng quyền
Ví dụ về một chứng quyền có bảo đảm

Các ưu nhược điểm khi đầu tư vào chứng quyền

Một số ưu điểm của việc đầu tư CW  như sau:

Tỷ suất sinh lời của nó cao: giá cả của chúng biến động từng ngày với độ chênh lệch lên đến 200%. Nếu bạn biết cách đầu tư đúng đắn thì hẳn đây sẽ là một trong những cơ hội thu lợi nhuận không thể bỏ qua.

Trong trường hợp xấu nhất thì việc thua lỗ chỉ nằm ở con số giá trị bạn mua ban đầu. Trong khi lợi nhuận mang đến cực cao.

Cách thức giao dịch dễ dàng, đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì việc mua bán CW sẽ trở nên khá quen thuộc vì tính chất tương tự nhau. 

Không có đòi hỏi cao về vốn đầu tư. Giá cả mua CW nằm ở mức 8%-20% so với giá của các loại chứng khoán hiện hữu khác trên thị trường. Nhưng lợi nhuận mang đến thì không hề kém cạnh chứng khoán.

Dù bạn có là nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn có thể sở hữu số lượng lớn các CW. Đồng thời khi mua cũng không có bất kỳ yêu cầu về việc ký quỹ.

Ngoài ra, CW vẫn còn một số hạn chế

Trong trường hợp xấu nhất đó là khi hòa vốn hoặc lỗ thì các nhà đầu tư sẽ mất đi khoản tiền chi phí bỏ ra mua đầu vào. 

Đôi khi nếu “chọn mặt gửi vàng” không đúng tức là công ty phát hành không có khả năng chi trả khi đến hạn đáo hạn thì bạn sẽ mất trắng. Ở đây nghĩa là bạn sẽ không nhận lại được sự chênh lệch về giá khi đáo hạn.

Vì vậy nếu muốn đầu tư vào CW thì nên tìm hiểu kỹ thông tin về công ty phát hành trước khi tham gia đầu tư.

chứng quyền
Các mặt lợi hại khi đầu tư chứng quyền

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giá cả mua bán chứng quyền

Giá của CW sẽ chịu ảnh hưởng bởi: giá của chứng khoán cơ sở và biến động giá của nó, lãi suất, thời gian đáo hạn. 

Giá của chứng khoán cơ sở và biến động giá của nó có sức ảnh hưởng khá lớn đến giá của CW. Khi giá nó tăng đồng nghĩa giá của chứng quyền cũng tăng, việc này sẽ cản trở sức mua của các nhà đầu tư.  

Việc mua chứng quyền có bảo đảm đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang tạm ngừng thanh toán, đồng nghĩa các nhà đầu tư đang tiết kiệm được một khoản vốn so với việc mua bán cổ phiếu chứng khoán cơ sở. Và khoản vốn này xuất phát từ nguồn lãi suất. Đồng thời nhà đầu tư phải trả cái giá cao cho việc đầu tư chứng quyền có đảm bảo mua và ngược lại đối với hình thức bán.

Mỗi chứng quyền có bảo đảm đều được quy định về mức thời gian đáo hạn. Khi thời gian đáo hạn ấy kéo dài thì đồng nghĩa với việc giá trị của CW được tăng cao.

Lời kết

Chi phí CapEx thường được các công ty dành cho 1 khoản riêng tách biệt với ngân sách hoạt động của doanh nghiệp. Và chi phí này thường được phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao.

Chứng quyềnchứng quyền có bảo đảm vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường chứng khoán hiện nay. Song không thể phủ nhận lợi ích cũng như các rủi ro mà nó mang đến. Tuy nhiên nếu bạn là một trong các nhà đầu tư muốn thử sức ở lĩnh vực này thì có thể bắt tay từ việc đầu tư hình thức này. Đồng thời cũng không nên chủ quan mà cần tìm hiểu thông tin thật kỹ để tránh các hậu quả khó lường.

Hy vọng bài viết trên cũng đã giúp ích được bạn phần nào cũng như cung cấp vài thông tin hữu dụng để bạn tham khảo. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *