Blockchain là gì? Cách hoạt động, Lợi ích và hạn chế

Blockchain là gì là một trong nhiều câu hỏi xuất hiện nổi bật nhất trong những năm qua. Tiền điện tử có thể là câu chuyện tài chính lớn nhất nhiều năm gần đây. Nhưng lại có nhiều người không hiểu công nghệ cơ bản của chúng – đó là blockchain.

1. Công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain là một sổ cái phi tập trung của ghi chép giao dịch được thực hiện qua các mạng ngang hàng và lưu trữ vĩnh viễn. Nó theo dõi các giao dịch và nhằm vào mục đích xây dựng sự đồng thuận về việc xem xét dữ liệu giao dịch có hợp lệ hay không.

Với công nghệ blockchain, người dùng có thể xác nhận các giao dịch mà không cần thông qua bất kỳ đơn vị trung tâm (như ngân hàng trung ương hay chính phủ).

Thông tin là huyết mạch của hoạt động kinh doanh, nhưng thông tin chỉ hữu ích nếu nó nhanh chóng và chính xác. Blockchain nhằm mục đích cung cấp khả năng lưu trữ thông tin ngay lập tức và minh bạch trên một sổ cái mà chỉ các thành viên mạng mới có thể truy cập được. Các thành viên chia sẻ đều có thể truy cập vào, cùng xem đơn đặt lệnh, thanh toán, tài khoản và các thông tin khác.

Blockchain
Giới thiệu công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain loại bỏ nhu cầu lưu trữ hồ sơ trung tâm và vì sổ cái được công khai nên mọi người liên quan đều có thể dễ dàng truy cập. Tính minh bạch này giúp đẩy nhanh quá trình xác minh, giảm nhu cầu về các chức năng văn phòng hỗ trợ và tăng cường bảo mật cho người dùng.

Ngoài ra, có một lưu ý là Bitcoin và blockchain không giống nhau. Bitcoin được xây dựng trên công nghệ blockchain, và với sự ra đời của nó vào năm 2009 đã cho phép blockchain có ứng dụng đầu tiên trong thế giới thực sau bản phác thảo năm 1991 của W. Scott Stornetta và Stuart Haber. Các nhà nghiên cứu này muốn phát minh ra một hệ thống mà trong đó, thời gian không thể bị thay đổi hoặc giả mạo, nhưng không có ứng dụng cho blockchain vào thời điểm đó.

2. Blockchain hoạt động như thế nào?

Một điều quan trọng người dùng yêu cầu ở blockchain là mọi giao dịch đều phải có biện pháp bảo mật để bảo vệ danh tính của các bên giao dịch nào đó. Và để đảm bảo giao dịch Bitcoin, cũng như các loại tiền điện tử khác, blockchain yêu cầu người truy cập cần có hai khóa – khóa riêng tư và khóa công khai.

Khóa công khai được chia sẻ rộng rãi và có thể được sử dụng để ký và mã hóa một tin nhắn. Còn khóa riêng tư chỉ có người dùng sở hữu tiền điện tử mới được biết, nó bảo mật riêng cho người dùng và hoạt động như một mã pin. Người nhận sử dụng khóa này để giải mã giao dịch, vì vậy bạn không được để mất khóa riêng tư, nếu không sẽ có người lấy được tài sản tiền điện tử của bạn trên blockchain.

Nói chung, sự kết hợp của hai khóa này tạo ra một tài khoản điện tử. Khi bạn sử dụng khóa công khai của mình, một người có thể gửi bitcoin cho bạn (khóa công khai giống như số tài khoản hay số thẻ ngân hàng bạn có thể chia sẻ). Sau đó, tiền điện tử được khóa trong một khối của blockchain, và chỉ có thể mở được khối này bằng khóa bằng khóa cá nhân.

3. Lợi ích

Dưới đây chúng ta cùng điểm nhanh qua về những lợi thế mà công nghệ blockchain mang lại.

3.1. Hiệu quả

Lý do chính khiến tiền điện tử và blockchain tồn tại ngay từ đầu là để giải quyết sự kém hiệu quả nhất định trong hệ thống ngân hàng hiện tại. Ví dụ: khi bạn chuyển tiền ra nước ngoài bằng ngân hàng truyền thống, bạn có thể gặp phải sự chậm trễ đáng kể do quá trình xác minh. Và đây không phải là vấn đề với blockchain, vì nó được thiết kế để cung cấp phản hồi ngay lập tức.

Blockchain
Những lợi ích vượt trội của blockchain

Bên cạnh thời gian phản hồi còn là việc liên quan đến tỷ giá, các ngân hàng phải xử lý các khoản thanh toán xuyên biên giới, và do đó, ngân hàng – với tư cách là cơ chế thanh toán bù trừ – sẽ thực hiện cắt giảm số tiền được chuyển cũng như chuyển đổi ngoại tệ (nếu có). Còn công nghệ blockchain cho phép xử lý thanh toán mà không cần đơn vị trung gian, có thể giảm chi phí xử lý liên quan, cũng như đây là đồng coin được chấp nhận chung ở nhiều nước nên bạn không phải đổi tiền.

3.2. Tính năng bảo vệ nổi trội của blockchain

Một lợi ích chính khác của công nghệ blockchain là bảo mật nâng cao mà blockchain mang lại. Bởi vì người dùng không còn cần bên thứ ba xử lý, nên mọi người có khả năng ít phải lo sợ về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu hơn. Vì bản chất phi tập trung của blockchain đảm bảo rằng không có thực thể nào có thể có được quyền kiểm soát tiền điện tử và chuỗi khối tương ứng của nó.

Ngoài ra, công nghệ blockchain còn có một đặc điểm nổi bật là nó không thể thay đổi. Một khi giao dịch được ghi vào blockchain, nó không thể bị chỉnh sửa hoặc xóa, do đó tạo ra một bản ghi vĩnh viễn. 

4. Mặt hạn chế của Blockchain

Có lẽ hạn chế lớn nhất của blockchain là tác động của nó đến môi trường. Công nghệ blockchain phụ thuộc vào mã hóa để cung cấp tính bảo mật cũng như đạt được sự đồng thuận qua mạng phân tán. Điều này đòi hỏi các thuật toán phức tạp, do đó đòi hỏi một lượng lớn điện áp. Một phân tích của Đại học Cambridge ước tính rằng chỉ riêng Bitcoin đã sử dụng nhiều điện hơn mỗi năm so với toàn bộ đất nước Argentina.

Một nhược điểm khác của công nghệ blockchain, ít nhất là hiện tại, là thiếu quy định rõ ràng. Đây chủ yếu là vấn đề với Bitcoin và các đồng coin khác dựa trên blockchain.

Ví dụ: ở Việt Nam, tiền điện tử không thuộc bất kỳ danh mục tài chính nào và nó chưa được bảo hộ. Hay thậm chí tại Hoa Kỳ, nó cũng không được đặt dưới sự bảo trợ của một cơ quan cụ thể nào. Do blockchain thiếu sự giám sát theo quy định, nên các trò gian lận và thao túng thị trường không phải là hiếm.

5. Ứng dụng

Công nghệ blockchain không cần phải giới hạn trong thế giới tài chính. Ứng dụng của công nghệ blockchain sẽ mở rộng ra ngoài lĩnh vực tài chính, vì nó có khả năng theo dõi các đơn đặt hàng và thanh toán, cung cấp, sản xuất, quản lý tài khoản và thông tin. Blockchain có thể được áp dụng cho nhiều giao dịch cần khả năng truy xuất nguồn gốc, cần giảm chi phí, tăng tốc độ giao dịch và hiệu quả tổng thể, đồng thời cải thiện tính bảo mật và sự tin cậy. 

Blockchain
Khả năng ứng dụng rộng lớn của blockchain trong tương lai

Các chuyên gia đã dự đoán nó có thể được sử dụng trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ngân hàng, chuỗi thực phẩm, hệ thống cung ứng, và thậm chí có thể chính trị. Nói chung, tác động của việc chấp nhận và sử dụng blockchain rộng rãi sẽ rất lớn, nhưng vẫn còn nhiều năm nữa để blockchain đi được đến những ứng dụng quan trọng này, và chúng ta sẽ chờ đón tiếp ở tương lai, có thể còn nhiều ứng dụng blockchain khác mà giờ chúng ta chưa thể nghĩ ra.

6. Kết

Blockchain là một công nghệ nền căn bản cho Bitcoin và các loại tiền điện tử. Nó cũng được coi là công nghệ biến đổi nhất kể từ khi có internet, tuy nhiên nó vẫn là một bí ẩn đối với một nhóm lớn dân số. Vì vậy, chúng tôi đã trình bày bài viết này với hy vọng giải thích rõ được blockchain là gì, cách nó hoạt động như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng được tìm hiểu về những lợi ích, mặt hạn chế cũng như những ứng dụng tiềm năng của blockchain trong tương lai như thế nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *