Lạm phát đôi lúc mang đến các ảnh hưởng nghiêm trọng khiến các quốc gia đều phải sợ hãi. Nhưng đôi lúc nó lại mang đến những tác động tích cực cho nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, chúng ta cũng nên dè chừng trước hiện trạng này.
Định nghĩa về lạm phát
Lạm phát được xem là phát sinh khi cùng 1 giá trị tiền tệ đó nhưng không thể mua được món hàng đó nữa. Hay nói cách khác là giá của hàng hóa liên tục tăng và giá trị tiền tệ thì giảm. Điều này cho thấy sự phản ánh về sức mua hàng hóa.
Phân loại
Chúng được phân làm 3 loại cơ bản dựa vào mức độ tăng giá của hàng hóa trong năm, cụ thể như sau:
Lạm phát vừa phải: tỷ lệ từ 0- dưới 10%, tình trạng này có thể dự đoán được và dễ dàng khắc phục đối với hầu hết các quốc gia hiện tại. Dấu hiệu nhận biết sẽ là giá cả có sự thay đổi nhưng ở mức rất chậm.
Phi mã: Là tỷ lệ ở mức 10- nhỏ hơn 100%. Lúc này thị trường tài chính có nhiều biến động, người dân trữ vàng và ngoại tệ thay vì lượng tiền mặt của quốc gia vì sự mất giá đồng tiền đang diễn ra.
Siêu lạm phát: là khi mức độ tăng giá trên mức 1000%. Lúc này đồng tiền gần như không còn giá trị, hàng hóa sẽ có giá gấp 1000 lần so với giá trị thông thường. Kinh tế quốc giá lúc này sẽ rơi vào ngưỡng xấu thậm tệ.
Một số nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng chung quy lại đó là tình trạng lượng cung thấp hơn cầu khiến giá cả của hàng hóa được đẩy lên khá cao làm mất giá đồng tiền. NHưng chung quy có 2 lý do chính như sau:
Lạm phát do cầu kéo
“Cầu kéo” ở đây được hiểu là khi cầu thị trường tăng khiến giá cả của hàng hóa đó tăng, kéo theo các mặt hàng khác có liên quan cũng tăng theo. Khi mức độ tăng trưởng đến chóng mặt thì tình trạng này sẽ xảy ra.
Ví dụ như khi giá xăng dầu thay đổi dẫn đến các hoạt động vận tải cũng tăng. Đồng nghĩa với việc vận chuyển hàng hóa, thực phẩm cũng chịu sự gia tăng này khiến giá thành sản phẩm buộc tăng để có lợi nhuận.
Lạm phát chi phí đẩy
Chi phí đẩy được hiểu là các chi phí trả lương cho nhân công, phí nguyên liệu sản xuất, máy móc,…Khi các chi phí này tăng lên dẫn đến giá thành phẩm được tạo ra cũng phải tăng lên. Khi đó mức giá của sản phẩm cả nước đều tăng thì được gọi nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ngoài ra tình trạng này xảy ra cũng do các vấn đề khác như: cơ cấu, cầu thay đổi, tình trạng xuất – nhập khẩu có sự biến động. Thông thường, trong các tác nhân này đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tự nhiên khác khiến giá cả buộc phải gia tăng, dần dần đến lượng mất kiểm soát thì tình trạng lạm phát sẽ diễn ra. Những tác nhân này dễ gây nên sự biến động về giá cả và tùy vào mức độ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế.
Tác động của lạm phát đến đời sống
Như đã nói ở trên, lạm phát vừa mang đến các tác động tiêu cực, vừa có những tác động tích cực.
Về mặt tiêu cực
Việc diễn ra tình trạng này thường xuyên sẽ gây ra tác động to lớn không chỉ riêng kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính trị , xã hội. Lãi suất sẽ là nhân tố bị ảnh hưởng đầu tiên. Đồng nghĩa với việc sẽ gây ra suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Việc xảy ra lạm phát làm ảnh hưởng đến giá trị thu nhập thực của người dân. Bên cạnh đó các tài sản bị hao mòn, người dân cũng phải chịu lãi suất cao để bù vào phần lạm phát. Điều này cũng ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với nhà nước.
Khi tình trạng này xảy ra là lúc đồng tiền bị mất giá, lúc này sẽ là cơ hội đối với những cá nhân vay trả sau. Tuy nhiên lãi suất sẽ bị đẩy lên cao vì nhu cầu vay cũng cao. Đồng thời, những người ở tầng lớp cao hơn lại có khả năng thu mua hàng hóa khiến việc đầu cơ tích trữ xảy ra. Ảnh hưởng to lớn đến lượng cung- cầu hàng hóa trên thị trường.
Đồng thời sẽ xảy ra tình trạng phân tầng xã hội rõ rệt hơn, và gây rối loạn về nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất đó là nợ của quốc gia sẽ tăng. Do tình hình kinh tế như vậy diễn ra thì Nhà nước thu lợi trong việc đánh thuế nhân dân, đồng tiền trong nước lúc này mất giá. Nhưng so với quốc tế thì đồng tiền các nước khác vẫn giữ nguyên giá trị nên Nhà nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn.
Về mặt tích cực
Dù có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng không thể phủ nhận những ảnh hưởng tốt mà nó mang đến. Nếu như mức độ lạm phát ở khoảng 2-5% thì đây là mức mà hầu hết các quốc gia có thể chấp nhận được.
Điều này vừa kích thích kinh tế, khả năng cung cầu cũng như các doanh nghiệp gia tăng khả năng vay, đầu tư mở rộng. Đồng thời sẽ là cơ hội cho công dân trong nước kiếm được việc làm từ các cơ hội mới đó.
Đây là cơ hội tốt để chính phủ chọn lựa các hướng đi tiếp theo cho nền kinh tế, cũng như có những điều chỉnh cần thiết và phù hợp cho tình trạng này. Giúp phân phối các nguồn lực cũng như thu nhập của các tầng lớp trong xã hội.
Nếu như có thể kìm hãm ở mức độ vừa phải, điều tiết được tốc độ của nó thì sẽ thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế.
Các cách hạn chế xảy ra lạm phát
Bất kể quốc gia nào cũng luôn có những kế hoạch, các cách để kìm hãm sự xuất hiện của lạm phát, một trong số chúng là:
Kiểm soát dòng tiền bằng cách không phát hành tiền liên tục nhằm kiểm soát sự lưu thông của dòng tiền. Tăng tỷ lệ dự trữ tiền bắt buộc để giảm lượng cung tiền vào thị trường tài chính.
Nâng cao các lãi suất chiết khấu và lãi suất gửi để kích thích nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân đến các ngân hàng. Đồng thời hạn chế các ngân hàng có ý định đến ngân hàng nhà nước chiết khấu.
Thường xuyên cắt giảm chi tiêu và các đầu tư công để hạn chế lượng tiền rót vào quá nhiều.
Nhà nước sẽ có các hình thức tăng thuế chi tiêu nhằm giảm lượng chi tiêu cá nhân như đánh thuế các mặt hàng ở mức độ tương đối để tăng lượng tiêu thụ hàng hóa.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng biện pháp tự do mậu dịch, giảm thuế các mặt hàng hóa đồng thời kiểm soát các lượng hàng xuất nhập khẩu để đảm bảo lượng tiền trong lưu thông.
Nhận vay tiền, tiếp nhận các khoản viện trợ từ nước ngoài cũng là cách kìm hãm tốc độ của lạm phát xảy ra trong nước.
Kết luận
Tóm lại, tình trạng lạm phát xảy ra vừa có lợi vừa có hại tùy vào mức độ mà nó diễn ra. Một số nước trên thế giới đã gặp phải tình trạng này, có nước sẽ dễ dàng thoát khỏi nó và vực dậy kinh tế nhanh chóng. Một số khác chịu ảnh hưởng to lớn và phải dành thời gian khá nhiều để khôi phục được nền kinh tế. Do đó, bất kể quốc gia nào cũng luôn có biện pháp để kìm hãm chúng, việc của chúng ta là chấp hành luật pháp mà Nhà nước đề ra.