IBAN là gì và những điều cần biết về cách IBAN hoạt động

IBAN hiện nay được rất nhiều người quan tâm vì độ phủ trên thị trường tài chính, đặc biệt phải kể đến các du học sinh nước ngoài tại châu Âu. Nhằm cung cấp kiến thức cần có về IBAN cho người dùng, bài viết sau sẽ cho bạn biết IBAN là gì và cách thức hoạt động của nó.

1. IBAN là gì?

IBAN hay International Bank Account Number là công cụ số tiêu chuẩn quốc tế được phát triển để ghi lại các thanh toán ngân hàng ngoài nội bộ quốc gia. IBAN không thay thế số tài khoản ngân hàng của bạn, vì IBAN chỉ cung cấp thông tin hỗ trợ nhận dạng các thanh toán mang tính quốc tế.

Số IBAN bắt đầu với 2 kí tự số chỉ mã quốc gia, tiếp theo là 2 chữ số mã kiểm tra, theo sau đó là 8 số cung cấp mã ngân hàng quốc gia mà bạn muốn chuyển tiền, và 10 kí tự cuối cùng là số tài khoản ngân hàng của cá nhân.

2. Ý nghĩa của IBAN code

IBAN được coi là một phát minh quý giá dành riêng cho ngành tài chính ngân hàng của toàn thế giới. IBAN là một dãy số cung cấp cho người dùng hàng loạt lợi ích bao gồm:

  • Nhiều ngân hàng thường phải cẩn thận khi gửi tiền ra nước ngoài hay trong nước và IBAN là công cụ giúp mọi thứ rõ ràng, tránh lỗi khi thực hiện giao dịch.
  • Định hình và duy trì tính nhất quán của hệ thống ngân hàng ở mức độ toàn cầu.
  • Hỗ trợ triệt để các giao dịch được tiến hành nhanh và thuận tiện nhất có thể.
iban
IBAN là gì?

Vậy là có thể thấy rằng việc ban hành và sử dụng IBAN giúp ích rất nhiều trong công cuộc giảm triệt để tình trạng sai sót khi giao dịch tiền qua các ngân hàng nước ngoài cũng như nhiều giao dịch khác trong tài chính. Điều này rất dễ hiểu bởi hiện nay số lượng lớn các quốc gia trên toàn cầu đã và đang là thành viên trong hệ thống quốc tế này. Vì thế, khách hàng được tạo điều kiện thuật lợi để chuyển tiền khắp các khu vực.

3. IBAN được sử dụng trong những trường hợp cụ thể nào?

Hiện nay ở Việt Nam, người ta chỉ sử dụng IBAN khi muốn thực hiện giao dịch chuyển tiền qua các quốc gia ở Châu Âu, tuy nhiên vẫn có việc sử dụng IBAN để phục phụ giao dịch tài chính trong nước nhưng không nhiều, vì vậy chủ yếu IBAN phù hợp dành cho du học sinh Việt Nam ở khu vực đó.

3.1. Gửi từ Việt Nam sang châu Âu

Trường hợp thường thấy nhất là việc chuyển khoản từ Việt Nam qua Đức hay các nước châu Âu bằng IBAN:

Khi bạn hay gia đình, người quen muốn thực hiện chuyển tiền sang Đức và nhiều quốc gia khác thuộc châu Âu, những thông tin cần có bao gồm như sau:

  • Họ tên người bạn muốn chuyển tiền tới
  • IBAN của người được chuyển tiền
  • Mã code SWIFT hoặc BIC đều được chấp nhận

Lưu ý: Bạn chỉ cần dùng số IBAN để chỉ định thông tin tài khoản nhận tiền. Và việc bổ sung code BIC hay SWIFT chỉ là phần hỗ trợ cho giai đoạn check thông tin diễn ra nhanh và bớt sai sót hơn.

3.2. Gửi từ châu Âu về Việt Nam

Trường hợp gửi tiền từ Đức, châu Âu về Việt Nam hiện nay không khả dụng vì mã số IBAN này ở nước ta chưa được chính thức. Nhưng mọi người vẫn có thể thay thế IBAN bằng SWIFT hay BIC, lúc này khách hàng sẽ phải hỗ trợ các phần thông tin dưới đây:

  • Tên ngân hàng bằng tiếng anh cũng như số tài khoản cần giao dịch.
  • Tên người nhận
  • Số SWIFT/BIC tại ngân hàng người nhận, mỗi ngân hàng có một số riêng.

Lưu ý: Trường hợp giao dịch không qua IBAN code như vậy chắc chắn mất phí, bởi thế bạn nên tìm hiểu tham khảo trước các thông tin chính thống liên quan đến dịch vụ này từ phía ngân hàng.

Từ đây, bạn cũng có thể nhận biết được các chức năng chính mà IBAN cung cấp cho người dùng bao gồm:

  • Định danh quốc gia mà bạn muốn chuyển tiền tới.
  • Định danh thông tin tài khoản chứa IBAN mà khoản tiền xác định sẽ chuyển tới.
  • Xác thực độ đúng đắn của các thông tin trên dễ dàng.
iban
Những điều cần biết về cách IBAN hoạt động

4. Tại sao IBAN lại phổ biến trong giao dịch quốc tế?

Theo các báo cáo tài chính, khối lượng giao dịch trong ngành của khối liên minh châu Âu tăng lên từng ngày. Cha mẹ chuyển khoản cho con đi học, đối tác, bạn bè gửi tiền qua lại trong hệ thống các nước châu Âu là những hoạt động điển hình. Vào thời điểm đó, giao dịch chuyển khoản SEPA được thiết lập để đưa các hình thức chuyển nhận tiền lúc bấy giờ thành việc thanh toán không tiền mặt bằng đồng Euro. Nhờ hệ thống này mà không còn sự khác biệt về đơn vị tiền tệ tại châu Âu. Mọi người dân đều chỉ cần nhớ một mã IBAN của mình để giao dịch cả trong và ngoài nước. IBAN trở thành công cụ tài chính hiệu dụng để hạn chế rủi ro và nhầm thông tin khi chuyển khoản.

Đối với các quốc gia nằm ngoài châu Âu, không dùng đồng tiền chung Euro, nếu muốn gia nhập vào hệ thống tài chính của các nước này cần sử dụng đúng công cụ của hệ thống đó. Và câu trả lời là IBAN, vì các ngân hàng tại đây đều đồng nhất một đơn vị tiền tệ còn IBAN đại diện cho nó, cũng giống như bạn chuyển tiền qua các nước khác ở châu Á hay châu Mỹ, mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng gắn liền với mã số riêng. Nên để chuyển tiền từ Việt Nam, bạn cần thông tin tài khoản của đối phương, ở đây là IBAN nếu muốn giao dịch tới các quốc gia tại châu Âu.

5. Sự khác biệt của IBAN và SWIFT, BIC

Có 2 hình thức quốc tế đã được xác nhận và chuẩn hóa để định danh tài khoản ngân hàng khi một giao dịch được thực hiện từ quốc gia này đến quốc gia khác: IBAN (mã số tài khoản ngân hàng quốc tế) và mã SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng thế giới). IBAN và SWIFT khác biệt ở cách chúng định danh tài khoản.

Một mã SWIFT được dùng nhằm định danh một ngân hàng nào đó trong một giao dịch nước ngoài, trong khi đó người ta sử dụng IBAN để nhận diện một tài khoản cá nhân gắn liền với giao dịch ngoại quốc của họ. Hai số này đều đóng vai trò quan trọng giúp thị trường tài chính toàn cầu được điều hành mượt mà.

Gần đây, hệ thống SWIFT cố gắng chuẩn hóa hoạt động chuyển khoản mang tính quốc tế của các ngân hàng bằng việc áp dụng IBAN. Bởi IBAN vẫn là cách thức mà phần nhiều các giao dịch tài chính từ nước này đến nước khác được thực hiện. Một trong các yếu tố chính là hệ thống Messaging của SWIFT – các ngân hàng được phép chia sẻ một lượng Data khổng lồ  liên quan đến tài chính. 

iban
Những điều cần biết về cách IBAN hoạt động

Lượng Data này chứa trạng thái của tài khoản, ghi nợ hay tín dụng, và các thông tin chi tiết liên quan đến giao dịch chuyển tiền. Các ngân hàng có xu hướng dùng mã BIC (một dãy số để định danh ngân hàng) thay thế cho SWIFT code và IBAN. Tuy nhiên, BIC và SWIFT đều có thể dễ dàng hoán đổi cho nhau; cả hai bao gồm một tổ hợp kí tự chữ và số, thường dài từ 8 đến 10 kí tự.

Và một khi mọi người ở châu Âu đã sở hữu số IBAN thì thường mã BIC hay SWIFT đều không cần thiết nữa.

6. Cách lấy lại IBAN code khi mất thẻ

Hiện tượng đánh mất thẻ ngân hàng rất hay xảy ra, và điều khách hàng nên làm khi biết mình bị mất thẻ là liên hệ luôn với ngân hàng đó và yêu cầu nhân viên khóa thẻ để tránh bị đánh cắp tài sản trong thẻ.

Nếu đến trực tiếp trụ sở ngân hàng, bạn có thể liên hệ với họ để xác nhận lại IBAN code của mình và thực hiện thủ tục.

Nếu tài khoản ngân hàng bạn sử dụng có dịch vụ Internet Banking, bạn cần chủ động đăng nhập vào hệ thống, xác nhận số IBAN và hoàn tất các thủ tục liên quan đến thẻ IBAN của bạn. 

7. Kết

IBAN nắm vai trò chủ chốt trong hầu hết giao dịch của tất cả các ngân hàng thuộc liên minh châu Âu vì nó là đại diện cho sự thống nhất về đồng tiền chung Euro của các quốc gia tại đây. Du học sinh các nước khác đến khu vực này đều nên có thẻ IBAN và mã số IBAN của riêng mình để thuận tiện cho việc chuyển khoản quốc tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *