Chứng khoán phái sinh là gì, các loại thường gặp và ưu điểm

Chứng khoán phái sinh là gì? Đây là một công cụ tài chính thường được giao dịch bởi các nhà đầu tư. Phái sinh là hợp đồng giữa hai bên, phụ thuộc vào một tài sản cơ sở để xác định giá trị của nó. Cùng tìm hiểu rõ hơn về kiểu chứng khoán này sau đây.

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính có nguồn gốc từ tài sản cơ bản (có thể là các tài sản tài chính như cổ phiếu, lãi suất, trái phiếu,… hoặc phi tài chính như hàng hóa, năng lượng,…) Quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn,… đều là các hình thức phái sinh.

Ví dụ, hợp đồng tương lai là một dạng cơ bản của phái sinh, và chúng ta cùng phân tích ví dụ để rõ hơn về phái sinh nhé. Trong một hợp đồng tương lai điển hình, một nhà sản xuất thực phẩm có thể đồng ý bán thực phẩm của mình ở một mức giá nhất định trong tương lai. Bên kia của hợp đồng tương lai đồng ý mua với giá đó vào ngày xác lập. 

Rủi ro trong hợp đồng tương lai này bắt nguồn từ việc một bên sẽ bị thua thiệt, hoặc do đồng ý mua với giá quá cao hoặc đồng ý bán với giá quá thấp. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy rủi ro cao sau khi lập hợp đồng, bạn có thể bán lại hợp đồng gốc đó đó cho người khác để chuyển giao rủi ro (tất nhiên có thể sẽ không bán được giá như bạn muốn).

Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là gì?

Ngày nay, thị trường chứng khoán phái sinh ngày càng mở rộng và trở nên phức tạp hơn. Đó là một cách để kiếm tiền tránh khỏi rủi ro mà không thực sự mua một tài sản cơ bản như hàng hóa, cổ phiếu, ngoại hối hoặc trái phiếu chính phủ. Bởi vì chúng là các công cụ tài chính có rủi ro cao hơn, nên các loại chứng khoán này thường được giao dịch bởi các nhà đầu tư tổ chức lớn nhiều hơn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tiếp sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu các kiểu phái sinh thường gặp hiện nay nhé.

2. Những chứng khoán phái sinh thường gặp

2.1. Tín dụng phái sinh

Một phái sinh tín dụng là một cách để mọi người có thể chuyển rủi ro tín dụng, một trong số các tín dụng phái sinh có thể bạn đã biết là hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ CDS. 

CDS đã trở nên nổi tiếng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008? CDS là một phái sinh của một khoản vay (hoặc một số khoản vay) giữa người cho vay và người đi vay. Khoản vay đó được gọi là nghĩa vụ tham chiếu.

Khi một người cho vay, người này sẽ chịu một rủi ro về việc người mượn tiền không trả được nợ. Lúc ngày, người cho vay có thể mua hợp đồng CDS, và họ sẽ phải thanh toán định kỳ thường xuyên một khoản tiền theo hợp đồng cho người bán CDS. Nếu người mượn tiền ban đầu không trả được nợ cho người chủ nợ (lúc này cũng là người mua CDS), thì người bán CDS có nghĩa vụ thanh toán cho người mua khoản tiền được gọi là khoản thanh toán dự phòng hoặc có điều kiện. 

Chứng khoán phái sinh
Các kiểu công cụ phái sinh thường gặp

Theo một nghĩa nào đó, bạn có thể hiểu đơn giản là người mua CDS đang “bán khống” khoản vay ban đầu, khi đặt cược rằng người đi vay sẽ không trả được nợ. Giá trị của khoản thanh toán có điều kiện mà bên bán CDS trả cho bạn, có thể là số tiền được xác định trước, hoặc có thể bằng chênh lệch giữa mệnh giá của khoản vay và số tiền mà đối tượng tham chiếu thu hồi.

2.2. Quyền chọn mua

Một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh phổ biến khác là quyền chọn mua. Người mua quyền chọn mua là quyền mua cổ phiếu ở một mức giá nhất định (giá thực hiện) và vào một ngày nhất định (ngày đáo hạn). Đó là một “quyền chọn” bởi vì người mua không có nghĩa vụ bắt buộc phải mua cổ phiếu này khi đến ngày.

Người mua quyền chọn mua hy vọng rằng giá cổ phiếu trong tương lai sẽ tăng cao hơn giá thực hiện. Còn nếu giá cổ phiếu không tăng đủ để nhà đầu tư thực hiện các quyền chọn của mình thì người này sẽ mất số tiền đã bỏ ra để mua các quyền chọn mua.

2.3. Hợp đồng tương lai và kỳ hạn

Hợp đồng tương lai là hợp đồng đại diện cho thỏa thuận mua hoặc bán một tập hợp tài sản tại một thời điểm xác định trong tương lai với một số tiền xác định.

Giả sử bạn mua một hợp đồng tương lai của cổ phiếu ABC với giá 300.000 đồng – mức giá cổ phiếu của công ty hiện tại trên thị trường giao ngay. Một tháng sau, hợp đồng dự kiến ​​sẽ hết hạn. Tại thời điểm này, cổ phiếu đang giao dịch ở mức 350.000 đồng. Điều này có nghĩa là, bạn kiếm được lợi nhuận là 50.000.000 đồng cho mỗi cổ phiếu, vì bạn đã nhận được cổ phiếu với mức giá rẻ hơn.

3. Ưu điểm của chứng khoán phái sinh

Kiếm tiền từ tài sản đang ở trạng thái nhàn rỗi: Thị trường phái sinh cho phép bạn thực hiện các giao dịch mà không thực sự bán tài sản của mình. Vì vậy, nếu bạn không muốn bán tài sản đã mua cho chiến lược dài hạn của mình, mà vẫn muốn tận dụng sự biến động giá trong ngắn hạn thì các chứng khoán phái sinh là lựa chọn hợp lý. 

Ví dụ: giá trị của một cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm, tỷ giá hối đoái của một cặp tiền tệ có thể thay đổi, các chỉ số có thể biến động, giá hàng hóa cũng có thể tăng hoặc giảm… Và những thay đổi này có thể giúp một nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận (tất nhiên cũng có thể gây ra tổn thất). Đây là lúc các hợp đồng phái sinh trở nên hữu ích, nó có thể giúp bạn kiếm thêm lợi nhuận bằng cách đoán chính xác giá trong tương lai của các loại tài sản cơ bản này, mà không cần thiết phải bán chúng.

Hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh chênh lệch giá: Khi bạn mua thấp ở một thị trường và bán cao ở thị trường khác, nó được gọi là giao dịch chênh lệch giá. Nói một cách đơn giản, bạn đang tận dụng sự khác biệt về giá cả ở hai thị trường.

Chuyển giao rủi ro: Cho đến nay, một trong những lợi ích được đánh giá quan trọng nhất của các hợp đồng phái sinh là chuyển giao rủi ro thị trường từ các nhà đầu tư không thích rủi ro sang những người ham thích rủi ro. Các nhà đầu tư không thích rủi ro sử dụng các chứng khoán phái sinh để tăng cường tính an toàn, trong khi các nhà đầu tư ưa thích rủi ro như nhà đầu cơ thực hiện các giao dịch mạo hiểm, trái ngược để cải thiện lợi nhuận. Bằng cách này, rủi ro sẽ được chuyển giao.

Chứng khoán phái sinh
Những lợi ích đáng kể của công cụ phái sinh

Bảo vệ chứng khoán của bạn chống lại biến động giá: Thị trường phái sinh cung cấp các sản phẩm cho phép bạn tự bảo vệ mình trước sự sụt giảm giá cổ phiếu mà bạn sở hữu. Nó cũng cung cấp các sản phẩm bảo vệ bạn khỏi sự gia tăng giá cổ phiếu mà bạn định mua. Đây được gọi là bảo hiểm rủi ro.

4. Kết

Với mục đích trở thành một nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận tốt, bạn có thể quan tâm đến việc tìm hiểu các chứng khoán phái sinh là gì và chúng hoạt động như thế nào để có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn nên vội vàng và đâm đầu vào đầu tư ngay các công cụ phái sinh này. Bởi vì đây là một công cụ dễ sinh lời, nhưng cũng rất dễ thất bại nặng nề. Các bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường, có thể giao dịch demo trước, và hãy nhớ là chuẩn bị ngân sách hợp lý để tham gia chứng khoán phái sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *