Blockchain Dream – Phi vụ lừa đảo đầu tư có tổ chức

Blockchain Dream một trong số các kênh youtube dạy về đầu tư, phân tích kỹ thuật,… Tuy nhiên gần đây kênh này cũng như người chủ đứng đằng sau bị cáo buộc là lừa đảo. Vậy thực hư chuyện này như thế nào? Kênh này bị cáo buộc lừa đảo ra sao?

1. Blockchain Dream là gì?

Blockchain Dream là một kênh youtube đầu tư với các chuỗi bài học từ căn bản đến nâng cao. Các bài học của Blockchain Dream bao gồm các cách tham gia, phân tích kỹ thuật, chiến lược giao dịch,… và nhắm vào người xem yêu thích đầu tư, muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức trading.

Các video của blockchain dream gồm bài học về những chỉ báo kỹ thuật căn bản (như Ichimoku, CCI, Fibonacci,…) các kỹ thuật trading, cách xác định vị thế mua – bán,  các kiến thức nền về đầu tư (như Forex là gì, các loại công cụ tài chính khác như tiền điện tử, ETF,…).

Blockchain Dream
Blockchain Dream là gì?

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ của việc đầu tư, các kênh “ăn theo” lĩnh vực này cũng phát triển nhanh chóng vô cùng, và Blockchain Dream cũng không ngoại lệ khi đạt được gần 200 nghìn lượt sub trên Youtube. Thậm chí, kênh này còn có phần “nhỉnh” hơn nhiều các kênh cùng ngành với tổng số lượt view đạt hơn 14 triệu!

Chủ sở hữu của kênh youtube đình đám này là Andy Quý Vũ (tên thật là Vũ Đình Quý) sinh năm 1991 tại Bình Thuận. Quý Vũ ban đầu được cộng đồng đầu tư biết đến và yêu thích thông qua nhiều video kiến thức hướng dẫn đầu tư, dần dần, anh thu hút nhiều người hơn và quyết định mở các khóa học đầu tư để kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng đây cũng là lúc câu chuyện cáo buộc bắt đầu. Nhiều người trong cộng đồng tố cáo Blockchain Dream với những bằng chứng xác thực, và cho rằng chủ kênh thực ra chỉ là một “Trader tự xưng” không có trình độ.

2. Thực hư Blockchain Dream lừa đảo?

2.1. Xây dựng profile sang chảnh

Người đứng đầu kênh youtube này bắt đầu bị nghi ngờ khi anh thường xuyên post các bài viết, hình ảnh khoe cuộc sống sang chảnh của mình thông qua nhà lầu, xe hơi,… nhằm thu hút cộng đồng. Các bài đăng trên mạng xã hội này của anh đều có đến hàng chục nghìn tương tác và share. Chính xác thì việc này kèm theo nhiều bài đăng tố cáo Blockchain Dream lừa đảo đã làm nhiều người tin hơn. Mọi người cho rằng cách đăng bài để tự nâng tầm bản thân của anh chính là một phương thức gây chú ý, nhằm “nhử” những người muốn có được sự giàu có như vậy sau khi học tại Blockchain Dream. 

Những nạn nhân bị lừa thường là người muốn tham gia vào thị trường đầu tư nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bên cạnh đó là tâm lý muốn thu lời nhanh nên đã dễ dàng sa vào cái bẫy Quý Vũ giăng ra. Những người này đã chấp nhận mua khóa học đầu tư trực tuyến của kênh Blockchain Dream với số tiền khoảng 10 triệu đồng. Các nạn nhân này muốn với số tiền đó, họ sẽ sớm giống được với chủ nhân của kênh và kiếm lại tiền nhanh chóng sau khi học xong.

Để tiếp tục tạo dựng lòng tin cho “khách hàng”, Quý Vũ còn đưa ra các cam kết cực kỳ tốt như đảm bảo “hoàn tiền 100% nếu ai không hiểu bài giảng” khiến nhiều người tin chắc đây là một kênh uy tín và  có cam kết đầu ra. 

Bên cạnh đó, Blockchain Dream còn thiết lập nên một cộng đồng nhỏ để mọi người học tập chung với nhau, những người được vào nhóm là những ai đã đăng ký khóa học của kênh. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhóm cộng đồng này có tới 80% là thành viên của kênh lừa đảo chứ không phải người học.

Những người của tổ chức bắt đầu dùng tài khoản của mình để seeding cho Blockchain Dream, họ ca ngợi hết mực những bài học bổ ích cũng như các cách phân tích kỹ thuật, chiến lược đầu tư thông minh của chủ kênh, càng nhiều lời tâng bốc, những nạn nhân càng tin và không hề có sự nghi ngờ nào. 

2.2. Đến những buổi offline

Bên cạnh việc giả mạo trực tuyến, những người trong tổ chức còn tổ chức các buổi họp offline và bắt đầu “diễn” như những người thành đạt. Họ mặc quần áo sang chảnh, lịch sự và tự tâng bốc bản thân mình là giám đốc, phó giám đốc của công ty này, công ty kia,… 

Blockchain Dream
Diễn biến quá trình lừa đảo của Blockchain Dream

Xem thêm: https://toptradingforex.com/wtc-coin-la-gi-danh-gia-chi-tiet-va-tiem-nang-dau-tu/

Và một điều minh chứng cho sự lừa đảo có tổ chức này là người tên Andy Quý Vũ không bao giờ xuất hiện tại các buổi hội họp cộng đồng này, thậm chí trên những video dạy học, người này cũng không xuất hiện. Có thể nói đây là một cách thức lừa đảo thường thấy có tổ chức, một kênh youtube Blockchain Dream, có đội ngũ lừa đảo đứng sau giật dây, và không phải một cá nhân điều hành kênh. Tổ chức này tự tâng bốc mình, tự tăng tương tác và gán cho chủ kênh một cái mác cá nhân để thu hút thêm nhiều nạn nhân mới cũng như giữ chân các nạn nhân cũ vào học và đóng tiền.

2.3. Tâm lý nạn nhân Blockchain Dream

Về phía những nạn nhân, có vẻ những màn kịch mà Blockchain Dream dựng ra đã làm họ tin một cách mù quáng. Nhất là những người mới tham gia vào thị trường chưa có kinh nghiệm, có một người tài giỏi dẫn dắt là điều vô cùng quan trọng, hơn nữa, họ có tâm lí FOMO theo đám đông nên rất sợ vì nghi ngờ mà mình bỏ qua cơ hội tốt. 

Chính vì vậy, lòng tham của con người nổi lên và khi Andy Quý Vũ thúc đẩy mọi người tham gia đóng tiền cho khóa học cũng như rót vốn đầu tư (được nói là đầu tư chung một người bạn của Quý Vũ), những nạn nhân này bắt đầu nhanh chóng nghe theo. Thế nhưng, sau khi các nạn nhân đầu tư hùn vốn chung với người bạn ẩn danh này, họ luôn nằm trong tình trạng âm vốn và không thu được đồng lời nào. 

Nhưng chính vì sự tin tưởng với Blockchain Dream cũng như không chấp nhận tin rằng mình có nguy cơ bị lừa đảo, kèm theo tâm lý muốn gỡ gạc nên các nạn nhân này vẫn tiếp tục đổ tiền vào dự án đầu tư của người bạn chủ kênh mà họ còn không biết mặt. Và tất nhiên là sự việc cũng không có gì thay đổi, nhiều nạn nhân bị “cháy tài khoản” đã bắt đầu đổ lỗi cho Blockchain Dream. Và Andy Quý Vũ lúc này cũng xuất hiện kêu gọi, làm dịu nỗi lo và làm tăng thêm hy vọng cho các nạn nhân, những người này tiếp tục tin theo và lao đầu đổ tiền tiếp. 

2.4. Vỡ lẽ cuộc lừa đảo của Blockchain Dream

Và rồi đến một ngày, Blockchain Dream đã vỡ ra là một cuộc lừa đảo lịch sử có tổ chức bài bản. Người chủ kênh đã thua lệnh đến 45 tỷ VNĐ và anh “bốc hơi” khỏi toàn bộ những diễn đàn. 2 triệu USD tan biến chỉ trong 30 phút, nhưng đem lại cho tổ chức này hơn 10 tỷ đồng do quy định hoàn tiền hoa hồng.

Các nạn nhân của kênh youtube này bấy giờ mới hoảng hồn và vỡ lẽ mình đã bị lừa đảo. Đàng tiếc, họ còn chưa biết mặt Andy Quý Vũ là ai, thì người này đã ẵm toàn bộ số tiền của họ và biến mất mà không để lại dấu vết. 

Blockchain Dream
Blockchain Dream lừa đảo nhưng không bị truy cứu?

Các nạn nhân này bắt đầu viết đơn tố cáo Quý Vũ của kênh Blockchain Dream với tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng như các bạn cũng biết, pháp luật nước ta hiện chưa cho phép các hình thức giao dịch tiền điện tử, và do đó chưa có chính sách bảo vệ quyền cho người tham gia. Nên Andy Quý Vũ, hay nói đúng hơn là toàn bộ tổ chức đứng sau Blockchain Dream là vô tội và không bị truy cứu.

3. Kết

Cuộc lừa đảo có tổ chức lên đến hàng tỷ đồng là một bài học dành cho bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên biết, đây là một cái giá quá đắt cho các nạn nhân của sự việc này, và hy vọng sau đợt này, các nhà đầu tư cần biết quản trị lòng tham của mình hơn để tránh sa vào những phi vụ lừa đảo đánh vào lòng tham này. Ngoài ra, đối với tất cả những ai đầu tư vào thị trường chưa được nhà nước bảo hộ, chúng ta cần phải cẩn thận hơn rất nhiều để tránh các trường hợp như Blockchain Dream.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *