Mutual fund là gì và giữa ETF với mutual fund có sự khác biệt như thế nào. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng xem xét so sánh 2 công cụ tài chính này, và giúp bạn tìm hiểu xem cái nào tốt hơn, phù hợp hơn cho danh mục đầu tư của bạn.
1. Mutual fund là gì?
Mutual fund hay quỹ tương hỗ là một tập hợp các nguồn lực vốn của nhiều nhà đầu tư, được sử dụng để mua một rổ tài sản như cổ phiếu, trái phiếu hoặc hàng hóa. Và mutual fund được bán trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua người quản lý quỹ.
Một đặc điểm chính của mutual fund là chúng thường được quản lý chặt chẽ bởi các nhà quản lý quỹ có kinh nghiệm. Những người quản lý này có nhiệm vụ thường xuyên tái cân bằng các thành phần của rổ tài sản, để thu về các tài sản có hiệu suất lợi nhuận phù hợp nhất.
Và cũng bởi vì các quỹ mutual fund thường được quản lý tích cực hơn, nên các đơn vị quản lý cũng có xu hướng tính chi phí cao hơn so với các quỹ ETF. Vậy, quỹ ETF là gì và khác gì quỹ tương hỗ?
ETF (quỹ hoán đổi danh mục) cũng là nhóm tập hợp các nguồn lực của nhà đầu tư, được sử dụng để mua một rổ tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc thậm chí các tài sản mới khác như tiền điện tử. Tuy nhiên, không giống như các mutual fund được nhà quản lý quỹ bán trực tiếp cho các nhà đầu tư, rổ tài sản của ETF được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán đại chúng như HOSE hoặc HNX. Sau đó, các nhà đầu tư có thể mua, bán và trao đổi ETF giống như cách họ mua cổ phiếu trong thị trường.
ETF thường được quản lý thụ động, điều này góp phần làm giảm chi phí quản lý. Tuy nhiên, ETF ngày càng trở nên đa dạng hơn khi các nhà quản lý quỹ tạo ra các quỹ được quản lý tích cực hơn, bắt chước một số khía cạnh của mutual fund.
2. Điểm giống và khác nhau giữa ETF và mutual fund
ETF và quỹ tương hỗ có một số điểm tương đồng, nhưng chúng cũng khác nhau về nhiều mặt. Thật khó để so sánh tổng quát giữa 2 quỹ này vì cả hai đều có thể được chia thành các danh mục con nhỏ hơn. Các đơn vị nhỏ hơn này có xu hướng trùng lặp về các tính năng, đặc tính, ưu điểm và nhược điểm…
2.1. Quản lý
Quản lý quỹ liên quan đến việc đo lường mức độ tham gia của một công ty đầu tư đối với việc duy trì quỹ sau khi thành lập. Các mutual fund thường có người quản lý quỹ tham gia nhiều hơn so với ETF. Ví dụ, một nhóm quản lý quỹ bao gồm các nhà nghiên cứu, nhà phân tích và cố vấn tài chính,sự tương tác giữa những người có trình độ này sẽ có khả năng cao dẫn đến các quyết định sáng suốt hơn về những tài sản nào nên cấu thành rổ tài sản.
Mặt khác, hầu hết các ETF đều theo dõi các chỉ số (như S&P 500), nên yêu cầu quản lý tối thiểu, dẫn đến cần ít thành viên trong nhóm quản lý hơn mutual fund. Đối với một số ETF được quản lý tích cực hơn, thì chúng được xử lý giống như các quỹ tương hỗ với đội ngũ quản lý tích cực và gắn bó hơn.
Có một lưu ý là đôi khi ETF với mutual fund cũng rất giống nhau. Mặc dù hầu hết các quỹ ETF đều được quản lý thụ động, nhưng vẫn có một số ít quỹ được quản lý tích cực như quỹ tương hỗ. Tương tự như vậy, hầu hết các quỹ tương hỗ được quản lý tích cực, nhưng một số quỹ được tạo ra để theo dõi các chỉ số và do đó, thường được quản lý một cách thụ động như ETF.
2.2. Đa dạng hóa
Đa dạng hóa có lẽ là lý do chính tại sao hầu hết các quỹ này tồn tại. Các nhà đầu tư cần giảm rủi ro thị trường hơn là chỉ đầu tư vào một số cổ phiếu hoặc tài sản đơn lẻ. ETF và mutual fund thường bao gồm một rổ tài sản như nhiều cổ phiếu, trái phiếu hoặc hàng hóa.
Là một nhà đầu tư, bạn có thể dự đoán tin rằng một ngành cụ thể nào đó sắp bùng nổ, nhưng tất nhiên, không phải tất cả các cổ phiếu đều tăng cùng một tốc độ, và đôi khi một số thậm chí còn có thể giảm. Các quỹ như mutual fund và ETF chính là công cụ tài chính rất tốt để phòng ngừa rủi ro này vì chúng tính trung bình hiệu suất của toàn bộ rổ tài sản.
Nói chung, ở mặt đa dạng hóa thì cả hai đều là những công cụ đa dạng hóa tuyệt vời cho bạn.
2.3. Giao dịch Mutual fund so với ETF
Ở giai đoạn tạo lập, cổ phiếu của cả ETF và mutual fund là gì được định giá bởi các công ty đầu tư tạo ra chúng dựa trên giá trị tài sản ròng (NAV) và số lượng cổ phiếu trong mỗi quỹ.
Sau khi thành lập, mutual fund sẽ được định giá hàng ngày vào cuối phiên giao dịch bằng cách xác định NAV của quỹ (sử dụng giá thị trường đóng cửa của các tài sản trong rổ). Các nhà đầu tư và nhà giao dịch không thể mua và bán cổ phiếu của quỹ tương hỗ trong giờ giao dịch thông thường và mọi lệnh mua cổ phiếu này chỉ được thực hiện sau khi thị trường đóng cửa.
Ngược lại, cổ phiếu ETF có thể giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán giống như các cổ phiếu thông thường, cho phép các nhà đầu tư mua, bán và trao đổi thường xuyên nếu họ muốn miễn là thị trường đang mở cửa.
4. Tỷ lệ Chi phí
Khi nói đến đầu tư vào ETF hoặc mutual fund, chi phí đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định quỹ nào bạn nên đầu tư. Nói chung, lý do đầu tư là để thu được lợi nhuận, và chi phí các quỹ này tính là điều đáng để xem xét.
Tỷ lệ chi phí là tỷ lệ phí hàng năm do người quản lý quỹ tính và tỷ lệ này thường thay đổi tùy theo quỹ. Các quỹ tương hỗ thường được coi là đắt hơn ETF do tỷ lệ chi phí cao hơn. Điều này là do các quỹ tương hỗ này được quản lý tích cực, trong khi ETF thường được quản lý thụ động hơn. Nhưng bây giờ, bạn có thể tìm thấy một quỹ ETF có tỷ lệ chi phí cao hơn một quỹ tương hỗ tương đương nếu quỹ này được quản lý tích cực còn quỹ tương hỗ này lại được quản lý một cách thụ động hơn.
Thuế đóng góp một phần đáng kể vào tổng chi phí phát sinh khi đầu tư quỹ, và trong trường hợp này, mutual fund thường kém hiệu quả hơn về thuế. Bất cứ khi nào người quản lý quỹ cân bằng lại giỏ quỹ, họ có thể mua hoặc bán tài sản, điều này phát sinh loại thuế được gọi là thuế thu nhập vốn. Nghĩa vụ thuế được phân bổ cho tất cả các cổ đông bất kể họ đã bán bất kỳ cổ phiếu nào của mình hay không. Còn cấu trúc của ETF đảm bảo rằng nghĩa vụ thuế từ giao dịch cổ phiếu chỉ được quy cho người bán cá nhân chứ không phải tất cả các cổ đông trong quỹ, làm cho thuế của ETF rẻ hơn cho một nhà đầu tư nắm giữ thời gian dài.
5. Kết
Nói tóm lại, ETF và quỹ tương hỗ đều cung cấp một công cụ đa dạng hóa tốt cho các nhà đầu tư, nhưng như chúng tôi đã đề cập, việc lựa chọn cái nào phù hợp với bạn hơn có thể không dễ dàng do có nhiều yếu tố cần xem xét. Bạn cần biết yếu tố nào là quan trọng hơn đối với bạn, và tình trạng cụ thể của bạn cũng sẽ quyết định ETF hay mutual fund là lựa chọn tối ưu nhất.