Blockchain là gì và nó có thể tác động đến doanh nghiệp như thế nào? Thế giới đã thay đổi mạnh mẽ kể từ khi phát minh ra máy tính. Với sự gia tăng của Internet, tiền kỹ thuật số, các công nghệ cách mạng hơn đã ra đời. Một trong những công nghệ đó là blockchain.
1. Blockchain là gì?
Công nghệ blockchain là một dạng cơ sở dữ liệu máy tính được thiết kế để phân quyền và bảo mật dữ liệu điện tử an toàn. Các cơ sở dữ liệu mới của blockchain là duy nhất, vì thiết kế của nó cho phép bảo mật (mà không cần tác động từ bên thứ ba).
Chúng ta cùng tìm hiểu sơ về các cơ sở dữ liệu máy tính tiêu chuẩn, vì blockchain là một dạng cơ sở dữ liệu, nhưng nó khác với các cơ sở dữ liệu chuẩn này ở nhiều điểm. Nói chung, cơ sở dữ liệu chuẩn (hay còn gọi là cơ sở dữ liệu tập trung) đặt dữ liệu vào một định dạng có cấu trúc, giống như một bảng trong trang tính. Cơ sở dữ liệu tập trung này liệt kê thông tin liên quan trong các bảng và hàng, và mỗi hàng được gọi là một bản ghi. Bản ghi bao gồm dữ liệu về một người, địa điểm hoặc sự vật (ví dụ: khách hàng). Sau đó, bên thứ ba sẽ mã hóa các thông tin này.
Vậy, blockchain khác với cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn như thế nào?
1.1. Cách hoạt động
Blockchain lưu trữ dữ liệu dưới dạng nhiều khối thông tin (block). Khi một khối (block) chứa đầy dữ liệu, nó sẽ bị khóa lại và liên kết với một khối mới, qua đó tạo ra một chuỗi (chain) các khối (chuỗi khối – blockchain) giúp nó lưu trữ nhiều thông tin hơn. Và nó lưu trữ từng phần thông tin được bổ sung theo thứ tự thời gian.
Nói chung đơn giản là bạn hãy tưởng tượng blockchain giống như một dây chuyền đóng gói hộp. Bạn đổ đầy các sản phẩm vào hộp, dán băng dính lại khi hộp đã đầy, sau đó đặt một hộp trống mới lên trên để bắt đầu lấp đầy. Nhưng một khi hộp đã được niêm phong, bạn không thể thay đổi, thay đổi hoặc phá hủy bất cứ thứ gì trong hộp đó – đó là cách blockchain bảo mật.
1.2. Tập trung so với phi tập trung
Các cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn là tập trung, có nghĩa là có một PC, máy chủ hoặc máy tính lớn nào đó chứa tất cả dữ liệu điện tử ở một vị trí trung tâm. Vì vậy, cần có một người hoặc công ty kiểm soát máy tính chứa dữ liệu tập trung này. Các doanh nghiệp thường có máy chủ trung tâm của riêng mình để chứa tất cả thông tin cho công ty.
Ngược lại, một blockchain là phi tập trung. Dữ liệu được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu blockchain được trải ra giữa các mạng khác nhau, tạo ra nhiều bản sao của thông tin để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Đây là lý do tại sao thông tin trong blockchain không thể thay đổi được và bị “khóa” khi khối được lấp đầy.
Nếu bạn cố thay đổi thông tin trong một bản sao của blockchain, thì bạn cũng không thể thay đổi toàn bộ thông tin trong các bản sao khác, vì vậy thông tin chính xác trong blockchain được bảo mật và vẫn bị khóa và vĩnh viễn. Ngoài ra, trong cơ sở dữ liệu phi tập trung như blockchain, không có ai, công ty hoặc bên thứ ba có thẩm quyền nào có quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu. Thay vào đó, cơ sở dữ liệu được trải rộng trên nhiều nguồn để tạo cơ sở dữ liệu dùng chung.
2. Blockchain bảo vệ dữ liệu như thế nào?
Công nghệ blockchain không dựa vào các bên thứ ba đáng tin cậy (như chính phủ, công ty tài chính,…) nào để bảo vệ dữ liệu trong cơ sở. Thay vào đó, blockchain sử dụng bản chất phi tập trung của chính công nghệ để bảo vệ dữ liệu, như đã đề cập trên thông qua nhiều bản sao.
Trong cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn, virus máy tính có thể lây nhiễm trong toàn bộ máy chủ và gây nguy hiểm vì tất cả thông tin được lưu trữ trong một khu vực. Tin tặc máy tính có thể tung vi rút, worm hoặc một loại phần mềm độc hại khác vào hệ thống máy tính để làm hỏng hoặc xóa dữ liệu. Nếu điều này xảy ra, thông tin của bạn sẽ bị mất, bị sai lệnh, hoặc bạn có thể mất nhiều thời gian để khôi phục dữ liệu.
Còn với một blockchain, dữ liệu được trải rộng trên nhiều nguồn. Một sự thay đổi trong một bản sao sẽ không làm thay đổi các bản sao khác. Và, thuật toán có thể nhanh chóng xác định vị trí thay đổi thành một bản sao. Vì vậy, nếu một hacker cố gắng sử dụng virus để phá hủy dữ liệu trong một blockchain, thông tin sẽ không bị mất. Và nếu ai đó thay đổi thông tin trong một khối của blockchain, thì dữ liệu ban đầu sẽ không thay đổi theo nó, vì thuật toán có thể nhanh chóng xác định vị trí xảy ra thay đổi.
Bên cạnh đó, quá trình tạo bản sao của blockchain còn có một lợi ích nữa. Đó là nó tuân theo thời gian và thứ tự các sự kiện được thiết lập trong blockchain. Vì vậy, người dùng cũng có thể xác định thời điểm thay đổi diễn ra.
3. Các lợi ích khác của blockchain
Ngoài việc tăng cường bảo mật dữ liệu, blockchain còn cung cấp cho chúng ta thêm nhiều các lợi ích khác. Công nghệ blockchain cải thiện độ chính xác cho việc xác minh bằng cách dựa vào máy tính, thay vì sự tham gia của con người. Và công nghệ này có thể giảm một số chi phí vì không cần xác minh của bên thứ ba.
Blockchain cũng cho phép thực hiện các giao dịch tài chính nhanh hơn vì dữ liệu được trải rộng. Thay vì đợi một cơ sở dữ liệu trung tâm xử lý thông tin, blockchain được chia sẻ cho phép bạn xử lý thông tin nhanh hơn.
4. Các ứng dụng phổ biến hiện nay
Blockchain hiện nay không phải là một khái niệm mới lạ gì trong bối cảnh kỹ thuật số nữa. Nó đang ngày càng trở nên phổ biến do nhiều công dụng hữu ích của mình. Ví dụ, Bitcoin, một dạng tiền điện tử, bắt đầu sử dụng blockchain vào năm 2009 để bảo vệ các giao dịch tài chính của người dùng.
Giờ đây, có nhiều ngành công nghiệp kỹ thuật số khác sử dụng blockchain, bao gồm:
- Tiền điện tử
- Hợp đồng thông minh (các thỏa thuận người mua – người bán được viết thành các dòng mã phần mềm)
- Ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi)
- Tài sản không thể thay thế (NFT), còn được gọi là tài sản tiền điện tử
Nếu bạn sử dụng tiền điện tử hoặc chấp nhận tiền điện tử làm hình thức thanh toán trong doanh nghiệp của mình, thì dữ liệu của bạn từ sàn giao dịch sẽ được lưu trữ trong một blockchain.
Nếu blockchain thường được sử dụng cho các hoạt động như thanh toán hoặc giao dịch tiền điện tử như vậy, thì bạn có thể áp dụng việc sử dụng nó vào hoạt động kinh doanh của mình không?
Hầu hết các mạng blockchain là công khai (ví dụ: Bitcoin). Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn có thể tạo một mạng blockchain riêng. Bạn cũng có thể tạo một mạng blockchain giới hạn để hạn chế những người có quyền truy cập và có thể tham gia vào mạng.
Bằng cách sử dụng mạng blockchain của riêng mình, bạn có thể mã hóa thông tin khách hàng ngoài việc lưu trữ cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn để tăng cường bảo mật. Tuy nhiên hãy nhớ rằng blockchain là một hệ thống cần nhiều tiền để duy trì và giám sát.
5. Kết
Blockchain ra đời như một công nghệ cách mạng trong cuộc sống của chúng ta. Việc hiểu biết về công nghệ này là vô cùng cần thiết, vì nó giúp bạn cập nhật được nhiều phương thức phát triển doanh nghiệp của mình, cũng như theo kịp thời đại hơn. Mong là bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về blockchain là gì, cũng như một số thông tin liên quan đến nó.