Sàn chứng khoán New York – thị trường không thể bỏ qua

Với lịch sử tồn tại hơn 200 năm và thuộc quyền sở hữu của Intercontinental Exchange, Sàn chứng khoán New York đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới và là nơi hầu hết các doanh nghiệp lớn mạnh, uy tín nhất thế giới lựa chọn để niêm yết cổ phiếu của mình. Vậy Sàn chứng khoán New York là gì, lịch sử và cách thức hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết bên dưới nhé.

1. Sàn chứng khoán New York là gì?

Sàn chứng khoán New York (New York Stock Exchange – NYSE) có biệt danh là “Big Board”, là sàn giao dịch đứng đầu thế giới về quy mô vốn hóa thị trường tính bằng đô la Mỹ, đồng thời có số lượng công ty niêm yết lớn thứ hai thế giới.

sàn chứng khoán new york
NYSE là gì?

2. Lịch sử hình thành của Sàn chứng khoán New York

Tuy có tuổi đời khá lâu nhưng NYSE không phải là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Mỹ, nó được thành lập vào năm 1792 sau khi Thỏa thuận Buttonwood được ký kết bởi 24 nhà môi giới chứng khoán tại Phố Wall. Sàn giao dịch này bắt đầu với 5 chứng khoán gồm 3 trái phiếu chính chủ và 2 cổ phiếu ngân hàng.

Bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến, NYSE đang từng bước hiện đại hóa quy mô hoạt động của mình, kết hợp giao dịch điện tử với giao dịch trực tiếp.

sàn chứng khoán new york
Trụ sở chính của NYSE

3. Cách thức hoạt động của Sàn chứng khoán New York

NYSE là nơi mà những nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua, bán cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết trên sàn. Các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua và bán với các mức giá mà họ mong muốn, khi lệnh mua và giá lệnh bán khớp nhau nghĩa là có cùng mức giá thì giao dịch sẽ được diễn ra. Các giao dịch sau đó đều sẽ được báo cáo trên sàn giao dịch, từ đó đem lại sự công khai, minh bạch và tạo sự uy tín nhất định cho thị trường này.

Ngày nay, với giao dịch điện tử, nhiệm vụ khớp lệnh giữa người mua và người bán trong thời gian thực do các máy tính thuộc quyền điều hành của NYSE đảm nhiệm. 

Các nhà đầu tư tham gia NYSE thông qua trung gian là các công ty môi giới. Khi nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu trên sàn, các công ty mua giới sẽ chuyển các lệnh mua hoặc bán này thành các hoạt động giao dịch trên NYSE của mình, tiến hành xử lý giao dịch theo yêu cầu của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, NYSE còn cho phép các công ty huy động nguồn tiền thông qua việc bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư quan tâm. Để tạo được uy tín và có thể cạnh tranh với cổ phiếu của các công ty lớn hàng đầu thế giới, các công ty trẻ thường tìm cách chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên sàn NYSE.

sàn chứng khoán new york
Cách thức hoạt động của NYSE

4. Yêu cầu về niêm yết trên Sàn chứng khoán New York

Để được niêm yết và giao dịch trên NYSE, một công ty cần công khai và đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về tài chính và cấu trúc

Công ty cần có tối thiểu 400 cổ đông và 1,1 triệu cổ phiếu đang lưu hành trong đó giá cổ phiếu của công ty đó phải đạt ít nhất là $ 4,00. Ngoài ra, giá trị thị trường của cổ phiếu nắm giữ công khai của nó phải ít nhất là $ 40 triệu  hoặc $ 100 triệu đối với chuyển nhượng và một số danh sách khác.

Ngoài ra, trong 3 năm qua công ty đó phải đảm bảo có lãi và thu về ít nhất 10 triệu đô la đồng thời duy trì giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu ít nhất là 200 triệu đô la. REITs yêu cầu vốn chủ sở hữu của cổ đông là 60 triệu đô la.

Để được niêm yết trên NYSE, các công ty cần nộp hồ sơ tài chính, thông tin về giám đốc điều hành cùng các quy định pháp luật về công ty để được xem xét. Nếu một công ty đó thỏa được các điều kiện của NYSE thì sẽ được niêm yết trong thời gian từ bốn đến sáu tuần.

5. NYSE so với Nasdaq: Sự khác biệt là gì?

NYSE và Nasdaq là hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Mỹ, chiếm khối lượng lớn giao dịch. Tuy nhiên quy mô và cách thức hoạt động của chúng lại rất khác biệt.

Nasdaq xếp sau NYSE với giá trị vốn hóa thị trường niêm yết là 19 nghìn tỷ USD (thấp hơn khoảng 5,5 nghìn tỷ USD so với NYSE). So về tuổi đời, Nasdaq trẻ hơn nhiều so với NYSE, nó được thành lập vào năm 1971. Ngoài ra còn có những khác biệt chính khác giữa hai sàn giao dịch như sau:

 Về cách thức giao dịch: NYSE hỗ trợ cả hệ thống giao dịch điện tử và hệ thống giao dịch trực tiếp trên sàn, được điều phối bởi các nhân viên điều phối là các chuyên gia giúp cho quá trình giao dịch trơn tru, không bị gián đoạn. Ngược lại, ngay từ lúc thành lập đến nay, Nasdaq hoàn toàn là một sàn giao dịch điện tử.

Các loại thị trường: NYSE sử dụng thị trường đấu giá để định giá cổ phiếu tại thời điểm đóng và mở cửa thị trường. Trong thị trường đấu giá này, người mua và người bán có thể đồng thời nhập các lệnh mua và lệnh bán với giá thầu khác nhau. Khi có sự trùng khớp giữa giá của người mua với giá của người bán thì lệnh mua/bán sẽ khớp, giao dịch sẽ diễn ra. 

Nasdaq sử dụng thị trường đại lý nghĩa là những người tham gia thị trường sẽ không giao dịch trực tiếp với nhau mà phải thông qua đại lý, tất cả các mức giá đều do các đại lý quy định. Các đại lý liên tục cập nhật giá chào mua (bán) và giá bán (mua) trong suốt ngày giao dịch.

Phí niêm yết: Phí niêm yết trên Nasdaq dao động từ $ 55,000 đến $ 80,000 phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu công ty dự định phát hành (cho cấp Thị trường vốn Nasdaq – Thị trường vốn thấp nhất). NYSE về cơ bản đắt hơn đáng kể, với phí niêm yết thấp nhất là $ 150.000. Với sự chênh lệch lớn về phí niêm yết như thế này, Nasdaq có lẽ là thị trường được ưa chuộng hơn của các doanh nghiệp mới với số vốn ban đầu ít.

Các công ty tham gia: Các công ty niêm yết trên NYSE hầu hết như đều lâu đời, vốn hóa thị trường lớn và có mức tăng trưởng ổn định. Trong khi Nasdaq có xu hướng thu hút các công ty mới hơn tập trung vào công nghệ và đổi mới, họ chấp nhận rủi ro, thách thức lớn hơn.

sàn chứng khoán new york
So sánh NYSE và Nasdaq

6. Giờ giao dịch trên Sàn chứng khoán New York (NYSE)

Khung giờ giao dịch tiêu chuẩn của NYSE từ 9:30 sáng đến 4:00 chiều (theo giờ ET) từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

Tuy nhiên, với việc phát triển nền tảng giao diện điện tử, nhu cầu giao dịch ngày càng tăng lên. Do đó, ngoài phiên giao dịch tiêu chuẩn, NYSE còn mở rộng thêm các phiên giao dịch trước giờ mở cửa và sau giờ làm việc.

Phiên giao dịch trước giờ mở cửa: từ 4:00 sáng đến 9:30 sáng (theo giờ ET).                      Phiên giao dịch sau giờ làm việc: từ 4:00 chiều đến 8:00 chiều (theo giờ ET).

Khi thực hiện giao dịch vào các phiên trước giờ mở cửa và sau giờ làm việc, người tham gia có thể đối mặt với một số rủi ro như: tính thanh khoản kém, biến động giá cả, khối lượng giao dịch thấp và thiếu người tham gia.

NYSE sẽ đóng của vào thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ liên bang.

Là một trong những sàn giao dịch ra đời sớm nhất, Sàn chứng khoán New York có đầy đủ điều kiện thuận lợi để trở thành thị trường quan trọng, lớn mạnh và uy tín nhất thế giới. Không dừng lại ở đó, việc hợp nhất các sàn giao dịch khác trong thời gian qua đã giúp NYSE mở rộng hơn quy mô giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Với những lợi thế hiện có, NYSE chắc chắn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai và trở thành sân chơi lớn cho các nhà đầu tư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *