Chỉ số NPV là gì? Ưu nhược điểm và phương pháp tính của NPV

NPV thường được dùng để tính độ sinh lời của một dự án nhất định. Nếu nhà đầu tư muốn dự án kinh doanh thành công thì chắc chắn phải hiểu về NPV. Vậy NPV là gì? Ưu nhược điểm và cách tính ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Định nghĩa chi tiết về chỉ số NPV là gì?

NPV là từ viết tắt của Net Present Value, có tên gọi thuần Việt là giá trị hiện tại ròng. Hiểu một cách đơn giản, NPV là giá trị tất cả dòng tiền của một dự án kinh doanh trong thời gian tới được chiết khấu cho đến thời điểm hiện tại.

NPV
Chỉ số NPV

Khi tính toán, NPV có thể tính là là con số >0 (số dương) hoặc <0 (số âm) với các ý nghĩa khác nhau, giúp mọi người nhìn vào có thể xác định được một dự án có đáng để thực hiện hay không. Theo đó:

  • Nếu NPV tính ra là một con số dương, tức mức lời dự kiến ​của dự án có thể vượt qua mức phí dự kiến, và như vậy một nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư và hy vọng vào dự án này.
  • Ngược lại nếu NPV tính ra là một con số số âm, tức mức lời được kỳ vọng có thể sẽ thấp hơn mức chiết khấu. Thực tế thì điều này không hoàn toàn có nghĩa là dự án này sẽ mất tiền, nó vẫn có thể sinh ra mức thu nhập ròng. Tuy nhiên vấn đề là bởi có mức tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ chiết khấu nên mức lợi nhuận đó không có ý nghĩa, và nhà đầu tư có thể xem xét không nên chọn dự án này.
  • Còn một trường hợp cuối cùng là khi tính NPV ra bằng 0, điều này mang ý nghĩa dự án được tính không sinh ra lãi hay lỗ cho người đầu tư, mà ở mức hòa vốn.

Tóm lại, theo lý thuyết thì mọi người nên chọn dự án nào mà giá trị NPV tính ra được là dương và không nên chọn các dự án có giá trị NPV âm vì điều này sẽ gây rủi ro hơn cho số tiền của mình. Còn đối với các dự án đều có NPV dương, nhà đầu tư nên đưa ra quyết định dự án nào có NPV càng cao càng tốt. Còn nếu như đứng trước toàn bộ các dự án đều được tính ra mức NPV là âm,  bạn không nên chọn cái nào cả. Tất nhiên trên đây chỉ là về mặt lý thuyết, nếu bạn có một kế hoạch nào đó chấp nhận mức NPV âm trong thời gian đầu của dự án, bạn hoàn toàn có thể xem xét cẩn thận và đưa ra quyết định của riêng mình.

Phương pháp tính NPV

NPV là một công cụ phân tích rất được các nhà đầu tư ưa chuộng, thường được sử dụng để phân tích khoản lợi nhuận tiềm năng của một dự án. NPV là sự chênh lệch của giá trị dòng tiền ra và giá trị dòng tiền vào của dự án ở hiện tại. Công thức tính của NPV cụ thể như sau:

NPV = ⨊(P/ (1+i)t ) – C

Trong đó:

P: là giá trị dòng tiền vào của dự án 

i: Tỷ lệ chiết khấu 

t: Thời gian tính dòng tiền 

C: Tổng số tiền đã đầu tư ban đầu cho dự án 

Ưu điểm của NPV

NPV đón nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư, bởi so với các chỉ số tài chính khác thì NPV sở hữu những ưu điểm cực kỳ vượt trội. 

NPV
Ưu điểm của NPV

Sử dụng dễ dàng

NPV vốn được biết là chỉ số biểu trưng cho giá trị dòng tiền thu về trong tương lai. Chính vì thế, bất kể nhà đầu tư nào cũng có thể dễ dàng sử dụng NPV. 

So sánh mức độ tiềm năng giữa các dự án 

Bản chất của chỉ số NPV là chỉ ra tiền lãi/tiền lỗ tính đến thời điểm hiện tại của một dự án bất kỳ. Do vậy, các nhà đầu tư có nhìn rõ tiềm năng sinh lời cụ thể của từng dự án. Thông thường nhà đầu tư sẽ ưu tiên chọn các phương án đầu tư có giá trị NPV dương cao nhất.

Đối với những trường hợp mà chỉ số NPV của tất cả các dự án định tham gia đều âm thì tốt nhất bạn không bỏ tiền đầu tư.

Thay đổi tỷ lệ chiết khấu đơn giản

Một ưu điểm cực nổi bật của NPV đó là rất dễ để bạn điều chỉnh, tùy vào nhu cầu tài chính cũng như mục đích sử dụng. Cụ thể, nếu dự án bạn đang đầu tư xảy ra một số rủi ro thì bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh tỷ lệ chiết khấu tương ứng mức rủi ro, nhằm giúp quá trình đánh giá và so sánh trở nên dễ dàng hơn. 

Nhược điểm của NPV

NPV
Những điểm hạn chế còn tồn tại ở NPV

Mặc dù chỉ số NPV giúp ích rất lớn cho các nhà đầu tư nhưng NPV lại có một vài hạn chế. Có thể kể đến như không dễ để ước tính chuẩn xác, chi phí cơ hội không được đề cập đến, không thể khắc họa hết bức tranh tổng quan của toàn dự án, quy mô của dự án không được tính đến.

Không dễ để ước tính chuẩn xác 

Nếu muốn áp dụng được công thức tính của NPV thì bắt buộc nhà đầu tư phải biết tỷ lệ chiết khấu chính xác của các dòng tiền và thời điểm thực hiện tính toán giá trị của từng dòng tiền đó. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế thì những yêu cầu trên không đơn giản để có thể xác định. Do vậy, quá trình tính toán NPV cũng không hẳn sẽ mang về kết quả chính xác 100%.

Chi phí cơ hội không được đề cập

Mục đích của việc tính toán giá trị NPV là trợ giúp các nhà đầu tư nhìn thấu những tiềm năng của các dự án thông qua sự so sánh.Tuy nhiên, chi phí cơ hội của các khoản đầu tư lại không hề được đề cập tới. Chi phí cơ hội ở đây được hiểu là tình trạng thiếu vốn đầu tư cho một dự án có tiềm năng sinh lời cao hơn. Nếu như yếu tố chi phí cơ hội được xem xét đến thì phương án lựa chọn các dự án cơ chỉ số NPV cao nhất để đầu tư chưa hẳn đã được ưu tiên lựa chọn. 

Không thể khắc họa bức tranh tổng quan của dự án đầu tư

Một trong những hạn chế lớn nữa của NPV, đó là không thể giúp các nhà đầu tư hình dung rõ bức tranh tổng quan của dự án, những mất cũng như lợi ích xã hội mà dự án mang lại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn có thể khắc phục được nhược điểm này thông qua việc xem xét thêm một số chỉ số khác như tỷ lệ hoàn vốn,..

Không thể tính toán được độ lớn của dự án 

Chỉ số NPV không giúp các nhà đầu tư nhìn nhận được độ lớn cụ thể của dự án đầu tư. Để có thể hình dung rõ hơn nhược điểm này, mời bạn theo dõi ví dụ cụ thể dưới đây

Hiện tại, một nhà đầu tư đang xem xét đầu tư đối với hai dự án là A và B. Trong đó, dự án A cần rót vốn 4 tỷ và chỉ số NPV là 1 tỷ, còn dự án B cần rót vốn 2 tỷ và chỉ số NPV có thể tạo ra là 0.9 tỷ. Nếu chỉ dựa trên giá trị của NPV để lựa chọn thì hẳn là nhà đầu tư sẽ ưu tiên dự án A. Nhưng thực tế lại chỉ ra rằng, mức lợi nhuận của dự án B đem lại cao hơn A khi tính trên tổng số vốn đã rót ra ban đầu.

Lời kết

Chỉ số NPV thực sự công cụ rất quan trọng để nhà đầu tư có thể đưa ra những đánh giá tương đối chính xác về tiềm năng của các dự án đầu tư.Tuy nhiên, ở NPV vẫn còn bộc lộ một vài yếu điểm, chính vì thế để có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác nhất thì bạn nên sử dụng thêm các chỉ số khác. Hy vọng, bạn sẽ có được những dự án đầu tư với mức lợi nhuận cao trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *