FDI là gì? FDI – đầu tư trực tiếp nước ngoài, có gì khác với FPI – đầu tư gián tiếp nước ngoài? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về FDI, về các hình thức, phương thức đầu tư và lợi thế của nó. Và trả lời câu hỏi sự khác biệt giữa FDI và FPI là gì ngay sau đây.
1. FDI là gì?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign direct investment) là loại đầu tư vào tài sản sản xuất của một quốc gia bởi các nhà đầu tư nước ngoài (có thể đến từ các công ty hoặc cá nhân). Với các công ty, họ trở thành công ty đa quốc gia vì hoạt động ở nhiều nước.
FDI nói chung là một động lực của hội nhập kinh tế quốc tế. FDI tạo ra mối quan hệ ổn định và lâu dài giữa các quốc gia khác nhau. Đây cũng là một kênh cần thiết để chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia khác nhau. FDI cũng thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua việc tiếp cận thị trường nước ngoài và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Sự khác biệt giữa FDI và FPI (đầu tư gián tiếp nước ngoài)
FDI trái ngược với đầu tư FPI. Đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư chỉ chú ý đến chứng khoán doanh nghiệp ở quốc gia sở tại, có thể là cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại chứng khoán khác.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài không kéo dài. Nó không liên quan đến việc xây dựng tài sản như thành lập nhà máy. Nó nhanh chóng được thu hồi rút vốn khi điều kiện kinh tế ở nước sở tại xấu đi hoặc khi thị trường quốc tế được cải thiện. Do đó, các mức đầu tư theo gián tiếp FPI thường được gọi là “tiền nóng”.
Trong khi đó, đầu tư FDI đề cập đến việc phát triển cơ sở vật chất mới và mua lại quyền sở hữu lâu dài (20% cổ phần có quyền biểu quyết trở lên) trong các công ty hoạt động ở nước sở tại.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho phép kiểm soát hoạt động của công ty. Quyền sở hữu như vậy cho phép các nhà đầu tư FDI nước ngoài chủ động quản lý và ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Nói chung đầu tư FDI thường bao gồm việc tham gia quản lý, chuyển giao công nghệ và chuyên môn. Còn đầu tư theo kiểu gián tiếp thì không. Đầu tư theo FPI chỉ mang lại những lợi ích ngắn hạn như lãi vốn, chênh lệch lãi suất và lãi chuyển dịch. Đó là những gì căn bản nhất để phân biệt đầu tư trực tiếp FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI – foreign portfolio investment.
3. Các hình thức FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nói chung có thể có bốn hình thức:
- Đầu tư FDI theo chiều ngang
- Đầu tư FDI theo chiều dọc
- Đầu tư FDI tập trung
- Đầu tư FDI nền tảng
3.1. Đầu tư theo chiều ngang
Đầu tư FDI theo chiều ngang liên quan đến việc xây dựng cùng một hoạt động kinh doanh ở nước sở tại giống như ở nước chủ nhà. Tóm lại, FDI là việc các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giống nhau nhưng ở nước ngoài.
Ví dụ, việc mở rộng của McDonald’s tại Indonesia thuộc loại đầu tư FDI theo chiều ngang. Một ví dụ khác là một nhà sản xuất điện thoại thông minh có trụ sở tại Hoa Kỳ, mở nhà máy ở Trung Quốc và hoạt động giống với những gì doanh nghiệp đang làm tại Hoa Kỳ.
3.2. Đầu tư FDI theo chiều dọc
Trong trường hợp này, đầu tư FDI diễn ra ở một cấp độ khác của chuỗi cung ứng với nước nhà, nó có thể là khâu cung ứng trước hoặc sau. Nói cách khác, hoạt động này vẫn nằm trong một chuỗi cung ứng với các hoạt động của công ty ở nước chủ nhà.
Ví dụ, một công ty sản xuất ở Hoa Kỳ mua lại cổ phần của một nhà cung cấp phụ tùng hoặc nguyên liệu thô ở Châu Âu. Một ví dụ FDI chiều dọc khác là McDonald’s mua lại một trang trại quy mô lớn ở Indonesia để cung cấp thịt.
3.3. Đầu tư tập đoàn
Loại hình FDI này liên quan đến việc đầu tư vào một doanh nghiệp không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Bởi vì các nhà đầu tư FDI tham gia vào các ngành mà họ không có kinh nghiệm trước, nên loại này thường là đầu tư theo tập đoàn thường dưới hình thức liên doanh với các công ty nước ngoài đã hoạt động.
Chiến lược đầu tư FDI theo tập đoàn có rủi ro cao hơn so với đầu tư theo chiều ngang và chiều dọc. Các công ty cần phải vượt qua hai trở ngại cùng một lúc để cạnh tranh: bước ra nước ngoài và bước vào một ngành hoặc thị trường mới.
3.4. Đầu tư FDI nền tảng
Các công ty mở rộng ra nước ngoài trong nền tảng đầu tư, nhưng sản lượng từ các hoạt động nước ngoài được xuất khẩu sang các nước thứ ba. Các khoản đầu tư FDI này thường xảy ra ở các địa điểm có chi phí thấp trong các khu vực thương mại tự do.
4. Phương thức đầu tư FDI
Một công ty nước ngoài đầu tư FDI có thể thiết lập sự hiện diện ngay lập tức bằng cách mở các hoạt động mới tại nước đến (nước sở tại). Ví dụ, L’Oreal đã mở nhà máy lớn nhất trên toàn cầu, đặt tại Cikarang, Bekasi, Indonesia với khoản đầu tư đạt 1,25 nghìn tỷ IDR. Nhà máy sau này trở thành trung tâm sản xuất của L’Oreal trong khu vực Đông Nam Á.
Tái đầu tư lợi nhuận từ các hoạt động ở nước ngoài và các khoản vay liên công ty cho các công ty con ở nước ngoài cũng được bao gồm trong danh mục FDI.
Ngoài ra, các cách thức đầu tư ra nước ngoài FDI của nhà đầu tư nước ngoài còn có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
- Liên doanh với các công ty nước ngoài
- Thành lập công ty con ở nước ngoài
- Mua cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty nước ngoài
- Mua lại cổ phần trong một công ty liên kết
Như vậy nói một cách khái quát, phương thức đầu tư trực tiếp FDI có thể có hai hình thức, đó là:
- Đầu tư GI (Greenfield Investment)
- Đầu tư BI (Brownfield Investment)
Nếu một nhà đầu tư thành lập một tổ chức mới từ đầu, chúng ta gọi đó là đầu tư FDI mới hay đầu tư xanh, đầu tư greenfield. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư FDI xây dựng ngay từ đầu mọi thứ cần thiết để vận hành một doanh nghiệp – bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, dịch vụ hỗ trợ,..
Ngược lại, trong đầu tư Brownfield, nhà đầu tư FDI tận dụng các cơ sở kinh doanh hoặc cơ sở vật chất hiện có. Các vụ mua lại công ty là một ví dụ của BI.
5. Lợi thế FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư mà còn cho các quốc gia sở tại.
Đối với doanh nghiệp đầu tư, đầu tư FDI mang lại lợi ích dưới các hình thức:
- Đa dạng hóa thị trường: Nó giúp các nhà đầu tư FDI khám phá thị trường mới và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Điều này rất quan trọng khi thị trường trong nước đã đến giai đoạn trưởng thành với cơ hội tăng trưởng thấp.
- Ưu đãi thuế: Chính phủ nước sở tại thường đưa ra một số ưu đãi, chẳng hạn như thuế, để thu hút vốn nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư sẽ đóng thuế thấp hơn so với nước nhà và điều này cuối cùng làm tăng lợi nhuận.
- Tiếp cận nguồn lao động và nguồn nguyên liệu rẻ hơn: Ở các nước đang phát triển, chi phí lao động và nguyên vật liệu tương đối rẻ. Các nhà đầu tư nước ngoài FDI có thể khai thác vừa để hỗ trợ sinh lời vừa tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Trong khi đó, lợi ích FDI cho nước sở tại là:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khoản đầu tư FDI này là một thành phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vì vậy, đầu tư FDI càng đáng kể thì GDP càng lớn.
- Phát triển vốn con người: Đào tạo tốt hơn cho lao động địa phương sẽ dẫn đến tăng vốn nhân lực.
- Tăng việc làm: Đầu tư FDI tạo ra nhiều việc làm mới, tăng nhu cầu lao động và giảm số người thất nghiệp.
- Tiếp cận chuyên môn, kỹ năng và công nghệ: Chuyển giao công nghệ và kiến thức trong FDI có thể giúp một quốc gia đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm sơ cấp.
- Giải quyết chênh lệch tiết kiệm trong nước: Khoản đầu tư FDI cho phép nhiều vốn hơn trên mỗi lao động được sử dụng trong sản xuất.
- Tăng năng lực xuất khẩu: Nước sở tại có thể mở cửa FDI cho các lĩnh vực xuất khẩu chiến lược.
- Nhiều cạnh tranh hơn: Sự hiện diện của các công ty nước ngoài làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường nội địa. Cạnh tranh mạnh hơn có thể dẫn đến việc tiếp cận với các sản phẩm rẻ hơn và đa dạng hơn.
6. Kết
Chúng ta đã tìm hiểu xong FDI là gì, và như bạn đọc có thể thấy đây là một hình thức đầu tư không thể thiếu trong thời đại thế giới phẳng như hiện nay, đem đến lợi ích cho cả đôi bên. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về FDI cũng như các lợi ích của nó nói chung.