Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 10 năm gần đây

Nếu bạn đang tìm hiểu về nền kinh tế đất nước Việt Nam thì hẳn bạn sẽ tìm hiểu về lạm phát của nước ta trong giai đoạn 2010 – 2020. Vậy tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm đã có những biến động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp giảm thiểu lạm phát của Việt Nam.

1.Khái niệm lạm phát

Lạm phát là hiện tượng nền kinh tế có mức giá trung bình tăng dần theo thời gian. Lạm phát cơ bản phản ánh cho thấy sự biến động trong dài hạn của mức giá chung, đã loại bỏ đi những biến động ngẫu nhiên hay tạm thời của chỉ số CPI.

tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là gì?

Thước đo chính trong tính toán tỷ lệ lạm phát là chỉ số CPI – chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra các chỉ số khác như chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số điều chỉnh GDP,…

2. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm gần đây

Chỉ số CPI bình quân được thống kê tại bảng dưới đây. Giả sử chỉ số CPI của năm trước đó là 100.

tỷ lệ lạm phát
Bảng thống kê lạm phát của Việt Nam từ 2010 – 2020

Dựa vào bảng trên,ta thấy được tỷ lệ lạm phát một năm là sự biến đổi của CPI bình quân của năm. Từ đó, tỷ lệ mức lạm phát được tính bằng chỉ số CPI của năm sau trừ đi chỉ số CPI năm trước 100.

Ví dụ đơn giản như vào năm 2020, ta thấy chỉ số CPI bình quân là 103.23 thì khi tính tỷ lệ của lạm phát sẽ là (103.23 – 100)/100% = 3.23%. Cách tính tương tự cho các năm còn lại.

3. Biểu đồ lạm phát Việt Nam giai đoạn 10 năm gần đây

Dựa vào bảng thống kê trên, ta có biểu đồ lạm phát Việt Nam qua các năm

tỷ lệ lạm phát
Biểu đồ lạm phát Việt Nam năm 2010-2020

Nhìn vào biểu đồ trên, năm 2011 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 10 năm gần đây với tỷ lệ lạm phát là 18.58%. Trong những năm tiếp theo của giai đoạn năm 2011 – 2015, Nhà nước ban hành và áp dụng các chính sách thắt chặt hơn về tài khóa, tiền tệ đồng bộ cả nước. Đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình gia tăng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu. Nhờ vậy sau năm 2011 đến năm 2015 mức lạm phát của nước ta giảm dần và đạt ngưỡng kỷ lục thấp là 0.63%. 

So sánh tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2007-2011 và giai đoạn 2012-2017 thì mức lạm phát của giai đoạn 2012-2017 thấp hơn hẳn là nhờ việc chi tiêu trong các hộ gia đình được đẩy mạnh hơn. Chi tiết là ngân sách nhà nước được chi tiêu giảm mạnh từ 21.4% xuống còn 13.2%. Cung tiền M2 cũng giảm tốc độ từ 32.5% xuống còn 16.9%. 

Việc Nhà nước tiến hành chính sách thắt chặt về tiền tệ, tài khóa từ năm 2011 đã làm ảnh hưởng đến việc đầu tư của các doanh nghiệp. Cụ thể, giai đoạn năm 2012-2016, tỷ lệ đầu tư của toàn xã hội / chỉ số GDP bình quân cả nước chỉ đạt 27%. Trong khi đó, giai đoạn 2007-2011, trước khi ban hành chính sách thắt chặt, tỷ lệ này đạt ngưỡng khá cao là 35.7%, tính riêng năm 2007 đã đạt gần tới 40%. Việc này có dẫn đến một số hậu quả như sau:

Mức nợ của quốc gia vẫn đạt ngưỡng cao, gần với mức trần do Quốc hội đã đề ra là 65%, đã làm thâm hụt ngân sách Nhà nước. Tỷ trọng chi để đầu tư phát triển cũng giảm theo từ mức 27.5% xuống 19.7%. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng khi họ vì muốn đảm bảo tính thanh khoản nên đã không muốn thực hiện cho vay và cũng lo lắng nợ xấu sẽ tăng cao.

Các công ty vì khoản nợ xấu đã quá hạn trong quá khứ nên phải làm việc trả nợ. Việc này đã làm giảm đi tỷ lệ nợ. 

tỷ lệ lạm phát
Các mối liên quan đến tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát giảm ở mức thấp trong năm 2015 và 2016. Đo lường mức lạm phát từ GDP, PPI, cơ bản thì lạm phát ở mức khá thấp dưới 2%. Tiêu biểu trong 2 năm 2015 và 2016, lạm phát PPI giá sản xuất liên tiếp đạt mức âm.

Giai đoạn năm 2016 – 2020, mức lạm phát của nước ta luôn chỉ giao động trong ngưỡng 4%. Có thể thấy rằng Nhà nước đã cố gắng giữ mức ổn định của lạm phát.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng của năm 2017 bình quân tăng lên 3.53%, tỷ lệ lạm phát cùng kỳ tháng 12 so với năm 2016 cũng chỉ đạt 2.6%. Khi so sánh lạm phát cơ bản với lạm phát chính thì lạm phát chính cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch vụ y tế có giá tăng cao hơn. So với các nhóm hàng khác thì dịch vụ y tế có mức giá tăng 37.3% trong năm 2017. 

Trong những năm gần đây, với chính sách thắt chặt về tài khóa, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ ở mức 4%. Thông qua việc Nhà nước lập kế hoạch cho ngân sách những năm sắp tới như mở rộng cơ sở thuế, thì thấy rằng tỷ lệ nợ của đất nước vẫn sẽ giữ ổn định. Việc đầu tư vẫn khó để đạt được những tiến bộ cao hơn. 

Thời điểm trước, vì nguồn ngân sách cho việc phát triển các cơ sở hạ tầng bị thiếu hụt mà Nhà nước đã thông qua hình thức BOT để khuyến khích các nhà kinh tế, doanh nghiệp tham gia vào đầu tư các dự án về giao thông. Tuy nhiên quá trình triển khai, làm việc gặp nhiều bất cập. Do đó, tỷ lệ cho đầu tư công sẽ có xu hướng tiếp tục giảm trong tương lai. 

Còn đối với chính sách về tiền tệ, hay các biện pháp đã được nêu ra trước đây nhằm giảm thiểu các khoản nợ bị quá hạn thanh toán vẫn chỉ là mang tính chất về hình thức là nhiều, chưa có đi sâu vào giải quyết triệt để. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên mức lãi suất điều hành tại ngưỡng khá cao, mặc dù rằng mức lãi suất này của ngân hàng Nhà nước chỉ tác động chủ yếu đến mức lãi suất trên thị trường tài chính liên ngân hàng.

tỷ lệ lạm phát
Biểu đồ lạm phát một vài tháng của năm 2020

4. Các biện pháp đề ra nhằm giảm thiểu lạm phát

Nhà nước cần kiểm soát quá trình chi tiêu chặt chẽ và hiệu quả hơn

Để đảm bảo sự cân bằng trong nguồn cung và nguồn cầu về hàng hóa thì cần tập trung việc phát triển nền nông nghiệp, công nghiệp sản xuất, du lịch và dịch vụ.

Quá trình xuất nhập khẩu cần kiểm soát tốt hơn. Đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập.

Thực hiện triệt để các chính sách về tiết kiệm trong quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng.

Kiểm soát chặt chẽ các hành vi gian lận trong thương mại, buôn lậu hàng hóa và chấp hành về giá cả đúng theo quy định pháp luật.

Chính sách an sinh xã hội hỗ trợ những người khó khăn cần mở rộng để đời sống người dân ổn định hơn.

Đẩy mạnh việc truyền thông, tuyên truyền biện pháp sản xuất, tiêu dùng hợp lý.

Lời kết

Qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế cũng như tỷ lệ lạm phát đang diễn ra tại Việt Nam. Có thể nói rằng, việc lạm phát đều diễn ra trên mỗi quốc gia. Tuy nhiên, không phải lạm phát lúc nào cũng đi đôi với những tiêu cực, tác động xấu đến nền kinh tế quốc gia. Thay vào đó, nhiều đất nước đã tận dụng lạm phát như một động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Với những kiến thức cơ bản này, bạn có thể áp dụng vào học tập hoặc đầu tư về tài chính một cách hợp lý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *