Collateral là gì? Tầm quan trọng của tài sản đảm bảo

Trong nền kinh tế, chắc hẳn không thể thiếu yếu tố vay mượn. Nó trở thành một nhu cầu cần thiết mà các cá nhân, doanh nghiệp, … đều sẽ sử dụng. Việc cho vay sẽ luôn tồn tại những vấn đề bất cập do sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Chính vì điều đó, để góp phần chắc chắn thì sẽ xuất hiện một thứ gọi là Collateral. Vậy collateral là gì? Vai trò của nó ra sao và vì sao phải sử dụng đến yếu tố này thì chúng ta sẽ cùng đến với bài viết bên dưới để giải đáp các thắc mắc về nhân tố quan trọng trong cho vay này.

1. Khái quát về Collateral

Collateral là gì?

Collateral – Tài sản đảm bảo là tài sản được sử dụng làm “tin”. Nói đơn giản, để đảm bảo rằng người đi vay trả nợ cho mình, thì người cho vay sẽ lấy collateral của người đi vay để chắc chắn. Nếu người vay không có khả năng trả, thì người cho vay sẽ lấy tài sản đó.

Không phải bất kỳ khoản vay nào cũng cần đến collateral. Sẽ có nhiều khoản vay bạn không cần đến tài sản đảm bảo. Việc có cần collateral hay không là tùy vào quy định của bên cho vay, hoặc là sự thỏa thuận của hai bên. Nhằm tìm đến phương pháp kí kết phù hợp và đảm bảo nhất. Nó như một mối dây ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên lại với nhau. 

Collateral
Collateral là gì?

Mục đích sử dụng Collateral

Đại diện uy tín của người đi vay: tại sao collateral lại đại diện uy tín của người đi vay? Đơn giản là vì khi bạn đi vay, chủ nợ sẽ không thật sự biết rõ về bạn, khả năng bạn sẽ hoàn lại đúng số tiền đã mượn cũng như lợi nhuận cho vay. Chính vì thế, họ cần một tài sản nào đó của bạn để nhằm gia tăng mức độ uy tín, cũng như độ an toàn. 

Collateral giảm thiểu chi phí, thời gian: Việc để đánh giá mức độ thanh khoản, hay khả năng chi trả của người đi vay là vô cùng tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Mà việc này cũng không hẳn sẽ mang lại thông tin chính xác 100%. Vì thế khi nắm giữ Collateral, sẽ giúp người cho vay an tâm hơn, hạn chế được chi phí thời gian tìm hiểu về bên đi vay.

Hạn chế rủi ro: Việc hạn chế rủi ro này xuất phát từ khả năng chi trả của người đi vay. Nếu người đi vay gặp rắc rối, hay không đủ khả năng có thể cho chủ nợ thì nó sẽ mang lại một hậu quả là người cho vay sẽ mất cả gốc lẫn lãi, tức là mất trắng. Việc nắm giữ Collateral sẽ giúp chủ nợ, giảm thiểu phần rủi ro, họ sẽ không mất tất cả. Bù lại, họ có được quyền sở hữu tài sản đảm bảo đó, lấy lại được phần nào vốn đã mất.

2. Điều kiện để trở thành Collateral

Điều kiện của một Collateral

Để có thể được cho phép trở thành một Collateral thì không cần chịu nhiều sự quy định khắt khe. Chủ yếu sẽ dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Một số đặc điểm của collateral như sau:

Thứ nhất: Collateral thuộc quyền sở hữu người đi vay. Đây là một điều đơn nhiên, vì bên đi vay cần phải lấy tài sản của mình ra thế chấp để nâng cao niềm tin cho chủ nợ, một khi không có khả năng chi trả thì bên đi vay sẽ mất tài sản. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp đặc biệt mà collateral không thuộc sở hữu của người đi vay, ví dụ như: tài sản của bên thứ 3 (đứng ra đảm bảo cho người đi vay), …

Collateral
Đa phần các collateral là tài sản thuộc sở hữu của người đi vay

Thứ hai: Tài sản hợp pháp. Điều này có nghĩa là những tài sản được lựa chọn làm collateral buộc là có thể được sử dụng trong cuộc sống, không phải là những tài sản mà pháp luật cấm như ma túy hoặc những tài sản không có khả năng chuyển nhượng.

Thứ ba: Collateral là tài sản nhận diện được. Tức là những tài sản này phải mô tả được và có thể nhận diện, nhận biết.

Ba điều kiện trên là ba điều kiện cơ bản nhất của một collateral. Thực tế mà nó sẽ có rất nhiều tài sản đáp ứng được cả ba. Ngoài ra, collateral không nhất thiết phải là tài sản ở hiện tại, một tài sản có giá trị ở tương lai cũng sẽ được chấp nhận là collateral.

Ví dụ về Collateral

Nhóm động sản và bất động sản: Nhà ở, công ty, cơ sở sản xuất, nhà kho, các dây chuyền máy móc, phương tiện di chuyển, các loại tài sản cố định, những tài sản mang giá trị như vàng, bạc, đá quý, … những tài sản có giá trị sử dụng và có giấy tờ xác nhận chính chủ thuộc sở hữu, ….

Nhóm tài sản tài chính: Những giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn, hợp đồng bảo hiểm, thương phiếu, … cũng là các collateral 

Nhóm tài sản đảm bảo có hiệu lực ở thời điểm tương lai: Những collateral mang giá trị tương lai sẽ được thể hiện ở giấy tờ vào thời điểm hiện tại. Chúng sẽ có sự thay đổi và hiệu lực vào một thời điểm đã kí kết trong tương lai. Ví dụ như những khoản cho vay lấy lời, những bất động sản thỏa thuận mua bán ở tương lai, …

Ngoài ra còn rất nhiều collateral khác chưa được đề cập đến, chúng tôi sẽ nói cụ thể ở phần sau. Miễn là có giá trị thỏa thuận giữa hai bên và hợp pháp.

Collateral
Có rất nhiều tài sản có thể trở thành một Collateral

3. Phân loại Collateral

Chúng tôi đã đưa một số ví dụ về collateral ở trên, ở phần này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số nhóm của collateral, để có thể có một cái nhìn tổng quát và sự nhận diện rõ hơn về tài sản đảm bảo. Dưới đây là 4 nhóm chính của collateral

Collateral để thế chấp

Ở nhóm này chúng tôi đã nhắc đến xuyên suốt bài viết. Việc thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phải trả vốn và lãi cho người cho vay. Giả sử bạn là người đi vay, lúc kí kết thế chấp thì bạn không cần giao toàn bộ tài sản, mà bạn sẽ vẫn nắm giữ collateral, nhưng bạn sẽ giao giấy tờ chứng minh bản thân là chủ của tài sản đó cho chủ nợ. Về sau, đến một thời điểm đã gia hạn ban đầu, nếu bạn không đủ khả năng chi trả cho khoản vay bạn sẽ bị phát mãi, tức là thu hồi tài sản mà bạn sử dụng để thế chấp. Điều này giúp người cho vay không bị mất trắng mà sẽ thu hồi lại được một phần vốn.

Collateral để cầm cố

Cầm cố sẽ tương tự như thế chấp tuy nhiên sẽ khác ở chỗ, người cho vay (người cho cầm cố) sẽ là người nắm giữ tài sản. Nó cũng là một hình thức cho vay, bạn sẽ sử dụng tài sản của mình để đổi lấy một khoản vay mượn và giao collateral cho người nhận cầm cố. Đến đáo hạn, nếu bạn không thanh toán được khoản vay thì người nhận cầm cố sẽ phát mãi và nắm giữ hẳn tài sản của bạn.

Collateral
Có bốn loại Collateral là thế chấp, cầm cố, bên thứ ba và tương lai

Collateral là bên thứ ba

Đối với collateral này bên đi vay sẽ được bảo lãnh bởi một bên trung gian gọi là bên thứ ba. Vậy nhiệm vụ của bên thứ ba là gì? Để đơn giản, chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn xem một ví dụ: A là người đi vay, B là người cho vay và C là bên thứ ba (người bảo lãnh A). A vay B, khi đến hạn phải thanh toán khoản vay và lãi thì A không có khả năng chi trả, lúc này C sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chi trả cho B thay A.

Collateral là tài sản tương lai

Collateral trong nhóm này sẽ chưa xuất hiện ở thời điểm giao kết hợp đồng vay – cho vay giữa hai bên, hoặc là đã kí kết nhưng người đi vay chưa nắm giữ tài sản ở thời điểm đó. Nhưng người đi vay sẽ nắm giữu tài sản đó trong tương lai. Những collateral thuộc tài sản tương lai buộc phải có sự xác minh về tính sở hữu để đảm bảo tính minh bạch, ghi rõ số lượng, đặc điểm sản phẩm, … và không được là tài sản đang thuộc diện bị tranh chấp.

Ở trên là một số kiến thức, thông tin về Collateral. Bài viết cũng giúp bạn hiểu hơn về collateral là gì? có tác dụng ra sao? được phân chia như thế nào? Đi vay luôn là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống mà dường như không thể thiếu. Việc hiểu hơn về collateral sẽ giúp bạn không chỉ biết thêm kiến thức mà còn có thể áp dụng cho chính bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *