Affiliate đang nở rộ khi xu hướng mua sắm online dần tăng và các cửa hàng online cũng ngày một nhiều hơn. Vậy Affiliate là gì và nền tảng cơ bản của nó là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu Affiliate ngay sau đây, cũng như xem ưu – nhược điểm của hình thức này.
1. Affiliate là gì?
Affiliate là một trong những loại hình tiếp thị kỹ thuật số trong đó, nhà cung cấp sản phẩm sẽ trả tiền cho người quảng cáo khi có người dùng nhấp chuột vào link dẫn về trang web nhà cung cấp. Ngoài nhấp vào link, cũng có trường hợp Affiliate tính cho mua sản phẩm hoặc điền biểu mẫu.
Affiliate rất đơn giản, cụ thể, các trang web chịu trách nhiệm quảng cáo (làm Affiliate) cho một nhà cung cấp sản phẩm nhất định, bằng cách đăng sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi,… của bên cung cấp sản phẩm lên internet. Và khi có người truy cập về trang của nhà cung cấp sản phẩm thông qua đường link của bạn, bạn sẽ nhận được hoa hồng.
Một trong những chìa khóa của loại marketing Affiliate này là cộng đồng. Nếu bạn đã có blog group, fanpage, kênh tiktok,… và có một lượng khán giả theo dõi mình, bạn có thể rất thích hợp để làm Affiliate. Tuy nhiên nếu chỉ có khán giả và bạn đăng lên một cách vô tội vạ như vậy thì thật không hiệu quả. Vì vậy, để có được một chiến lược Affiliate hiệu quả, như với bất kỳ kỹ thuật tiếp thị kỹ thuật số nào khác, điều rất quan trọng là phải xác định rõ mục tiêu bạn muốn tiếp cận, đối tượng bạn sẽ nhắm mục tiêu và kênh bạn sẽ sử dụng có phù hợp để quảng bá Affiliate sản phẩm đó hay không.
Affiliate ra đời vào năm 1996 khi Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, nghĩ ra cách liên kết trang web đến các nhà tiếp thị khác, và để họ nhận hoa hồng cho mỗi cuốn sách bán được trên Amazon thông qua sự giới thiệu của họ. Cho đến nay, Affiliate đã trở nên phổ biến vì nó có lợi cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp. Những người quảng cáo thu được tiền, còn những nhà cung cấp qua Affiliate thì bán được sản phẩm và mở rộng kênh phân phối.
2. Nền tảng cơ bản của Affiliate
Có một số yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của một chiến dịch Affiliate . Đây là một số trong những điều quan trọng nhất bạn cần nắm rõ:
2.1. Mức độ liên quan
Cái chính là sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi mà nhà cung cấp muốn bạn quảng cáo Affiliate phải thực sự phù hợp với sở thích của người đọc, người xem. Nếu bạn có một blog chuyên về viết về các tiện ích công nghệ, thì việc quảng cáo Affiliate một món đồ ăn dường như không được mấy ai quan tâm và chẳng đem lại hiệu quả gì cả. Nói chung hãy cẩn thận và đừng biến kênh của bạn trở thành một cái chợ vô nghĩa, vì bạn có nguy cơ mất nhiều độc giả, thính giả trung thành và làm mất uy tín bản thân.
2.2. Hãy trải nghiệm trước khi quảng bá Affiliate
Trước khi mua một sản phẩm, bạn sẽ làm gì? Có thể bạn thường tìm kiếm ý kiến của những người dùng khác trên các diễn đàn hoặc trang web phải không.
Nếu bạn định quảng cáo Affiliate một sản phẩm, tốt nhất bạn nên tự mình thử và kiểm tra sản phẩm đó trước, điều này để đưa ra ý kiến của bạn một cách đúng đắn và tự tin để quảng bá sản phẩm đó nhất. Sẽ không ai mua thứ gì đó chỉ vì bạn nói như vậy, trừ khi bạn là người có sức thuyết phục mãnh liệt ai cũng nghe theo.
Nếu bạn có ý định giới thiệu một plugin WordPress trả phí qua Affiliate, tốt nhất bạn nên dùng thử trước, chụp một số ảnh chụp màn hình và đăng chúng lên để cho mọi người thấy kết quả. Nếu muốn giới thiệu một món ăn, hãy dùng thử và cho biết cảm nhận các vị của nó, hình dáng ra sao va ngon như thế nào…. Điều đó sẽ mang lại cho bạn sự tín nhiệm hơn và sẽ cho phép bạn xây dựng lòng tin để khán giả có thể dễ dàng tiếp nhận thông điệp của bạn hơn.
2.3. Cung cấp giải pháp
Nếu bạn muốn người đọc mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang làm Affiliate, hãy tập trung vào việc sản phẩm hoặc dịch vụ đó cung cấp giải pháp gì cho người mua. Chẳng hạn, có rất nhiều người đang tìm kiếm các plugin để xuất bản trang web của họ bằng các ngôn ngữ khác nhau. Đây là một vấn đề đối với họ và họ đang tìm kiếm một giải pháp, vì vậy hãy đưa ra giải pháp cho họ và giới thiệu đúng plugin đấy. Hoặc đối tượng khán giả của bạn là người trẻ tuổi thích ăn vặt nhưng sợ béo, bạn có thể làm Affiliate về các món ăn vặt không đường, nhiều chất xơ, ít tinh bột,…
Nói chung, hãy tìm nhu cầu và đưa ra giải pháp đúng đắn, chứ đừng chỉ quảng cáo Affiliate một cách qua loa bạn nhé.
2.4. Trung thực
Khi làm Affiliate về một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn phải trung thực khi review sản phẩm, và không che giấu việc bạn đang bán hàng thu hoa hồng này. Nếu bạn trung thực với người đọc và họ nhận thấy rằng bạn không chỉ muốn kiếm tiền bằng bất cứ giá nào, họ sẽ giữ lòng tin ở bạn, ngay cả khi họ biết rằng bạn đang nhận được khoản hoa hồng từ Affiliate đó.
3. Ưu – nhược điểm của Affiliate
Giống như bất kỳ loại hình tiếp thị kỹ thuật số nào, Affiliate có những lợi ích cho cả nhà quảng cáo và đơn vị cung cấp sản phẩm, nhưng cũng có những bất lợi mà bạn nên biết.
3.1. Ưu điểm của Affiliate
Lợi thế chính đối với người quảng cáo Affiliate là bạn không phải tạo ra sản phẩm hoặc phát minh ra dịch vụ nào đó. Có nghĩa bạn không mất công sức ban đầu, cũng như bạn không cần lo lắng về quản lý tồn kho, và cả các dịch vụ khách hàng liên quan. Tất cả điều này sẽ là trách nhiệm của công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà bạn làm việc Affiliate cùng.
Mặt khác, nếu bạn là một thương hiệu đang tìm kiếm các nhà quảng cáo Affiliate, một trong những lợi thế chính là doanh số bán hàng của công ty bạn có thể tăng trưởng với sự đầu tư kinh tế nhờ những người bên ngoài. Affiliate không phải là chi phí quá lớn vì bạn chỉ phải trả tiền khi có kết quả, và điều thú vị hơn nữa là nó có thể giúp bạn có được đại sứ thương hiệu. Mặt khác, với Affiliate, bạn cũng có thể tiếp cận đối tượng mà bạn thực sự quan tâm, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn.
3.2. Nhược điểm của Affiliate
Trong cương vị là người quảng cáo, điều đầu tiên bạn phải lưu ý là không nên lạm dụng Affiliate. Bạn phải chú ý đến số lần bạn sử dụng kỹ thuật tiếp thị này vì sự quan tâm của những người theo dõi bạn có thể biến mất nếu họ cho rằng bạn chỉ muốn bán sản phẩm cho họ.
Cũng cần hiểu rằng bạn không thể làm Affiliate một cách hời hợt, cần phải nỗ lực như thể bạn đang bán sản phẩm của chính mình, vì nhiệm vụ của bạn là thúc đẩy người đọc mua sản phẩm mà bạn viết về. Và chỉ có làm cho người đọc, người xem quan tâm nhấp vào link và mua hàng, bạn mới có thể kiếm được tiền theo cơ chế Affiliate.
Một hạn chế khác của Affiliate là khách hàng trong mạng lưới của bạn là điều hướng về cho các đơn vị bạn đang quảng bá cho, vì vậy bạn không có thông tin người mua hàng, và hầu như rất khó sử dụng Affiliate lại để giới thiệu họ đến sản phẩm sản phẩm khác.
4. Kết
Affiliate không còn mới lạ gì trong thời đại số ngày nay, nhưng nó chưa bao giờ nguội đi khi xu hướng mua bán online ngày càng tăng. Affiliate là một hình thức tốt để kiếm tiền trực tuyến, tuy nhiên bạn cần đảm bảo một số yếu tố nền tảng đề cập trên, và nắm rõ ưu – nhược điểm của nó.