Định chế tài chính – Định nghĩa, phân loại và vai trò

Trong tài chính thì định chế tài chính là một thành phần đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu vắng. Chắc hẳn khi nhắc đến cụm từ này thì nhiều người sẽ biết, đặc biệt là những nhà kinh tế học hay những nhà đầu tư, … Tuy nhiên, bên cạnh đó sẽ có người không biết đến các định chế là gì. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn khái niệm định chế, vai trò của họ trên thị trường tài chính, họ là ai và có những nhóm định chế nào? Các bạn cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về nhóm đối tượng này nhé.

1. Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính là một kênh cầu nối liên kết người cho vay và người đi vay. Là nơi đóng vai trò trung gian, hoạt động theo cơ chế nhận tiền gửi của người dư vốn và cho người thiếu vốn vay mượn. Các tổ chức này phải là cơ quan, cá nhân được thành lập hợp pháp.

Sự xuất hiện của các định chế đã giúp nền kinh tế vận hành một cách trơn tru hơn. Đáp ứng được nhu cầu của mọi người một cách nhanh chóng. Ngoài ra, sản phẩm của những nhà định chế chủ yếu là các sản phẩm tài chính như cổ, trái phiếu, … Một điều quan trọng là các nhà định chế sẽ không thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kí gửi mà sẽ mua bán trực tiếp tài sản tài tài chính để cung cấp và đáp ứng nhu cầu.

Định chế tài chính
Định chế tài chính là gì?

2. Vai trò của các định chế tài chính

Các định chế tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Các tổ chức này tạo nên một luồng lưu thông vốn hoàn hảo. Chính nhờ sự xuất hiện của các định chế đã giúp giải quyết rất nhiều những lo toan, đắn đo của nhiều cá nhân, tổ chức. Sau đây là một số vai trò của các tổ chức này:

Cung cấp vốn cho người thiếu: Với sự phát triển ồ ạt trong kinh tế hiện nay, thì nhu cầu vay vốn là một điều cấp bách. Sự xuất hiện của các trung gian đã bù đắp được phần nào nhu cầu vốn đó. Các định chế sẽ là cơ quan cho những ai thiếu vốn vay mượn. Ngoài ra, điều này sẽ giúp hạn chế chi phí, thời gian tìm kiếm cho các cá nhân, tổ chức.

Nhận tiền từ người thặng dư vốn: Bên cạnh sự thiếu vốn sẽ có nhiều cá nhân tổ chức sẽ dư vốn, có nhu cầu tiết kiệm kiếm lời. Các định chế sẽ đứng ra nhận những khoản dư đấy, và đến một thời điểm cam kết sẽ hoàn lại cả vốn lẫn lãi cho người gửi.

Lưu thông vốn: Các tổ chức này sẽ giúp lưu thông dòng vốn, giảm thiểu sự mất cân bằng về vốn. Sẽ làm hạn chế sự thâm hụt hay thặng dư trong vốn vay. Giúp thị trường lưu thông ổn định hơn.

Đa dạng hóa đầu tư: Các định chế hiện nay có rất nhiều và rất phong phú. Bạn có thể lựa chọn những loại hình phù hợp cho đầu tư, tiết kiệm. Ngoài ra, bạn có thể đa dạng hóa rổ đầu tư nhằm hạn chế rủi ro cho bản thân.

3. Phân loại định chế tài chính

Hiện tại có rất nhiều định chế, tuy nhiên ta có thể chia thành hai loại chính dựa trên các thức hoạt động của nó. Chúng được chia thành định chế trung gian và bán trung gian. 

Định chế tài chính trung gian

Đây là kiểu định chế đóng vai trò trung gian kết nối. Họ sẽ thực hiện việc kết nối này dựa trên quy trình mua bán. Tức là, bán tài sản cho bên thặng dư và mua bên thâm hụt vốn. Từ việc huy động vốn và cho vay này, các định chế đã có thể kết nối hai chủ thể này lại với nhau. Có rất nhiều cơ quan tổ chức thuộc loại hình này ví dụ như các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, …

Định chế tài chính
Các định chế có vai trò kết nối bên thặng dư và thâm hút vốn lại với nhau

Định chế tài chính bán trung gian

Khác với định chế trung gian, định chế bán trung gian sẽ đảm nhiệm vai trò gần giống như một nhà môi giới, họ kết nối hai chủ thể, giúp họ tìm thấy nhau. Tuy nhiên, các định chế này đến cùng cũng vì mục đích kết nối người dư và thiếu vốn lại. Họ như một người trung gian chuyển đổi, mang của bên dư sang cho bên thiếu và sẽ không phát hành bất cứ cái gì để bán hay mua lại từ ai. Đây cũng là hình thức giúp các bên tìm được nhanh chóng hơn. Một số định chế thuộc hình thức này ví dụ như: ngân hàng, …

Dù là nhóm nào thì vai trò của các định chế đều là kết nối. Chỉ khác nhau ở phương thức hoạt động. Các định chế giúp cho người tham gia đáp ứng được nhu cầu một cách kịp thời, nhanh chóng mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian hay công sức để tìm hiểu. 

4. Một số định chế tài chính

Hiện nay, có rất nhiều định chế tài chính từ chính phủ đến các định chế tổ chức, cá nhân được cấp quyền. Một định chế được thành lập buộc phải có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, chính phủ. Sau đây là một số nhà định chế được biết đến nhiều nhất

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là cơ quan đầu não, tác động rất lớn đến nền kinh tế. Ngân hàng trung ương sẽ quyết định nguồn cung, cầu nhằm điều hòa kinh tế hoạt động một cách trơn tru và cân bằng. Tổ chức này sẽ làm việc với những cơ quan lớn để chi phối đến cung, cầu vốn và giám sát thường xuyên đến thị trường để can thiệp một cách kịp thời.

Ngân hàng và ngân hàng thương mại

Ngân hàng trung ương sẽ cho phép bạn vay hoặc gửi. Tổ chức này sẽ nhận gửi từ những người thặng dư vốn và cho những ai thiếu vốn vay. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại sẽ không cho bạn vay hết toàn bộ số tiền mà họ huy động hay nhận từ người gửi. Mà họ sẽ phải giữ lại một phần theo ngân hàng trung ương quy định, nhằm đảm bảo đáp ứng với những tình huống cấp bách. Ngoài ra, còn một số dịch vụ như cho phép tiết kiệm, thế chấp, ….

Định chế tài chính
Các ngân hàng thương mại là một trong số các định chế

Nhà môi giới

Công ty mối giới sẽ làm nhiệm vụ liên kết, móc nối hai bên có nhu cầu trái ngược lại với nhau một cách nhanh chóng. Các tổ chức, cá nhân này sẽ thuộc nhóm bán trung gian.  Họ sẽ không phát hành mua bán bất kì sản phẩm tài chính nào cả, mà chỉ làm nhiệm vụ trung gian giúp các nhà đầu tư, những người cần tìm đối tác. Các công ty đối tác như những công ty phát hành cổ phiếu cần tìm người mua, họ sẽ móc nối công ty với những người đang có nhu cầu mua lại với nhau. 

Công ty tài chính

Cách thức hoạt động của công ty tài chính khá giống ngân hàng, nhưng công ty tài chính sẽ không nhận gửi tiền như ngân hàng mà chỉ thực hiện nghiệp vụ cho vay. Các tổ chức này, sẽ cho vay từ nguồn huy động từ ngân hàng hay những tổ chức khác. 

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm hiện nay có rất nhiều như bảo hiểm xe máy, sức khỏe, … Sau khi kí hợp đồng với các công ty bảo hiểm bạn sẽ được đảm bảo trước những rủi ro. Ví dụ như: bảo hiểm sức khỏe, khi bạn có sự cố về sức khỏe họ sẽ chi trả tiền như thỏa thuận cho bạn. Phần tiền họ nhận hàng tháng, quý, năm mà bạn đóng thường các công ty bảo hiểm sẽ không để đấy, mà thay vào đó họ sẽ đầu tư như cho vay hay gửi tiết kiệm, … Các tổ chức này cũng hoạt động theo cách thức mang của người có cho người k có vay. 

Bên trên là một số những kiến thức nhỏ về các định chế tài chính là gì. Chúng tôi đã mang đến cho các bạn một cái nhìn khái quát về các cá nhân tổ chức định chế này. Mong rằng, qua bài viết bạn sẽ hiểu hơn về những tổ chức này, mục đích và vai trò. Việc xác định được các định chế sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong đầu tư, tiết kiệm cũng như vay vốn. Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *