GDP là một trong những chỉ số kinh tế được biết đến và ứng dụng rộng rãi nhất thế giới. Nó được giám sát bởi các nhà phân tích, hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu kinh tế, bởi giá trị của nó mang lại cái nhìn sâu sắc về sự tăng trưởng của một nền kinh tế.
1. GDP là gì?
GDP hay tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng của GDP thể hiện sự thay đổi trong tổng sản lượng, do đó các nhà kinh tế sử dụng nó như một chỉ số tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta có 2 loại GDP: GDP thực và GDP danh nghĩa, trong đó GDP thực là GDP danh nghĩa đã loại trừ lạm phát.
Bởi vì nó sử dụng giá cố định, nên sự thay đổi hàng năm của GDP thực tế phản ánh những thay đổi về số lượng sản lượng. Khi sản lượng tăng lên, con số GDP này sẽ tăng lên và ngược lại, nếu sản xuất giảm, giá trị của nó giảm.
2. Tăng trưởng GDP thực và tác động của nó
Thông thường, tăng trưởng GDP thực tế sẽ theo các giai đoạn lên xuống, mà chúng ta gọi là chu kỳ kinh tế. Mức tăng trưởng tích cực cho thấy nền kinh tế đang mở rộng. Ngược lại, tăng trưởng âm có nghĩa là kinh tế bị thu hẹp.
Chu kỳ kinh tế xảy ra do GDP thực lệch khỏi mức tiềm năng dự kiến của nó, có thể thấp hơn hoặc cao hơn. GDP thực tế thấp hơn tiềm năng có nghĩa là nền kinh tế sử dụng kém năng lực sản xuất, dẫn đến áp lực giảm giá chung. Ngược lại, khi GDP thực tế cao hơn tiềm năng của nó, áp lực lên giá chung sẽ xuất hiện và nền kinh tế trở nên quá nóng.
2.1. GDP giảm
Cụ thể, trong trường hợp tăng trưởng GDP thực tế giảm cho thấy nền kinh tế bị thu hẹp. Nếu nó xảy ra trong hai quý liên tiếp, đó là một cuộc suy thoái. Sự suy thoái dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, tỷ lệ lạm phát chậm lại hoặc thậm chí âm (giảm phát). Hoạt động kinh tế nhìn chung sẽ suy giảm trong thời kỳ GDP suy thoái. Cầu hàng hoá và dịch vụ giảm buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và hợp lý hoá chi phí sản xuất. Các công ty đang bắt đầu ngừng tuyển dụng công nhân mới hoặc thậm chí, họ sẽ sa thải những công nhân hiện có để duy trì hiệu quả. Nhu cầu yếu hơn và cung dư thừa làm giảm mặt bằng giá chung.
Để tránh suy thoái sâu khi GDP giảm, các chính phủ sau đó cần áp dụng các chính sách mở rộng, sử dụng các công cụ tài khóa hoặc tiền tệ. Ví dụ, chính phủ chọn cắt giảm lãi suất khi thấy GDP giảm. Vì giảm lãi suất làm tăng cung tiền và thanh khoản trong nền kinh tế, làm giảm lãi suất cho vay.
Lúc này, bởi vì các hộ gia đình có thể nhận được một khoản vay mới với chi phí thấp hơn, nên khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, các doanh nghiệp quan tâm đến việc vay vốn để tài trợ cho việc đầu tư vốn. Kết quả là, tổng cầu tăng lên, khuyến khích các nhà sản xuất nâng cao sản lượng và thuê thêm công nhân. Nhìn chung, chính sách này thúc đẩy các hoạt động kinh tế làm tăng GDP.
Trên thị trường vốn, lãi suất giảm sẽ làm tăng giá trái phiếu. Và bởi vì lợi suất trái phiếu có tương quan nghịch với giá, nên nhu cầu trái phiếu sẽ giảm sau khi cắt giảm lãi suất.
2.2. Khi GDP tăng lên
GDP thực tế tăng trưởng dương cho thấy có sự mở rộng trong nền kinh tế. Khi nó tăng trưởng ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống và lạm phát tăng ở mức vừa phải. Tuy nhiên, khi tốc độ của CDP tăng quá nhanh (bùng nổ kinh tế), áp lực lạm phát sẽ gia tăng. Lạm phát cao gây hại cho nền kinh tế vì nó làm suy yếu sức mua của tiền.
Trong quá trình GDP tăng trưởng ổn định, tổng cầu tăng lên, khiến các doanh nghiệp tăng sản lượng và thuê thêm công nhân khi họ thấy triển vọng lợi nhuận được cải thiện.
Trên thị trường vốn, giá cổ phiếu tăng, đặc biệt là đối với các công ty hoạt động theo chu kỳ. Trong quá trình mở rộng, các công ty này thường có triển vọng lợi nhuận tốt và do đó, các nhà đầu tư sẽ thu thập thêm cổ phiếu làm tăng GDP.
Khi nhu cầu tăng mạnh, các doanh nghiệp tự tin tăng giá bán làm kéo lạm phát lên cao. Đối với người lao động, lạm phát gia tăng làm suy yếu mức lương danh nghĩa và làm suy yếu sức mua của họ. Tình hình này buộc họ phải thương lượng lại tiền lương danh nghĩa để bù đắp sự sụt giảm sức mua. Tăng lương lại làm tăng chi phí sản xuất, khuyến khích các công ty nâng giá bán cao hơn. Do đó, áp lực lạm phát ngày càng cao, khiến nền kinh tế càng quá nóng.
Để tránh những tác động bất lợi khi GDP tăng cao quá, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để hạn chế. Lãi suất cho vay cao hơn làm cho các khoản vay mới đắt hơn và làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế. Kết quả là, tăng trưởng kinh tế bắt đầu hạ nhiệt.
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến GDP thực tế?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDP thực tế này, cụ thể như:
- Thu nhập và của cải hộ gia đình: Thu nhập cao hơn khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều tiền hơn cho hàng hoá và dịch vụ, kích thích các doanh nghiệp tăng cường sản xuất làm tăng GDP.
- Chính sách tài khóa: Chính phủ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và GDP bằng cách sử dụng các công cụ ngân sách như chi tiêu chính phủ và thuế. Ví dụ, thuế suất cá nhân thấp hơn làm cho người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ.
- Chính sách tiền tệ: Các ngân hàng trung ương kích thích tổng sản lượng và giá cả bằng cách thao túng cung tiền. Ví dụ, cung tiền tăng lên bằng cách giảm lãi suất, dẫn đến tăng tiêu dùng và đầu tư, làm tăng GDP.
- Tỷ giá: Tiền tệ giảm giá khi GDP giảm làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn đối với người nước ngoài.
- Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa trong nước. Nó sẽ dẫn đến tăng xuất khẩu và GDP.
- Niềm tin kinh doanh: Các doanh nghiệp tăng chi tiêu đầu tư khi họ lạc quan về lợi nhuận trong tương lai. Nó sẽ thúc đẩy tổng sản lượng và GDP cao hơn.
- Niềm tin tiêu dùng: Khi người tiêu dùng cảm thấy tự tin về thu nhập trong tương lai và sự ổn định của công việc, họ có xu hướng dành tỷ lệ thu nhập cao hơn cho việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ làm tăng GDP.
- Công suất sử dụng: Doanh nghiệp có thể mở rộng sản lượng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng nhà máy hiện tại làm tăng GDP.
- Giá đầu vào: Tiền lương và giá nguyên vật liệu giảm làm giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó khuyến khích họ tăng gia sản xuất làm tăng GDP.
- Thuế kinh doanh và trợ cấp: Thuế kinh doanh thấp hơn và trợ cấp cao hơn làm giảm chi phí sản xuất và dẫn đến tăng GDP.
- Công nghệ: Nó làm tăng năng suất lao động bằng cách cho phép người lao động sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với cùng một nguồn lực, làm tăng GDP.
4. Kết
Nói chung, GDP là một chỉ số quan trọng vì nó được sử dụng để mô tả quy mô kinh tế của một quốc gia. GDP tăng hay giảm đều có tác động đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, chúng ta cần có những chính sách điều chỉnh GDP hợp lý để không giảm hoặc tăng quá mạnh.