Dù là trong bất kỳ bối cảnh nào đi chăng nữa, thì sự phát triển của một quốc gia đều là mối quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người. Với nền kinh tế nhộn nhịp, công nghiệp phát triển như ngày nay, chắc hẳn không thể thiếu sự cạnh tranh để phát triển giữa các quốc gia. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một chỉ số, để đánh giá về mức độ này đó chính là Global Competitiveness Index (GCI). Vậy GCI là gì? Công dụng và là gì và làm sao để xác định GCI? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
1. Tổng quát về chỉ số GCI – Global Competitiveness Index
GCI là gì?
GCI hay Global Competitiveness Index là chỉ số đo lường các yếu tố như thể chế, chính sách và các yếu tố quyết định mức năng suất của một quốc gia, … (yếu tố vi mô, vĩ mô) tác động đến khả năng cạnh tranh, thế mạnh và điểm yếu của một quốc gia.
Nguồn gốc của chỉ số GCI
Năm 2004 thì chỉ số GCI đã chính thức được sử dụng trong Global Competitiveness Report trên diễn đàn WEF – Diễn đàn Kinh tế thế giới. GCI được sử dụng như một công cụ đo lường để xem khả năng cạnh tranh kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên GCR đã chính thức được sử dụng lần đầu vào năm 1979. Chỉ số GCI được phát triển bởi Xavier Sala-i-Martin và Elsa V. Artadi là hai nhà kinh tế học rất nổi tiếng.
Xếp hạng chỉ số GCI sử dụng dữ liệu thống kê của WB, IMF, … có thể truy cập công khai và kết quả sẽ được tính toán, tổng hợp bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới và công bố một cách công khai. Những nghiên cứu, tính toán GCI được thực hiện hàng năm với sự hỗ trợ của các tổ chức đối tác (tổ chức nghiên cứu và trung tâm kinh doanh). Hiện tại có khoảng 200 quốc gia tham gia đánh giá GCI trên bảng báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu được công bố.
Vai trò của GCI
- Phân tích chỉ số GCI là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi trong nước và quan trọng đối với năng lực cạnh tranh và quan điểm sản xuất. Nhờ đó tạo động lực phấn đấu với các nước bạn, tránh để tụt xa với những quốc gia khác.
- GCI xem xét điểm mạnh và điểm yếu của một quốc gia, xác định các ưu tiên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cải cách chính trị. Biết được cần phát huy cũng như khắc phục những điểm nào.
2. Tổng quát về báo cáo GCR
GCR là gì?
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu – Global competitiveness report là một báo cáo mỗi hàng năm, báo cáo được công bố chính thức bởi the World Economic Forum – Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), và xem xét các báo cáo này bằng cách cung cấp thông tin liên quan đến năng suất và sự “thịnh vượng” của doanh nghiệp. Báo cáo này vẫn là bản đánh giá toàn diện nhất về năng lực cạnh tranh của một quốc gia GCI so với toàn thế giới.
Nội dung của báo cáo GCR
Một lưu ý trong báo cáo này đó là: Sự lớn mạnh, phát triển của một quốc gia đỏi hòi một sự gia tăng về tiền lương, hay ta có thể gọi là thu nhập của mỗi cá nhân trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, sự gia tăng này sẽ phải đòi hỏi một sự tăng trưởng trong năng suất, thì mới đưa đến sự phát triển và sự gia tăng năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia.
Hiện nay Việt Nam cũng nằm trong danh sách những quốc gia được công bố và xem xét chỉ số GCI. Và một điều đáng quan tâm thì qua các năm Việt Nam càng lúc càng nâng cao năng lực của mình, rút ngắn khoảng cách về điểm số GCI với các quốc gia.
3. Thành phần và cách tính chỉ số GCI
Chỉ tiêu đánh giá GCI
Hiện tại, sự đánh giá cạnh tranh GCI sẽ được gom lại và đánh giá trên tổng cộng 12 phương diện, 12 phương diện này được gom góp, phân chia từ 111 đề mục phụ. Mỗi phương diện sẽ đại diện cho một lĩnh vực khác nhau. Và mỗi lĩnh vực sẽ có một thang điểm riêng biệt. Sau đây là 12 phương diện, trụ cột được xem xét cho chỉ số GCI:
- Thể chế chính trị (có 22 thành phần)
- Cơ sở hạ tầng (có 9 thành phần)
- Nền kinh tế vĩ mô (có 5 thành phần)
- Sức khỏe và nền giáo dục tiểu học (có 10 thành phần)
- Đào tạo trong nền tảng giáo dục đại học (có 8 thành phần)
- Mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa (có 16 thành phần)
- Thị trường lao động (có 8 thành phần)
- Thị trường tài chính phát triển (có 8 thành phần)
- Khả năng khai thác công nghệ (có 7 thành phần)
- Quy mô thị trường nội và ngoại địa (có 2 thành phần)
- Mô hình sản xuất hàng hóa mới, đặc sắc (có 9 thành phần)
- Sự đổi mới (có 7 thành phần)
Mặc dù là 12 trụ cột nhưng mức độ quan trọng và sự tác động đối với GCI là không giống nhau. Mỗi trụ cột sẽ có độ ảnh hưởng đến GCI khác nhau. Vì thế trong công thức xác định GCI, mỗi trụ cột sẽ có một mức tỷ trọng khác tùy thuộc vào thu nhập bình quân đầu người của mỗi quốc gia ở mỗi thời điểm. Ví dụ như: có trụ cột chiếm 5%, trụ cột chiếm 15% trong tổng điểm đánh giá.
Cách tính điểm chỉ số GCI
Cách tính điểm của mỗi trụ cột trong GCI sẽ có điểm giao động từ 0 → 7 tùy theo mức độ hoàn thành. Và sẽ chia làm 5 khoảng điểm khác nhau.
- Thấp nhất là từ 0 → 3 – Rất thấp
- Thứ hai: 3.01→ 3.5 – thấp
- Thứ ba: 3.51 → 4.5 – trung bình
- Thứ tư: 4.51 → 5.44 – cao
- Thứ năm: 5.45 → 7 – rất cao
Còn mỗi thành phần của GCI sẽ được tính theo mức điểm từ 0-100, mỗi khoản mục trụ cột sẽ được chia thành hai mảng là có lợi thế và bất lợi.
3. Ưu và nhược điểm của GCI
Ưu điểm của GCI
Thứ nhất: GCI là chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, vì thế giúp các quốc gia biết được vị thế của mình trên sàn thế giới. GCI sẽ là nguồn động lực phấn đấu cho các quốc gia. GCI giúp các quốc gia nhìn ra được những thiếu sót và nổ lực hơn nữa để vươn tầm xa hơn, không thua kém các nước bạn bè.
Thứ hai: GCI là chỉ số tỏ ra rất hữu ích. Không chỉ cho thấy được năng lực của mỗi quốc gia. Mà bên cạnh đó còn giúp các quốc gia có một cái nhìn bao quát về tình hình của đất nước và vị thế của quốc gia mình trên thế giới. GCI giúp nhìn nhận những thiếu sót ở các lĩnh vực. Cần cải thiện trong lĩnh vực nào và duy trì lĩnh vực nào, thông qua sự đánh giá thang điểm ở từng trụ cột. Để đưa đất nước phát triển hơn.
Nhược điểm của GCI
Một thiếu sót trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI bạn có thể thấy rằng: Nhìn vào 12 mục trụ cột của GCI bạn sẽ không thấy sự xuất hiện của yếu tố môi trường. Trong khi đó đây là điều đáng quan ngại và là sự quan tâm của hầu hết mọi quốc gia. Sự tác động của môi trường đến con người là vô cùng lớn. Môi trường có thể tác động đến nhiều lĩnh vực, con người ngành nghề. Một số yếu tố môi trường có thể được kể đến như: Tài nguyên, khí hậu, nhiên liệu, nước, … đều là những yếu tố quan trọng. Và càng về sau thì yếu tố này như hồi chuông cảnh báo đến toàn nhân loại. Vì thế sự thiếu hụt này, là một điều đáng tiếc trong chỉ số GCI.
Bên trên là một số thông tin về GCI – Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu mà chúng tôi đã mang đến cho các bạn. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ biết và hiểu thêm về chỉ số GCI, cũng như thấy được tầm quan trọng của chỉ số. Từ đó, góp phần đóng góp công sức để gia tăng khả năng cạnh tranh, để đưa đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu.