Đầu tư: Phân loại, cách hoạt động thế nào và các chiến lược

Đầu tư nghe có vẻ rủi ro và không mấy an toàn, tuy nhiên bạn chớ lo vì nó có nhiều loại, và các mức độ rủi ro cũng khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giải thích cho bạn thế nào là đầu tư, cũng như lý do tại sao nên bắt ngay từ bây giờ.

1. Giới thiệu đầu tư là gì?

Đầu tư là hành động mua vào các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, quỹ hoặc bất kỳ thứ gì mà giá trị có thể tăng lên theo thời gian, với kỳ vọng rằng nó sẽ tăng giá trong tương lai khi bạn bán, hoặc bạn được hưởng lợi hàng kỳ từ một số vốn.

Thực tế là bất kỳ ai có tiền tiết kiệm thì đều có thể tham gia vào việc đầu tư này được, nhưng tham gia vào tài sản gì thì bạn nên tìm hiểu kỹ trước. Quyết định chiến lược của bạn phụ thuộc vào số tiền bạn có thể bỏ ra và mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận. 

đầu tư
Khái niệm đầu tư là gì?

Một nhà đầu tư không phải lúc nào cũng là người giàu có với số vốn vô cùng lớn như Warren Buffett hay người sáng lập Amazon, tỷ phú Jeff Bezos. Nói về những tỷ phú này rất rời thực tế, và điều quan trọng là bạn có thể bắt đầu tham gia ngay lúc này nếu bạn đã có một khoản tiền tiết kiệm.

2. Phân loại đầu tư

Chúng ta thường được phân loại thành 2 kiểu như sau:

  • Đầu tư tăng trưởng: Là các loại nhắm vào các quyền chọn tăng trưởng cao như cổ phiếu với kỳ vọng rằng chúng sẽ tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình. Tuy nhiên, chúng có thể ngắn hạn hơn, đi kèm với rủi ro lớn hơn và đòi hỏi sự chú ý, phân tích và làm việc nhất quán, kỷ luật hơn.
  • Đầu tư phòng thủ: Là bạn thực hiện trong các loại tài sản mà lợi nhuận có thể mang lại lợi nhuận thấp hơn, tuy nhiên an toàn hơn. Ví dụ, trái phiếu ổn định hơn, ít rủi ro hơn và tạo ra thu nhập cố định hơn các loại trái phiếu hay tiền điện tử.

Những người chủ động đầu tư và quản lý các khoản danh mục của mình với hy vọng thu được lợi nhuận trên mức trung bình, cần phải có sự chú ý, phân tích thị trường và học tập liên tục để hiểu rõ những biến động liên quan đến các tài sản người đó quan tâm.

Ngược lại, một số người có thể chọn đầu tư thụ động vào các loại trái phiếu có thu nhập cố định để tạo ra thu nhập thụ động dài hạn hơn, nhưng ít cần sự chú ý thường xuyên hơn.

3. Đầu tư hoạt động như thế nào và có rủi ro không?

Mặc dù mọi người đều có thể và nên tham gia ngay vào thị trường này, nhưng mọi người cũng cần biết là các khoản vốn bạn bỏ ra này sẽ kèm với rủi ro và tài sản không được đảm bảo tăng hoặc giữ giá trị theo thời gian. Đôi khi mọi người có thể kiếm được cổ tức đáng kể nếu tình hình kinh tế tốt, và lại mất tiền khi các khoản tài sản giảm giá trị trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Một người không thích rủi ro mà vẫn muốn khoản tiền tiết kiệm của họ tăng lên mà không bị ảnh hưởng bởi lạm phát thì có thể cân nhắc chọn vào trái phiếu hoặc bất động sản. Ngược lại, một người có khả năng chấp nhận rủi ro cao có thể thích chọn vào cổ phiếu hoặc thậm chí là các loại tiền điện tử hơn. Về mặt lịch sử, cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao hơn các Chứng chỉ tiền gửi (CD), trái phiếu hoặc các sản phẩm tài chính có rủi ro thấp khác.

đầu tư
Đầu tư hoạt động ra sao?

Nói chung, khi quyết định tham gia vào thị trường tài chính, bạn cần nắm rõ là đầu tư vào đâu phụ thuộc vào ba điều:

  • Ngân sách
  • Mục tiêu thu được lợi nhuận gì
  • Và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn

4. Lưu ý phân bổ tài sản

Có lẽ bạn đã nghe thấy một lời khuyên thường thấy được áp dụng rất tốt cho việc đầu tư, đó là đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Đúng vậy, điều cần thiết là phải đa dạng hóa danh mục tài sản của bạn để bù đắp rủi ro, và không đặt tất cả tiền của bạn vào cùng một loại tài sản khi tham gia đầu tư.

Phân bổ tài sản là cách bạn dàn trải các khoản vốn của mình trên các danh mục khác nhau, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản. Các lớp tài sản không di chuyển đồng bộ, điều này làm giảm rủi ro trong danh mục tài sản của bạn trước sự biến động của thị trường. Ví dụ, người ta có thể bù đắp rủi ro từ các khoản như cổ phiếu bằng cách tham gia một phần vốn vào trái phiếu.

5. Các chiến lược phổ biến

Có một số chiến lược mà bạn cần biết để xác định xem mình hợp với loại nào hơn, được trình bày sau đây:

5.1. Đầu tư giá trị

Đây là một chiến lược mua và giữ, có nghĩa là bạn sẽ mua các cổ phiếu được định giá thấp và giữ chúng trong một thời gian dài với hy vọng chúng sẽ lấy lại giá trị theo thời gian. 

Chiến lược này được gọi là đầu tư thông minh, được rất nhiều các “tay to mặt lớn” trên thị trường thực hiện như Warren Buffett. Đây là một chiến lược yêu cầu bạn phải phân tích thị trường chặt chẽ và chú ý đến các sự kiện hiện tại để xem cổ phiếu nào có thể bị định giá thấp.

Đây là một chiến lược có mức độ rủi ro cao và để nó hoạt động, người ta phải cam kết dài hạn và vượt qua những mức xuống giá ngắn hạn của loại tài sản đó.

5.2. Đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng là xem xét những gì có thể mang lại tiềm năng nhất trong tương lai, ví dụ: đâu sẽ là xu hướng tiếp theo. Tuy nhiên, chiếc lược này nghe có vẻ rủi ro mang tính đầu cơ, vì nó đòi hỏi đến việc xem xét các xu hướng và diễn biến thị trường hiện tại, tình hình kinh tế và các ngành cụ thể đang phát triển mạnh để đánh giá tiềm năng phát triển của chúng.

Ví dụ, những người dám đầu tư vào các công ty công nghệ dựa trên internet tiếp quản vào những năm 1990. Hoặc bây giờ, người ta có thể phân tích xem liệu thương mại điện tử có tăng trưởng hơn nữa hay không trước khi chọn mua cổ phiếu vào Amazon (NASDAQ: AMZN), hoặc liệu ô tô điện sẽ tiếp quản trong tương lai như thế nào trước khi chọn vào Tesla (NASDAQ: TSLA).

đầu tư
Một số chiến lược quan trọng bạn có thể theo đuổi trong hành trình đầu tư

Các nhà đầu tư tăng trưởng cũng có thể đánh giá tiềm năng bằng cách xem xét hiệu suất tài chính gần đây của công ty, để xác định xem cổ phiếu tăng trưởng đó có liên tục tăng trưởng và có thành tích tốt về thu nhập và doanh thu hay không.

6. Kết

Nói tóm lại là trước khi bạn bắt tay vào thị trường tài chính bằng số tiền tiết kiệm cực khổ của mình, hãy đảm bảo học hỏi, cân nhắc và nghiên cứu đầy đủ thị trường bạn muốn dấn thân vào. Đây không phải là một bộ môn gì đó quá khó hay cao xa, nhưng nó cũng đòi hỏi người tham gia phải có sự hiểu biết thấu đáo về rủi ro và phần thưởng mà mỗi loại tài sản có thể mang lại.

Bạn cũng nên tự hỏi mình bạn tham gia vào chiến lực nào? Suy nghĩ về mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận, cho dù bạn là người không thích rủi ro hay dám chấp nhận rủi ro. Và bên cạnh đó phải xem là mức phần thưởng tương quan với mức độ rủi ro bạn mong muốn là gì. Cuối cùng, bạn nên đa dạng hóa danh mục vốn của mình, cũng như nhớ rằng chỉ nên dùng khoản tiền dư ra của bạn, mà bạn không cần đến khi gặp sự cố, và dám để mất số tiền đó nếu việc toàn bộ danh mục đầu tư ài sản của bạn gặp rắc rối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *