FOMO là gì? Cảm xúc đằng sau và cách tránh FOMO khi trading

FOMO là gì và vì sao FOMO tồn tại được? Đây là một thuật ngữ, hay đúng hơn là một hiện tượng thường thấy trong đời sống nói chung và trading nói riêng. FOMO có thể gây ra nhiều nguy hiểm khi bạn nằm trong trường hợp này mà không biết cách dứt ra.

1. FOMO là gì?

FOMO (Fear of Missing Out) hay nỗi sợ bỏ lỡ là một danh từ thể hiện sự lo lắng rằng một sự kiện thú vị, một cơ hội tốt có thể đang xảy ra ở nơi khác mà bạn sợ sẽ bỏ qua. Năm 2013, từ điển Oxford Dictionaries Online đã chính thức thêm FOMO vào danh sách các từ. 

Giờ đây, với internet và phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ, chúng ta cập nhật thế giới chỉ trong vài lần chạm, thì hiện tượng FOMO trong chúng ta đã tăng lên rất nhiều. Đặc biệt là khi một số người bạn của bạn bắt đầu nhắn tin về việc họ đang ở đâu hoặc đăng một câu chuyện trên Instagram tại một bữa tiệc sang chảnh, trước một chuyến du lịch mắc tiền,…

FOMO
FOMO là gì?

Đấy là FOMO trong cuộc sống, còn trong trading, FOMO được xác định là một việc vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả lợi nhuận của chúng ta nếu bạn không biết cách kiểm soát đúng mực.

2. Tại sao chúng ta cảm thấy FOMO?

Chúng ta có thể thực hiện 10 giao dịch có lợi nhuận tốt liên tiếp và cảm thấy vui, nhưng chỉ 1 giao dịch xấu cũng có thể khiến chúng ta buồn hơn nhiều. Nói một cách dễ hiểu, chúng ta ghét bị thua thiệt về bất cứ thứ gì và muốn có được mọi thứ, đó là lúc FOMO hình thành.

Và dưới đây là 3 trình kích hoạt FOMO lớn mà các nhà giao dịch thường gặp nhất.

  • Truyền thông xã hội sinh FOMO: Mỗi khi thấy người có ảnh hưởng nào trên Instagram hoặc Twitter đăng về những thành tựu của họ trong giao dịch, bạn có bao giờ tự nghĩ: “Đáng lẽ ra đó là tôi”? Nhất là khi người đó đồng trang lứa với bạn, hoặc nhỏ tuổi hơn, hay tham gia vào trading sau bạn… và FOMO xuất hiện.
  • Tin tức sinh FOMO: Tin tức có thể dưới dạng một thông cáo báo chí hoặc là một cảnh báo của chuyên gia. Có thể bạn và rất nhiều người đã từng tưởng tượng ra việc, bạn là người biết tin tức đấy đầu tiên và chọn mua / bán tài sản thì sẽ thu về lời rất nhiều, đó là FOMO. Tuy nhiên, sự thật là bạn sẽ không bao giờ là người đầu tiên biết những sự kiện này. Cho dù đó là nhà báo hay chuyên gia, họ sẽ luôn đi trước bạn một bước trước khi xuất bản tin tức.
  • Thị trường biến động sinh ra FOMO: Đó là khi bạn đang nhìn vào một biểu đồ và bạn thấy ở một khung thời gian, tài sản có một động thái tăng giá rất lớn. Và rồi bạn tự nghĩ: “Mình phải tham gia ngay, nếu không, mình sẽ bỏ lỡ cơ hội này” hoặc “Đây là mức giá tốt nhất mà mình sẽ nhận được, sau này nó chỉ cao hơn thôi.” và đó chính là FOMO, bạn bắt đầu hừng hực khí thế và đặt lệnh ngay.

3. Cảm xúc đằng sau FOMO

Cảm xúc là một phần quan trọng của giao dịch và là thứ về cơ bản di chuyển thị trường. Những cảm xúc này cũng có thể thúc đẩy hành động của chúng ta trên thị trường. Và FOMO được tạo thành từ 2 trong số những cảm xúc ảnh hưởng nhất này: Sợ hãi và tham lam.

FOMO
Cảm xúc đằng sau FOMO

Do đó, nhiều nhà giao dịch đã chuyển sang sử dụng công nghệ (thuật toán) để chống lại xu hướng tự nhiên, tránh FOMO và tốt hơn cho tâm lý giao dịch của họ. Sự khác biệt giữa một nhà giao dịch nghiệp dư so với một nhà chuyên nghiệp có kinh nghiệm là họ có khả năng nhận biết trạng thái tâm trí và cảm xúc của họ trước khi thực hiện giao dịch hay không. Và họ biết cách tránh FOMO. Tiếp theo, cùng tìm hiểu 2 cảm xúc căn bản hình thành nên FOMO dưới đây:

3.1. Nỗi sợ làm nên FOMO

Khi mọi người sợ hãi đặt một vị thế vì họ cảm thấy như thị trường sắp chạm đáy. Người ta có thể tranh luận và kháo nhau rằng đây là thời điểm tốt nhất để bắt đầu nếu bạn đang có kế hoạch đầu tư dài hạn. Rốt cuộc, thống kê đã chỉ ra rằng hơn 90% nhà giao dịch thua lỗ trong các trường hợp bị FOMO và đi theo đám đông như vậy. Do đó, nếu mọi người đang bán, chúng ta nên mua và ngược lại. Hay nói theo Warren Buffett là “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi.”

3.2. Tham lam

Tham lam là một tật xấu của con người và là lý do chính để FOMO tồn tại. Sẽ luôn có nhiều tiền hơn có thể kiếm được, đang có điều gì đó tốt hơn mà chúng ta có thể đã làm,… Lòng tham xuất hiện là lúc FOMO xuất hiện, vào lúc chúng ta muốn nhiều hơn những gì mà chiến lược của chúng ta cho phép.

Bạn dấn thân vào vùng nguy hiểm khi háo hức đặt lệnh trước khi có tín hiệu vào lệnh, và nghĩ rằng bạn sẽ nắm bắt được một động thái thậm chí còn lớn hơn nếu biểu đồ diễn ra tương ứng. Đây là lúc bạn ở trong FOMO.

Tuy nhiên, bạn phải chấp nhận thực tế rằng bạn sẽ hầu như không bao giờ đủ sớm hoặc có quy mô đủ lớn cho các giao dịch tốt nhất của mình. Những suy nghĩ tham lam kiểu sớm nhất hay lời nhất kiểu này chỉ đơn giản là các yếu tố kích hoạt giao dịch FOMO.

Tham lam là lý do tại sao FOMO tồn tại, tham lam sinh ra thiếu kiên nhẫn, và chính sự thiếu kiên nhẫn là nguyên nhân khiến bạn thực hiện các giao dịch FOMO đó.

4. Cách để tránh FOMO trong giao dịch

Bất cứ khi nào bạn mất cảnh giác, FOMO sẽ có mặt để chào đón bạn. Nếu kỷ luật không phải là điểm mạnh của bạn, hãy tính đến trường hợp FOMO xuất hiện và định ra kế hoạch để loại bỏ nó.

4.2. Tắt phương tiện truyền thông xã hội

Một cuộc thảo luận qua lại đôi chút thường sẽ giúp bạn học hỏi được những gì bạn đã bỏ lỡ trong quá trình nghiên cứu của mình. Mạng lưới này là vô giá nếu bạn sử dụng nó đúng cách. Tuy nhiên, khi bạn đã hoàn thành việc học hỏi đó, hãy tắt nó đi để tránh FOMO.

Bạn không cần phải nghe “Tôi đã tham gia 20 triệu vào X, còn ai khác không?” hoặc “Tôi nghĩ đồng xxCoin sắp tăng, hãy tham gia ngay!” để sinh ra cảm giá FOMO. Bạn cũng không cần phải nghe mọi nhà giao dịch trên nền tảng đó cho bạn biết lý do tại sao bạn nên hoặc không nên mua một tài sản nào đó.

FOMO
Cách để tránh FOMO khi trading

Những loại bài đăng hoặc nhận xét đó sẽ chỉ mang lại cho bạn FOMO. Bạn không nên cần ai nói cho bạn biết bạn phải làm gì và không nên làm gì. Bởi vì là một nhà giao dịch, bạn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và bạn cần phải tự mắc sai lầm để học hỏi. Hãy tin tưởng bản thân, những nhà giao dịch trên Twitter dù sao cũng không thực sự có đủ năng lực.

Không có gì phải xấu hổ khi mắc lỗi nếu chúng là lỗi của bạn. Nhưng đừng trả tiền cho những bình luận ngẫu nhiên của các nhà giao dịch khác trên phương tiện truyền thông xã hội và cho cảm xúc FOMO của mình.

4.3. Không sử dụng lệnh nóng

Lệnh nóng cho phép bạn đặt lệnh vào một vị trí nhanh nhất có thể. Bất cứ khi nào có giá tăng, bạn nhấn nút mua, bất cứ khi nào có lệnh giảm giá, bạn nhấn nút bán… và đây là một cuộc giao dịch đầy cảm xúc dẫn đến FOMO

Vì vậy không nên sử dụng lệnh nóng nếu bạn chưa điều chỉnh được cảm xúc và dễ bị FOMO. Thay vào đó hãy lập kế hoạch giao dịch, biết mục tiêu vào lệnh, cắt lỗ và lợi nhuận của mình ở đâu.

5. Kết

Vượt qua FOMO không nhanh và dễ dàng đâu, mà cần có thời gian luyện tập, nhắc nhở mình liên tục. Mọi nhà giao dịch trên thế giới đều đã cảm nhận được FOMO và cần chiến đấu với nó. Ngay cả những nhà giao dịch chuyên nghiệp chắc hẳn thỉnh thoảng cũng gặp, và điều quan trọng là họ biết cách tránh FOMO.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *