Kinh tế Hàn Quốc được biết đến như một trong “bốn con rồng châu Á” dù Hàn Quốc đã từng ở trong điều kiện không tốt để phát triển kinh tế sau những cuộc chiến tranh và cơ sở vật chất đê bị phá huỷ. Vậy điều gì đã khiến nền kinh tế và GDP Hàn Quốc phục hồi và tiếp tục phát triển ngay cả chiến tranh và đại dịch diễn ra.
Chỉ số GDP là gì?
GDP (Gross Domestic Product) có nghĩa là Tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số GDP của một quốc gia chỉ tổng giá trị của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi ranh giới quốc gia đó, trong một khoảng thời gian xác định nhất định (thường là 6 tháng đến 1 năm).
Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên chỉ số GDP, tuy nhiên chỉ có 3 yếu tố chính gồm dân số, FDI và lạm phát là tác động nhiều nhất lên chỉ số này.
Dân số
Dân số là nguồn lao động của xã hội và đồng thời cũng là đối tượng để tiêu thụ và sử dụng hàng hoá dịch vụ, tác động lên cung và cầu nên dân số cùng GDP có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại.
Chỉ số FDI
FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI là yếu tố quan trọng tác động lên chỉ số GDP vì chỉ số này bao gồm nhiều ý nghĩa liên quan đến tiền bạc, vật chất, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng,… Do đó nó sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán GDP
Lạm phát
Đây là tình trạng mà mức giá chung của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tăng liên tục trong một khoảng thời gian và khiến cho tiền tệ của quốc gia bị mất đi giá trị. Không chỉ tác động đến chỉ số GDP, lạm phát còn nói lên rất nhiều tình trạng nền kinh tế của quốc gia đó nên đây luôn là chỉ số quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư.
Tình trạng lạm phát có thể là nguyên nhân chính tác động đến, do đó nhà nước luôn có những quyết định và chính sách đề điều hoá nền kinh tế và tránh lạm phát gia tăng. Những quốc gia phát triển ngày nay, đều chấp nhận cho tỷ lệ lạm phát luôn tồn tại ở một mức nhất định nhằm mục đích kích thích và thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng nếu lạm dụng chỉ số này, có thể sẽ gây ra sự ngộ nhận về tăng trưởng GDP, lâu dần sẽ đưa quốc gia đó đi đến khủng hoảng.
Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc
Ngày nay, nền kinh tế Hàn Quốc được biết đến như một trong “bốn con rồng châu Á” bên cạnh ba nền kinh tế mạnh khác của châu Á là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Và cũng giống như ba nền kinh tế kia, kinh tế Hàn Quốc cũng đã từng ở trong điều kiện không tốt để phát triển nhưng cuối cùng họ lại có thể vượt lên tất cả để có thành công như hiện nay.
Trong 3 năm chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953 thì các cơ sở công nghiệp của Hàn Quốc gần như bị phá huỷ hoàn toàn, thâm vào đó thì Hàn Quốc cũng không được thiên nhiên ưu ái lắm khi đất nước này khá khan hiếm vốn và các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, sau đó đất nước này đã có mức tăng trưởng kinh tế chưa từng có, để ngày nay cả thế giới gọi tên “kỳ tích sông Hàn”. Hãy cùng tìm hiểu vài nét về lịch sử
Kinh tế Hàn Quốc phát triển sau chiến tranh
Từ những năm 1960, Hàn Quốc định hướng phát triển kinh tế của đất nước theo hướng xuất khẩu, thời gian đầu họ xuất khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm công nghiệp nhẹ. Trong vòng 10 năm để từ thời điểm đó, Hàn Quốc đã đặt nền móng cho việc xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng khi đã bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp hoá học và các ngành công nghiệp nặng.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội thương mại Hàn Quốc vào năm 2018 thì Hàn Quốc có 5 mặt hàng được xuất khẩu chính, bao gồm: Chất bán dẫn, Sản phẩm dầu mỏ, Xe ô tô, màn hình cảm ứng phẳng, với phụ tùng xe ô tô.
Sự chuyển biến thần kỳ của GDP Hàn Quốc.
Dù trong quá trình phát triển, Hàn Quốc đã gặp nhiều khó khăn nhưng sau tất cả, đất nước này đã phát triển vượt bật khiến cả thế giới trông chờ. Trong đó điều kỳ diệu nhất chính là sự phát triển của GDP Hàn Quốc khi chỉ trong 18 năm (2001-2019), GDP Hàn Quốc đã tăng lên gấp 3 lần, từ 504,6 tỷ Đô la Mỹ lên đến 1.646,3 tỷ Đô la Mỹ, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới.
Năm 1990, dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mô thì GDP Hàn Quốc đứng thứ 12 và Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 2. Chỉ 30 năm sau đó, khoảng cách này đã được thu hẹp, GDP Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt đứng 10 và thứ 3. Năm 2018, GDP Hàn Quốc theo đầu người là 43.001 Đô la Mỹ, trong khi chỉ số này của Nhật Bản là 42.725 Đô la Mỹ.
GDP Hàn Quốc hiện nay
Đại dịch và cú sốc cả nền kinh tế
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Hàn Quốc nói riêng. Nhiều dự báo cho rằng đây sẽ là lần đầu tiên kể từ sự kiện Khủng hoảng tiền tệ châu á (1997) chỉ số tăng trưởng của đất nước này tăng trưởng âm.
Xét theo quý thì trong năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng quý I của GDP Hàn Quốc đạt -1,3%, quý II là -3,2%, tức tỷ lệ tăng trưởng của GDP Hàn Quốc đã giảm liên tục trong 6 tháng và đến nửa năm sau thì mới bắt đầu khởi sắc và tăng trưởng trở lại. Cụ thể là đến quý II năm 2021 thì tỷ lệ tăng trưởng của GDP mới tăng 0,7% so với quý trước đó.
Youtube đóng góp vào GDP Hàn Quốc
Dựa theo những thống kê thì đến tháng 12/2021, tại Hàn Quốc có 5.500 kênh YouTube có trên 100.000 lượt theo dõi, những kênh có lợi nhuận trên 10 triệu won (~8.400 Đô la Mỹ) so với năm 2019 đã tăng 30%.
Công ty Oxford Economics cũng dự tính rằng trong năm 2020, YouTube đã đóng góp 1,34 tỷ Đô la Mỹ vào GDP Hàn Quốc, con số này bao gồm lợi nhuận trực tiếp thu được từ những nội dung trên YouTube cũng như hiệu quả kinh tế gián tiếp từ việc youtuber phải mua sản phẩm và dịch vụ để sản xuất nội dung trên YouTube. Ngoài ra, công ty này còn dự tính YouTube đã góp phần tạo ra 86.030 việc làm tại quốc gia này, tác động tích cực lên nền kinh tế tại đây.
GDP Hàn Quốc thời điểm hiện tại
Theo thống kê mới đây của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), GDP Hàn Quốc đã tăng 0,3% trong quý III. Trong đó, ngành hàng tiêu dùng cá nhân đóng góp gần một nửa GDP Hàn Quốc cũng giảm 0,3% trong quý III sau khi đã tăng 3,6% trong quý II, hai ngành khác đóng góp vào GDP nước này là đầu tư xây dựng giảm 3% và cơ sở vật chất cũng giảm 2,3%.
Việc xuất khẩu chất bán dẫn và dầu mỏ giúp lĩnh vực xuất khẩu của Hàn Quốc phục hồi và tăng 1,5% so với quý II, điều này giúp cho nền kinh tế Hàn Quốc bước vào giai đoạn phục hồi sau khoản thời gian dịch bệnh.
Kết luận
Kinh tế Hàn Quốc đã có những thời khắc khó khăn bởi những thiệt hại sau chiến tranh Triều Tiên nhưng sau đó vẫn có thể vực dậy tạo ra kỳ tích mà cả thế giới đều phải trầm trồ – Kỳ tích sông Hàn, và đưa GDP Hàn Quốc tăng trưởng thần kỳ chỉ trong 18 năm.