Credit Rating là gì? Tầm ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng

Nếu bạn đang có ý định vay tiền cá nhân hay vay cho công ty của mình thì cần tìm hiểu về Credit Rating. Để biết rằng mức độ tin cậy của mình có đạt yêu cầu để vay vốn không và có thể vay được bao nhiêu tiền. Đồng thời người cho vay cũng cần biết Credit Rating là gì? Nào, cùng tìm hiểu mọi thông tin bổ ích trong bài viết này nhé.

1. Tổng quan về Credit Rating

Credit Rating là xếp hạng tín dụng để đánh giá về mức độ uy tín của đối tượng vay. Qua quá trình xem xét thông tin cá nhân, nghề nghiệp, lịch sử giao dịch, tài sản để xác định mức độ uy tín. Doanh nghiệp cần đưa tờ khai thuế, báo cáo tài chính để được vay.

credit rating
Credit Rating là gì?

Dựa trên những điều khoản đã đưa quy định, các bên thiết lập những nghĩa vụ cụ thể. Tổ chức đánh giá Credit Rating là văn phòng tín dụng. Có thể kể đến các văn phòng trên thế giới như: Experian, TransUnion, Fair Isaac… Họ thực hiện đánh giá mức độ tin cậy cho các cá nhân vay vốn.

Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức Chính phủ thì được cơ quan xếp hạng Credit Rating xem xét, đánh giá. Các tổ chức này rất uy tín: Standard & Poor, Fitch…

Xếp hạng tín dụng thực chất đã được ra đời từ thế kỷ 19. Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển với sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn mạnh và có cả những công ty start up. 

Dẫn đến sự chênh lệch về quy mô, tài sản giữa các công ty. Sinh ra sự lo lắng khi công ty lớn cho công ty nhỏ vay thì liệu họ có trả nợ cho mình được không. Nếu lỡ như họ kinh doanh thất bại, phá sản thì sao? Chính vì thế đây là lý do để các công ty thiết lập xếp thứ hạng tín nhiệm. Qua bảng xếp hạng này để biết mình có thể cho đơn vị nào vay vốn và đảm bảo hoàn vốn an toàn. Cũng từ đây đã trở thành bàn đạp để xếp hạng tín dụng ra đời.

2. Vai trò của Credit Rating

Xếp hạng tín dụng Credit Rating luôn được thực hiện một cách khách quan, công bằng nên các doanh nghiệp, tổ chức có thể yên tâm về bảng xếp hạng này. Khi xếp hạng tín dụng càng cao thì người vay sẽ trả mức lãi suất càng thấp. Nói chung tất cả người đi vay đều mong muốn mình được đánh giá Credit Rating cao nhất có thể. 

Dù thế các văn phòng, cơ quan xếp hạng luôn rà soát thông tin cẩn thận để đánh giá tình hình tài chính của đối tượng đi vay. Từ đó xem khả năng trả lại nợ của họ có cao hay không. Để các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư và với lãi suất như thế nào.

Nếu như Credit Rating xếp hạng bạn thấp thì rất có thể bạn sẽ không được vay vốn. Nếu được vay thì sẽ phải trả với lãi suất rất cao. Điều này thật sự ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của cá nhân và doanh nghiệp.

credit rating
Credit Rating chi phối thị trường

Bên cạnh đó, thông qua bảng xếp hạng để các nhà đầu tư biết được các doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, có tăng trưởng hay không. Từ đó họ quyết định đầu tư trái phiếu vào các công ty tiềm năng.

Xếp hạng Credit Rating được thực hiện dựa trên 2 cách: tự xếp hạng và xếp hạng khi được thưởng thức. Đối với hình thức tự xếp hạng thì bạn phải trả mức phí để có thể xem được danh sách xếp hạng từ văn phòng tín dụng, cơ quan xếp hạng. Còn với cách còn lại thì thường được công ty xây dựng nợ sử dụng.

Tùy vào đối tượng mà sẽ có quy định, tiêu chí khác nhau để đánh giá xếp hạng tín dụng. Nhưng sẽ không thể thiếu được tình hình công nợ, tình hình tài chính của đối tượng đi vay.

3. Sự ảnh hưởng của Credit Rating

Theo mình thấy xếp hạng tín dụng có tác động không hề nhỏ lên thị trường. Nếu như các cơ quan xếp hạng hạ mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp hay cơ quan Chính phủ thì sẽ thay đổi cục diện của đối tượng đó. Họ sẽ mất đi lòng tin của người tiêu dùng, bên cho vay và giá trái phiếu giảm. Nếu Credit Rating đồng loạt hạ mức xếp hạng thì sẽ gây xáo trộn thị phần chứng khoán.

Cùng với đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đơn vị xây dựng nợ. Đặc biệt khi thay đổi vị trí xếp hạng của các doanh nghiệp lớn, nắm thị phần kinh tế thì ảnh hưởng càng lớn hơn. Chẳng hạn như vào năm 2011 đã có lần thị trường thế giới chao đảo vì xếp hạng tín dụng của Hy Lạp, Bồ Đào Nha lao dốc.

Vì danh sách đánh giá mức độ tín nhiệm này có vai trò rất lớn nên đòi hỏi sự công tâm từ các tổ chức thực hiện. Việc làm trái với quy định, sai lệch về đạo đức của các nhân viên, văn phòng đánh giá có thể khiến doanh nghiệp phá sản.

4. Credit rating tại Việt Nam

Nước ta bắt đầu xếp hạng tín nhiệm vào tháng 09 năm 2014. Theo đó, Bộ Tài Chính Việt Nam đã đưa ra những quy định để thực hiện Credit Rating. Dự kiến đến năm 2030 sẽ tiến hành cấp chứng nhận cho 5 doanh nghiệp được phép xếp hạng. 

credit rating
Credit Rating tại nước ta chưa phát triển

Trong đó, doanh nghiệp vinh dự được thực hiện Credit rating đầu tiên ở nước ta chính là công ty Sài Gòn Phát Thịnh Rating. Như vậy đủ thấy mức độ uy tín của đơn vị này và cũng là doanh nghiệp duy nhất hiện nay có quyền xếp hạng tín nhiệm. Do quy mô thị trường trái phiếu của nước ta cũng chưa phát triển nên việc thực hiện Credit Rating chưa được chú trọng như ở những quốc gia khác.

Cụ thể thị trường trái phiếu nước ta chỉ chiếm chưa tới 40% GDP. Trong khi đó ở Thái Lan đã chiếm đến 73% GDP, Singapore chiếm hơn 82% GDP. Tại Malaysia con số đó lên đến 95% GDP. 

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến Credit Rating

Sau khi đã tìm hiểu những kiến thức chung của Credit Rating thì mình sẽ giới thiệu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng. Trước tiên, bạn cần quan tâm đến các lịch sử vay vốn, tài chính mình đã thực hiện trước đây. Nếu như bạn đang mắc một khoản vay lớn chưa trả xong thì sẽ bị hạ mức tín nhiệm. Hoặc trong quá khứ bạn từng không thanh toán nợ đầy đủ, trễ hạn cũng sẽ là điểm trừ không hề nhỏ.

Tiếp đến, các cơ quan sẽ đánh giá khả năng phát triển kinh tế của bạn trong tương lai. Thông qua đó xem xét công ty bạn có những kế hoạch hay tiềm nay gì để phát triển. Vì chỉ khi họ nhìn thấy được tương lai tương sáng của bạn thì mới xếp hạng cao để bên cho vay mạnh dạn chi tiền.

credit rating
Lịch sử giao dịch chi phối Credit Rating của bạn

Để giúp mình tăng xếp hạng tín dụng thì bạn cần thực hiện trả lãi suất, trả nợ đúng hạn để sau này muốn vay cũng sẽ dễ dàng hơn. Vì bạn đã có lịch sử giao dịch tín dụng uy tín. Bên cạnh đó khi được yêu cầu xuất trình bản kê thuế, tài chính thì bạn cần cung cấp thông tin một cách trung thực. Nếu cơ quan phát hiện bạn gian lận thì sẽ hạ mức xếp hạng của bạn xuống rất thấp.

Ngoài ra nếu bạn chưa từng sử dụng dịch vụ tín dụng thì cũng cân nhắc thực hiện. Nên bắt đầu bằng số tiền nhỏ để đảm bảo mình có khả năng trả đúng hạn. Tránh trường hợp “vung tay quá tráng” mà không đủ khả năng để trả. Dẫn đến nhiều rủi ro và lịch sử giao dịch xấu. 

6. Lời kết

Để công việc của bản thân và công ty thuận lợi thì bạn cần lưu ý các tiêu chuẩn để nâng vị trí của mình trong xếp hạng tín dụng. Không ngừng cải thiện để có thể vay vốn với lãi suất thấp nhất có thể, đó thật sự là khoảng tiền tiết kiệm không hề nhỏ.

Mình hy vọng bài viết đã chia sẻ được những thông tin mà các bạn đang tìm kiếm về Credit Rating là gì. Chúc các bạn thành công, thịnh vượng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *