Với bất kì nền kinh tế nào, các nhà đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng, là động lực phát triển lớn nhất của kinh tế trong một quốc gia. Vậy họ là ai? Để có thể đầu tư hiệu quả chúng ta phải làm như nào? Hãy theo dõi thông tin từ bài viết sau nhé.
1. Nhà đầu tư là gì?
Nhà đầu tư là một cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp cam kết vốn với kì vọng nhận về lợi nhuận tài chính. Những nhà đầu tư dựa trên các công cụ tài chính khác nhau để kiếm tỷ suất lợi nhuận và hoàn thành các mục tiêu tài chính quan trọng.
Các mục tiêu đầu tư có thể kể đến như xây dựng khoản tiết kiệm khi nghỉ hưu, tài trợ cho giáo dục, hoặc chỉ đơn thuần là tích lũy thêm của cải theo thời gian.
Có rất nhiều phương tiện đầu tư để hoàn thiện các mục tiêu, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch trao đổi (ETFs), quyền chọn, các hợp đồng tương lai, ngoại hối, vàng, bạc, kế hoạch hưu trí và bất động sản. Những người lựa chọn đầu tư có thể phân tích các cơ hội từ những góc độ khác nhau và nhìn chung họ đều hướng tới việc giảm thiểu rủi ro đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.
2. Nhà đầu tư thụ động và chủ động
Những nhà đầu tư có thể cũng áp dụng các chiến lược thị trường khác nhau.
Đối với đầu tư thụ động, những người này có xu hướng mua và nắm giữ các thành phần chỉ số thị trường khác nhau, và có thể tối ưu hóa trọng số phân bổ của họ cho các loại tài sản nhất định dựa trên các quy tắc như MPT tối ưu hóa phương sai trung bình. Những người khác có thể lựa chọn cổ phiếu, đầu tư dựa vào các phân tích cơ sở về báo cáo tài chính của doanh nghiệp và và các tỷ số tài chính – đây chính là những nhà đầu tư chủ động.
Một ví dụ về cách tiếp cận tích cực là những người đầu tư giá trị tìm kiếm và mua cổ phiếu với giá thấp so với giá trị sổ sách của chúng. Những người khác có thể tìm cách đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu “tăng trưởng” có thể đang thua lỗ ở thời điểm hiện tại những sẽ tăng trưởng nhanh chóng và có nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Đầu tư thụ động theo chỉ số đang trở nên ngày càng phổ biến, trong đó nó đang vượt qua các chiến lược đầu tư chủ động như logic thống trị của thị trường chứng khoán. Sự phát triển của các quỹ tương hỗ chi phí thấp có mục tiêu theo ngày, quỹ giao dịch trao đổi, và cố vấn robot chịu trách nhiệm một phần trong sự gia tăng phổ biến này.
3. Những nhà đầu tư tài chính lớn trên thế giới
3.1. Warren Buffet
Warren Buffet là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, được mệnh danh là “Nhà tiên tri của Omaha”. Ông điều hành Berkshire Hathaway, trong đó sở hữu hàng chục công ty bao gồm Geico, Duracell và chuỗi nhà hàng Dairy Queen. Tổng tài sản mà Buffet sở hữu tới hơn 100 tỷ USD, biến ông trở thành 1 trong những doanh nhân giàu nhất hành tinh.
3.2. Benjamin Graham
Người thầy của Warren Buffet là Benjamin Graham chính là cha đẻ của đầu tư giá trị, là một tỷ phú trong giới tài chính với những chiến lược đầu tư vẫn còn giữ nguyên giá trị cho tới các thế hệ ngày nay. Theo ông, những cổ phiếu nếu hiện tại có giá trị định giá thấp hơn thực tế thì sau này nó sẽ là những cổ phiếu giúp ông tối đa hóa lợi nhuận.
3.3. Peter Lynch
Peter Lynch là một cái tên lừng lẫy của phố Wall với khối tài sản ròng cho tới đầu 2021 lên tới 450 triệu USD. Trước đó từ 1977 tới 1990, Perter Lynch nắm vai trò nhà quản lý của quỹ Fiderlity Magellan và thu về một lượng tài sản lên tới 14 tỷ USD. Ông được giới đầu tư đặt biệt danh là “tắc kè hoa” vì sự thích nghi mau lẹ với thị trường.
3.4. George Soros
Nếu Peter Lynch là tắc kè hoa thì Geeorge Soros lại chính là nhà ảo thuật đỉnh cao của giới tài chính. Ông nắm bắt được tính khó lường của thị trường, từ đó có những chiến lược đầu tư hết sức tài ba thu lại lợi nhuận khủng. Nhắc đến ông, người ta sẽ đề cập ngay tới câu chuyện đặt cược đồng bảng Anh vào những năm 90 và nhận về 1 tỉ USD trong vòng 1 tháng.
3.5. John Templeton
Với phương châm đi ngược thời đại, John Templeton chủ trương đầu tư vào các cổ phiếu có giá rất thấp ở giai đoạn thị trường suy thoái, sau đó thì bán giá cao khi Internet bùng nổ. Đây chính là câu chuyện đã đưa ông trở thành một trong số nhà đầu tư xuất sắc nhất với khối tài sản khủng từ thế kỷ trước.
4. Các nhà đầu tư dẫn đầu thị trường chứng khoán nổi tiếng ở Việt Nam
4.1. Phạm Nhật Vượng
Nắm giữ nguồn vốn hóa lên tới 204,8 nghìn tỉ VNĐ, Chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng nhiều năm qua giữ vững vị thế người giàu nhất của giới đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Tính tới hiện nay, ông đang có trực tiếp trong tay 985,5 triệu số cổ phiếu của Vingroup cũng như 1,17 tỷ cố phiếu VIC dưới hình thức gián tiếp từ Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
4.2. Bùi Thành Nhơn
Đến từ mảng đầu tư Bất động sản, 2022 sàn chứng khoán khá bất ngờ trước sự vượt bậc trong khối tài sản vốn hóa gần 35,8 nghìn tỉ VNĐ từ ông Bùi Thành Nhơn – tập đoàn Novaland. Ông tập trung đầu tư vào phần lớn các dự án bất động sản ở phân khúc trung và cao cấp, từ đó thu về lợi nhuận đầu tư trước thuế lên đến 4100 tỉ VNĐ.
4.3. Nguyễn Đăng Quang
Ông Nguyễn Đăng Quang là Chủ tịch HĐQT đến từ tập đoàn Masan. Ông đang sở hữu 255,7 triệu cố phiếu MSN, ngoài ra còn giữ 9,4 triệu cổ phiếu TCB. Theo thống kê, tài sản vốn hóa từ ông Nguyễn Đăng Quang đang rơi vào 44,3 nghìn tỉ, trở thành một trong những doanh nhân thành đạt và đầu tư khủng của nền tài chính Việt Nam.
4.4. Nguyễn Thị Phương Thảo
Với danh xưng nữ tỉ phú của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện nắm giữ hơn 32,6 nghìn tỉ VNĐ với vai trò TGĐ của hãng hàng không Vietjet Air. Ngoài ra bà còn kiêm vị trí Chủ tịch HĐQT Sovico, Phó chủ tịch HĐQT HDBank.
4.5. Trần Đình Long
Chủ tịch Hòa Phát ông Trần Đình Long là một cái tên nổi tiếng trong thị trường tài chính với 1,16 tỉ cố phiếu HPG trong tay có giá trị lên tới 53,3 nghìn tỉ VNĐ. Ông đã đưa Hòa Phát bước vào top 15 công ty thép lớn nhất toàn cầu. Tính tới hiện nay, tài sản vốn hóa của Hòa Phát duy trì ở con số 9 tỉ đô.
5. TOP 3 nguyên tắc để đầu tư thông minh hơn
5.1. Nhìn nhận rõ thời hạn đầu tư
Xác định nguồn vốn đổ vào là đầu tư dài hạn hay ngắn hạn sẽ hỗ trợ các trader có được khả năng quan sát, theo dõi sự biến động giá trên thị trường.
5.2. Luôn giữ tính toán logic
Bản thân khi đầu tư vào bất kì thị trường nào cũng phải hiểu và đánh giá được thực trạng giá cả trên thị trường để đầu tư đúng đắn, thông qua phân tích các báo cáo tài chính, phát triển doanh nghiệp,…
5.3. Luôn giữ sân sau để tránh rủi ro
Bởi vì thị trường tài chính luôn biến động nên không ai có khả năng tiên đoán được 100% diễn biến của thị trường. Giá cả luôn tăng giảm bất thường nên nhà đầu tư đều phải dự trữ các kế hoạch khác để giảm thiểu rủi ro đầu tư.
6. Lời kết
Như vậy, bản thân mỗi nhà đầu tư đều nắm giữ một vị trí cốt yếu trong doanh nghiệp của họ nhưng đồng thời là bàn đạp giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hãy trở thành những tay đầu tư tiềm năng và có những bước đi thông minh trong thị trường hiện nay.