Bản chất chức năng của ngân hàng thương mại là thế nào?

Một trong những ngân hàng có thể giúp bạn, cung cấp cho bạn những thẻ tín dụng phù hợp vào mục đích mà bạn cần bên cạnh đó nó cũng là một trong những phương tiện giúp bạn thanh toán dễ dàng các giao dịch của mình. Đó không xa lạ, mà là ngân hàng thương mại. Như vậy ngân hàng thương mại là ngân hàng gì ? Nó có bản chất, vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại là như thế nào? nếu bạn chưa biết rõ về những bản chất vai trò và chức năng của các ngân hàng thương mại thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thông qua bài viết này.

Ngân hàng thương mại là gì?

Ngân hàng thương mại là ngân hàng được tạo ra vì một mục đích cuối cùng đó là tạo ra lợi nhuận từ những hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng đưa ra. Tại đây các khách hàng có thể sử dụng số tiền của mình để ngân hàng cung cấp cho mình một thẻ tín dụng.

chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là ngân hàng như thế nào?

Ngân hàng thương mại, các loại ngân hàng khác đều giống nhau, hoạt động trên tư cách là một tổ chức kinh doanh, tạo ra lợi nhuận là mục tiêu duy nhất của ngân hàng thương mại, thông qua các hoạt động, chiến lược và kế hoạch của ngân hàng thương mại đứa ra.

Ngân hàng thương mại còn có một tên gọi khác không xa lạ đối với mọi người là Commercial Bank.

Trước khi đi vào tìm hiểu chức năng của ngân hàng thương mại, thì chúng ta đi tìm hiểu những bản chất và vai trò của ngân hàng thương mại.

Bản chất chính của ngân hàng thương mại là gì?

Bản chất thứ nhất: ngân hàng thương mại hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh, cũng là một đơn vị kinh tế.

chức năng của ngân hàng thương mại
Bản chất của ngân hàng thương mại là gì?

Bản chất thứ hai: khi ta nói ngân hàng thương mại hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh, cũng là một đơn vị kinh tế bởi vì nó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại giống như một doanh nghiệp và nó hoạt động bình đẳng trong các mối quan hệ kinh tế đối với các doanh nghiệp mà nó liên kết.

Bản chất thứ ba: ngân hàng thương mại hoạt động với mục đích chính của nó là tạo ra lợi nhuận, nhưng muốn tạo lợi nhuận thì các ngân hàng thương mại phải tự chủ về tài chính để hoạt động, cũng phải đảm bảo những hoạt động kiếm lợi nhuận của ngân hàng thương mại phải đảm bảo hoạt động thật sự chính đáng và đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

bản chất thứ tư: ngân hàng thương mại hoạt động theo quy mô doanh nghiệp là kinh doanh tiền tệ và những dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng, đặc biệt là sẽ cung cấp cho mình thẻ tín dụng, từ số tiền mà khách hàng đưa để làm thẻ tín dụng cho họ.

Nói chung quy, ngân hàng thương mại là một trong những nơi tài chính trung gian sẽ giúp các khách hàng thực hiện các giao dịch tiền tệ dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế thông qua thẻ tín dụng. Bên cạnh đó nó cũng góp phần, cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.

Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có bao nhiêu chức năng, hãy cùng mình đi tìm hiểu các chức năng của ngân hàng thương mại hiện nay.

chức năng của ngân hàng thương mại
Chức năng của các ngân hàng thương mại

Chức năng thứ nhất là nơi trung gian cung cấp, giao dịch thẻ tín dụng: ngân hàng thương mại sẽ giúp cho những người đang thừa vốn và những người đang thiếu vốn kết nối lại được với nhau, người thừa vốn sẽ có thể cho người thiếu vốn mượn số tiền thông qua ngân hàng thương mại.

Lợi ích của khách hàng ở chức năng này: nếu bạn là khách hàng bạn muốn gửi tiền vào ngân hàng thương mại thì bạn sẽ thu được một lợi nhuận từ số vốn mà bạn gửi vào ngân hàng thông qua hình thức lãi suất một cách ổn định và an toàn, trường hợp này dành cho người đang thừa vốn . Đối với những người thiếu vốn, họ sẽ đến ngân hàng vay, số tiền vay là số tiền của những người đang thừa vốn. Tại đây, nó cũng giúp khách hàng thanh toán một cách nhanh chóng an toàn và hiệu quả.

Lợi ích của ngân hàng ở chức năng này: sẽ giúp ngân hàng hoạt động thông qua những số tiền mà những người thừa vốn gửi vào ngân hàng và những lãi suất mà những người thiếu vốn phải đóng thông qua số tiền họ vay. Thông qua những số tiền trên sẽ rút ngân hàng hoạt động dài hạn, ổn định nhất. Tạo ra nguồn vốn ổn định để hoạt động của ngân hàng.

Lợi ích của nền kinh tế ở chức năng này: tại chức năng này nền kinh tế sẽ được ổn định hơn vì số tiền của những người đang thừa, cũng là những nơi đang dư, sẽ được chuyển sang những người đang thiếu vốn, những nơi đang thiếu, để ổn định, cân bằng được nền kinh tế từ đó sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nước nhà.

Chức năng thứ hai là chức năng sử dụng tiền để tạo tiền của ngân hàng thương mại: lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu. Nhưng bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ sử dụng tiền để tạo ra tiền thông qua các hình thức cung cấp các thẻ tín dụng, thẻ thanh toán quốc tế. Thông qua thẻ tín dụng ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn để đi vay của khách hàng và cung cấp cho các khách hàng. Sau đó các khách hàng dùng thẻ tín dụng đó thanh toán các hoạt động mua hàng hóa.

Chức năng thứ ba là chức năng gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại: các ngân hàng sẽ nhận tiền gửi, giữ tiền và thực hiện các hoạt động liên quan giao dịch, trao đổi mà các khách hàng mong muốn khi đến ngân hàng thương mại. 

Tại chức năng này sẽ có những lợi ích gì cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.

Đối với khách hàng: việc gửi tiền vào ngân hàng thương mại sẽ đảm bảo cho số tiền của bạn được bảo quản một cách an toàn hơn, bên cạnh đó sẽ được nhận một số tiền phát sinh thông qua một lãi suất nhất định.

Đợt với ngân hàng: sẽ giúp ngân hàng có một số vẫn ổn định để thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận. Cũng là một trong những cơ sở giúp cho ngân hàng thương mại thực hiện được chức năng thanh toán trung gian.

Đối với nền kinh tế: sẽ giúp tích lũy một số tiền trong xã hội và cũng đồng thời phục vụ để phát triển nền kinh tế nước nhà.

Ngân hàng thương mại được chia thành bao nhiêu loại?

Có 5 loại, khi được phân theo hình thức sở hữu của ngân hàng thương mại

  • Ngân hàng thương mại quốc doanh: Là ngân hàng được thành lập từ nguồn vốn trong nước. Chúng ta có thể gọi là ngân hàng nhà nước vì 100% vốn nhà nước ( Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng được thành lập thông qua các nguồn vốn khác nhau của các cổ đông góp lại ( ACB, DongA Bank, OCB, MB Bank).
  • Ngân hàng liên doanh: tối đa 50% số vốn nước ngoài, còn lại là vốn trong nước (VRB, IVB, VSB, VID).
  • Ngân hàng vốn nước ngoài: 100% vốn từ nước ngoài.
  • Ngân hàng chi nhánh nước ngoài: vốn nước ngoài, hoạt động ở Việt Nam.

Đó là toàn bộ những thông tin liên quan đến bản chất, vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại. Mong rằng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngân hàng thương mại, những chức năng, bản chất và vai trò của nó. Thông qua đó, bạn có thể thực hiện các đầu tư vay vốn hoặc gửi tiết kiệm vào ngân hàng để thu nhập thụ động từ lãi suất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *